Thực trạng huy động vốn từ dân cƣ để phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 81)

Với chủ trƣơng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng đã khơi dậy đƣợc tiềm năng kinh tế của các hộ nông dân ngoại thành Hà Nội. Tiềm năng kinh tế của hộ đƣợc phản ánh thông qua việc huy động tổng hợp các nguồn lực: đất đai, lao động, nhất là tiền vốn vào phát triển sản xuất nông nghiệp.

Số vốn dự tính huy động đƣợc từ các tầng lớp dân cƣ (nội và ngoại thành) cho các hoạt động kinh tế lên đến 11.087 tỷ đồng. Trên thực tế, con số này còn lớn hơn. Số vốn trên đã đƣợc huy động một phần vào phát triển nông nghiệp, đặc biệt là đầu tƣ vào loại hình kinh tế trang trại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trên địa b àn Thành phố Hà N ội hiện có trên 482 trang trại, theo các loại hình gồm: 55 trang tại trồng trọt , 144 trang trại chăn nuôi , 180 trang tại thủy sản , 3 trang trại lâm nghiệp và 100 trang trại tổng hợp . Nhìn chung các trang trại của Hà Nội có quy mô nhỏ . Tổng diện tích đất của các trang trại toàn thành phố là 1405 ha [38]. Nguồn gốc các loại đất đai dành cho phát triển kinh tế trang trại rất đa dạng bao gồm đất nông nghiệp , đất lâm nghiệp đƣợc nhà nƣớc giao, đất cho thuê theo quy định hiện hành , đất cho công nhân và hộ nông dân nhận khoán , nhận thầu của hợp tác xã , của lâm trƣờng hoặc thuê của tƣ nhân (đất chuyển đổi chuyển nhƣợng có sƣ̣ kiểm soát của chính quyền địa phƣơn g)..

Các trang trại có tổng số 3332 lao động, trong đó 1472 lao động là chủ trang trại. Số lao động thuê ngoài thƣờng xuyên trên 700 ngƣời; lao động thuê theo thời vụ là 1300 ngƣời. Lao động trong các trang trại Hà Nội còn quá í t, vì phần lớn các trang trại sử dụng lao động tại gia đình là chính và chỉ thuê rất ít lao động ngoài , do quy mô sản xuất của trang trại còn nhỏ . Các trang trại của Hà Nội hiện có tổng vốn lƣu động 139 tỷ 460,6 triệu đồng; trong đó lớn nhất là các trang trại nuôi trồng thủy sản có 45 tỷ 220 triệu đồng; trang trại chăn nuôi có 41 tỷ 734 triệu đồng vốn lƣu động ; thấp nhất là trang trại lâm nghiệp 650 triệu đồng. Đa số trang trại bƣớc đầu làm ăn có hiệu quả. Vốn sản xuất trung bình của 1 trang trại là 217, 5 triệu đồng [38].

Giai đoạn này mô hình trang trại mới đƣợc hình thành và phát triển nên nhìn chung số sản phẩm hàng hóa hàng năm còn thấp , giá trị hàng hóa h àng năm mới đạt tƣ̀ 45 triệu đến 226,7 triệu đồng/ trang trại. Cụ thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 50 100 150 200 250 300 350 Giá trị hàng hoá - Dịch

vụ/năm Giá trị hàng hoá - Dịch vụ trung bình/trang trại/năm

T riệu đ ồn g Năm

Trồng cây lâu năm Chăn nuôi Nuôi trồng thuỷ sản Lâm nghiệp Tổng hợp

Hình 3.5. Sản phẩm trang trại và giá trị hàng hoá hàng năm

Nguồn: Thống kê thành phố Hà Nội

Theo đó giá trị thu nhập trung bình ở mỗi một trang trại đạt 45,9 triệu đồng/năm. Cao nhất là loại hình trang trại tổng hợp có giá trị trung bình thu nhập 51,6 triệu đồng/năm, thấp nhất là trang trại lâm nghiệp đạt mƣ́c 5 triệu đồng/năm. Nhiều mô hình trang trại hoạt độn g có hiệu quả kinh tế cao , giá trị hàng hóa tới 300 triệu đồng , giá trị thu nhập từ 120 triệu đến 150 triệu đồng/ha nhƣ mô hình nuôi trồng thủy sản ở xã Đông Mỹ huyện Thanh trì...

Tƣ̀ kết quả trên cho thấy, với mô hình nhỏ, sƣ̣ tích tụ ruộng đất mở rộng quy mô trang trại trên địa bàn Hà Nội gặp nhiều khó khăn do : Diện tích đất nông nghiệp thấp , là vùng đô thị hóa mạnh , nên nông dân có tâm lý giƣ̃ đất chờ đền bù . Mặt khác chênh lệch địa tô lớn nên rất khó khăn trong việc dồn điền đổi thƣ̉a để hình thành các trang trại . Bên cạnh tín hiệu đáng mƣ̀ng là mang tính chất sản xuất hàng hóa và bƣớc đầu có xu hƣớng phát triển tập chung thành tƣ̀ng vùng sản xuất , cùng chung một phẩm nhƣ nuôi trồng thủy sản ở xã Đông Mỹ huyện Thanh Trì , chăn nuôi gia cầm ở huyện Đông Anh...Nhƣng do thành phố chƣa có cơ chế chính sách kinh tế này nên chủ trang trại chƣa yên tâm đầu tƣ vì vậy các trang trại ở Hà Nội còn sản xuất với công nghệ lạc hậu. Một số trang trại kinh doanh tổng hợp, làm dịch vụ du lịch - sinh thái còn gặp nhiều khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua số liệu trên cho thấy, vốn của trang trại chủ yếu đƣợc hình thành từ nguồn vốn tự có. Bình quân vốn tự có của 1 trang trại là 217, 5 triệu đồng; số vốn vay chỉ chiếm 15% và vốn khác chiếm 8,3%. Trong tổng số vốn vay, có 35,9% vốn vay trực tiếp từ ngân hàng; 8,1% vay từ đầu tƣ ứng trƣớc, 4,2% vay dự án và 51,6% vay khác [48,8]. Nhƣ vậy, với chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc là đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại đã huy động đƣợc nguồn vốn trong dân cƣ nội và ngoại thành phát triển loại hình kinh tế này. Tuy nhiên, với lƣợng vốn nhƣ trên vẫn là chƣa đủ. Bởi lẽ, kinh tế trang trại luôn đòi hỏi một lƣợng vốn đầu tƣ gấp nhiều lần, đầu tƣ đồng bộ, theo chiều sâu nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, đủ sức xuất khẩu ra thị trƣờng ngoài nƣớc. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào sự khai thông hơn nữa các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh việc huy động vốn của dân cƣ vào phát triển loại hình kinh tế trang trại, các hộ nông dân còn dùng vốn tự có của mình đầu tƣ vào những ngành nghề khác.

Từ năm 2006 - 2008, cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa đã tạo thêm một số nghề mới. Nhiều hộ ở Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm, Sóc Sơn đã đầu tƣ khoảng 50 - 100 triệu đồng để nuôi 10 đến 12 con bò sữa/hộ; xây dựng 500 - 600 m2 vƣờn ao để nuôi và sản xuất 3.000 con ba ba giống/hộ/năm. Có hộ ở huyện Thanh Trì đã đầu tƣ tới 200 triệu đồng thuê cả một trại cá của hợp tác xã để nuôi trê lai, ba ba, cá giống... Tổng số vốn huy động từ dân cƣ vào phát triển những nghề trên đạt 133.500 triệu đồng/năm [38].

Dƣới sự chỉ đạo của Thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố, Hội nông dân các cấp đã có sáng kiến thành lập các quỹ giúp vốn hộ nghèo phát triển sản xuất. Bằng cách này Hội nông dân đã huy động đƣợc lƣợng vốn đáng kể.

Trong phong trào "trợ giúp nhau thoát nghèo", Hội nông dân thành phố cũng vận động đƣợc 32,5 triệu đồng; trên 4000 ngày công, 797 con lợn giống,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7.862 kg thóc giống, hàng vạn cây giống (trị giá 16 triệu đồng) cho nông dân nghèo vay vốn với lãi suất thấp hoặc bán chịu không lấy lãi. Điển hình của phong trào này là huyện Từ Liêm, với hai xã điểm: Dịch Vọng và Cổ Nhuế. Bằng các biện pháp tuyên truyền thông qua đài phát thanh, văn bản của Đảng, Nhà nƣớc đến từng hộ dân, từng công sở trên địa bàn huyện... nhân dân Dịch Vọng và Cổ Nhuế đã hiểu đƣợc mục đích, ý nghĩa của việc lập Quỹ giúp ngƣời nghèo là nông dân phát triển sản xuất. Kết quả, có 63% số Hội viên Hội nông dân ủng hộ đƣợc 197 triệu đồng; các hộ dân ủng hộ 345 triệu đồng; các cơ quan đóng trên địa bàn ủng hộ 223,091 triệu đồng; hình thành 10 Quỹ cơ sở, đã cho 273 hộ nghèo vay với tổng vốn là 335,505 triệu đồng với lãi suất thấp.

Mặc dù số vốn huy động từ tầng lớp dân cƣ để hình thành các "Quỹ hỗ trợ nông dân", "Quỹ tự giúp nhau thoát nghèo",... chƣa thật lớn. Song, chính nó đã dấy lên phong trào cùng nhau xóa đói, giảm nghèo; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ngoại thành. Đồng thời, chính nó cũng thể hiện nét đẹp trong văn hóa truyền thống về tinh thần tƣơng thân, tƣơng ái của cha ông ta. Và, hơn thế nữa, trong đời sống hiện đại, mọi tầng lớp nhân dân đã giúp đỡ nhau làm giàu chính đáng cho mình , cho xã hội, góp phần cùng đƣa đ ất nƣớc tiến lên dân giầu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh.

Một phần của tài liệu Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 81)