Thực trạng huy động vốn từ doanh nghiệp và hợp tác xã để phát

Một phần của tài liệu Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 74 - 77)

vay đã tăng lên trong các năm nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn tín dụng để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững; cho vay vốn tín dụng trung hạn còn ở mức thấp; đa số ngân hàng phải sử dụng một phần vốn tín dụng ngắn hạn để cho vay dài hạn dễ dẫn đến rủi ro trong các quan hệ tín dụng của ngân hàng. Thủ tục cho nông dân vay vốn tuy đã đƣợc đơn giản hóa nhƣng vẫn còn nhiều vƣớng mắc; công tác tuyên truyền, giới thiệu hệ thống các ngân hàng cho vay hộ sản xuất chƣa tốt nên hầu hết các hộ nông dân ngoại thành chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ các kênh có thể vay đƣợc vốn tín dụng; khả năng sử dụng vốn vay của hộ nông dân còn hạn chế, có nhiều hộ vay tín dụng sử dụng không đúng mục đích. Qua số liệu điều tra đối với các hộ sử dụng vốn vay không đúng mục đích ở ngoại thành cho thấy: có 27,1% số hộ dùng vốn tín dụng bổ sung cho ăn uống, 25% số hộ mua sắm phƣơng tiện sinh hoạt, 2,1% số hộ chơi hụi họ và 4,2% số hộ mua, thuê đất, nợ quá hạn tại ngân hàng khá lớn (xem phụ lục 5). Những tồn tại nêu trên đã hạn chế việc huy động nguồn vốn tín dụng vào phát triển nông nghiệp ngoại thành.

3.2.3. Thực trạng huy động vốn từ doanh nghiệp và hợp tác xã để phát triển nông nghiệp triển nông nghiệp

- Giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn Hà Nội chƣ́ng kiến sƣ̣ phát triển gia tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp, năm 2006 có 23555 doanh nghiệp, thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến năm 2010 đã lên tới con số gần 60 nghìn, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2006. Các doanh nghiệp của Hà Nội tăng nhanh và phát triển đa dạng ở các ngành nghề và thành phần kinh tế , nhƣng tập trung chủ yếu vào một số ngành nhƣ (năm 2010) thƣơng mại khách sạn, nhà hàng (chiếm 43,8%) các hoạt động dịch vụ khác (chiếm 21,4% trong đó các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tƣ vấn chiếm 17,7%), xây dƣ̣ng (chiếm14,9%), công nghiệp (chiếm 12,8%). Nếu chia theo 3 lĩnh vực lớn của nền kinh tế thì thƣơng mại , dịch vụ chiếm 70,7%, công nghiệp - xây dƣ̣ng chiếm 27,7%, nông, lâm, thủy sản chiếm 1,6% . So với năm 2006 tỷ trọng này đã có thay đổi đáng kể, sƣ̣ thay đổi ngành nghề này có tác động quyết định lớn của nền kinh tế , giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ . Thu hút 1.5 triệu lao động. Số lƣợng doanh nghiệp gia tăng kéo theo sƣ̣ gia tăng của quy mô nguồn vốn cho sản xuất . Năm 2006, nguồn vốn bình quân cho sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Hà Nội là 25,2 tỷ đồng/doanh nghiệp, trong đó đầu tƣ tài sản cố định và dài hạn là 7,94 tỷ đồng/doanh nghiệp (chiếm 31,5% tổng vốn), thì đến năm 2010 con số này đã lên tới 45,5 tỷ về vốn và 17,39 tỷ (chiếm 38,2% vốn) cho đầu tƣ tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn [56].

Mặc dù vốn bình quân /doanh nghiệp của Hà Nội ngày càng tăng nhƣng chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô v ừa và nhỏ năm 2010 tỷ trọng doanh nghiệp có vốn dƣới 5 tỷ đồng (chiếm 46%) tổng số doanh nghiệp của Hà Nội. Số doanh nghiệp dƣới 10 tỷ (chiếm 72,%). Chỉ có 16,2% doanh nghiệp có số vốn 10 tỷ đồng và 11,5% doanh nghiệp có số vốn trên 10 tỷ đồng và 5% doanh nghiệp có số vốn trên 50 tỷ [56].

Nhìn chung, giai đoạn 2006 - 2010 các hoạt động kinh doanh khá hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp nhà nƣớc , với mƣ́c tăng trƣởng doanh thu khoảng 3 lần nhƣng lợi nhuận tăng lên 4 lần, trong đó năm 2009 có mức tăng trƣởng doanh thu khá mạnh, đây là năm các doanh nghiệp phục hồi sau khủng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoảng kinh tế toàn cầu . Năm 2008 cũng là năm các doanh nghiệp nhận đƣợc nhiều ƣu đãi về chính sách nhất của nhà nƣớc, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghi ệp do Chính phủ ban hành . Vì vậy ho ạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có hi ệu quả, hoạt động tốt, lãi liên tục trong 3 năm liền. Tuy nhiên cũng có doanh nghiệp đang trong tình trạng thua lỗ kéo dài [56].

Trong thời gian qua, ngoài việc nhận phần vốn cấp của Nhà nƣớc, vay vốn tín dụng ngân hàng... nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc đã huy động đƣợc nguồn vốn rất quan trọng từ nội bộ doanh nghiệp để phục vụ đầu tƣ phát triển sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế khá. Việc huy động vốn tự có tại doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện từ các cách:

+ Thành phố có chủ trƣơng tạo điều kiện cho doanh nghiệp đƣợc chuyển nhƣợng cơ sở sản xuất trong nội thành cho các đối tƣợng có nhu cầu và đƣợc phép sử dụng lại nguồn vốn thu đƣợc từ sự đền bù hỗ trợ về tài sản và vị trí cũ để doanh nghiệp tái đầu tƣ sản xuất tại vị trí mới.

+ Huy động vốn của cán bộ công nhân viên theo phƣơng thức gửi tiết kiệm, trong đó bộ phận kế toán nhƣ một ngân hàng huy động nhỏ. Vốn huy động đó đƣợc đầu tƣ tạo công ăn việc làm cho chính ngƣời lao động. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã huy động vốn của cán bộ công nhân viên dƣới hình thức tham gia góp vốn cổ phần.

Thành phố đã thực hiện cơ chế hỗ trợ chênh lệch lãi suất tiền vay tín dụng trong 2 năm cho những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ở một số lĩnh vực then chốt, giúp doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất.

+ Kết quả, trong 3 năm (2008 - 2010) số vốn tự huy động của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đạt 4.841 tỷ đồng. Số vốn trên đã đƣợc đƣa vào phát triển sản xuất, thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng sản xuất - kinh doanh. Các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hàng năm đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên cấp từ 30% - 50% tổng số vốn lƣu động và vốn xây dựng cơ bản. Trong thời gian gần đây các doanh nghiệp này cũng đẩy mạnh huy động vốn tự có của mình, đầu tƣ trở lại sản xuất. Song, lƣợng vốn huy động từ các doanh nghiệp nông nghiệp thấp.

Nhìn khái quát, số vốn huy động đƣợc từ các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp ngoài quốc doanh) đều tập trung đầu tƣ trở lại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ. Số vốn trên hầu nhƣ chƣa thực sự đƣợc huy động vào để phát triển nông nghiệp, bởi vì, kinh doanh trong nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp, khó thu hồi vốn... Chỉ có một lƣợng vốn rất nhỏ từ các doanh nghiệp nông nghiệp đƣợc huy động vào phát triển nông nghiệp. Việc đầu tƣ vốn trở lại từ các doanh nghiệp này mới dừng lại ở việc duy trì bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, sửa chữa, nâng cấp số công trình nhỏ phục vụ nông nghiệp... Hiện nay, vốn để đầu tƣ trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp từ nguồn này gặp rất nhiều khó khăn và còn trông chờ vào chính sách cởi mở hơn nữa của nhà nƣớc (thông qua sự trợ giúp) để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)