huy động tối đa các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp
Thực hiện các giải pháp khai thác, huy động vốn để phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải đánh giá đƣợc tổng thể khả năng cung ứng vốn, dự báo đƣợc tốc độ tăng trƣởng của các nguồn vốn trên cơ sở giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng.
Nƣớc ta là nƣớc nông nghiệp đang phát triển. Thu nhập của ngƣời dân, nhất là nông dân còn thấp. Nông dân ngoại thành Hà Nội tuy có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời cao hơn so với mức thu nhập bình quân ở các vùng khác trong cả nƣớc. Song, trung bình mỗi tháng, nông dân ngoại thành chỉ để dành đƣợc khoảng 30.000 đồng (số tiền này không phải dùng hoàn toàn vào tái đầu tƣ phát triển sản xuất). Do đó, khả năng tích lũy vốn từ nội bộ ngành nông nghiệp rất hạn chế, nếu nông nghiệp chỉ trông chờ độc nhất vào khả năng tích lũy nội bộ của mình để tái đầu tƣ sẽ không thể huy động đƣợc lƣợng vốn lớn để đầu tƣ phát triển chiều sâu, đầu tƣ đồng bộ theo quan điểm hệ thống (từ trồng trọt, chăn nuôi; cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp). Vấn đề đặt ra là cần đẩy mạnh phát triển sản xuất ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân để tăng tích lũy vốn trong tổng thể nền kinh tế (khu vực I - nông nghiệp; khu vực II - công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp - xây dựng; khu vực III - thƣơng mại - dịch vụ); điều phối hợp lý lƣợng vốn đã tích lũy đƣợc từ khu vực I, khu vực II, khu vực III, nhằm chuyển vốn từ nơi dƣ thừa tƣơng đối sang nơi thiếu vốn và cần vốn đầu tƣ nhƣ ngành nông nghiệp. Đồng thời tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi và một hành lang pháp lý thông thoáng cho những ngƣời có vốn hoặc có khả năng huy động vốn, có kinh nghiệm, có kiến thức đƣợc tự do hoạt động kinh doanh trong nông nghiệp; đảm bảo ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội để ngƣời có vốn yên tâm bỏ vốn ra đầu tƣ, thực thi phƣơng án đầu tƣ dài hạn, giảm bớt rủi ro hơn trong quá trình kinh doanh. Trên thực tế, có những chính sách ra đời chƣa đủ độ chín, chƣa đúng thời điểm đã làm thui chột động lực của ngƣời kinh doanh nông nghiệp. Điển hình là việc đƣa ra áp dụng "Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có tổng giá trị hàng hóa trên 90 triệu đồng/ năm và thu nhập 36 triệu đồng/năm" đã làm nản lòng nông dân cũng nhƣ các doanh nghiệp đang đẩy mạnh tích lũy vốn tái đầu tƣ vào sản xuất của mình. Những đạo luật nhƣ trên cần đƣợc xem xét lại, chỉnh sửa, bổ sung cho hoàn thiện và vận dụng đúng thời điểm để không mâu thuẫn với chủ trƣơng, đƣờng lối đã định. Có nhƣ vậy đạo luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới đi vào cuộc sống.
Bên cạnh việc đẩy mạnh tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tƣ phát triển nông nghiệp cần tuyên truyền, giáo dục thuyết phục nhân dân đẩy mạnh tiết kiệm cả trong sản xuất, trong tiêu dùng. Tiết kiệm càng triệt để, tích lũy vốn càng cao, càng đẩy mạnh tái đầu tƣ vốn vào nông nghiệp; khuyến khích nhân dân hạn chế tiêu dùng hiện tại, dành vốn đầu tƣ để có thu nhập nhiều trong tƣơng lai.
4.2.1.4. Đầu tư vốn đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn để phát triển nông nghiệp
Từ khi thực hiện đƣờng lối đổi mới, lƣợng vốn dành cho đầu tƣ phát triển ngoại thành tăng lên đáng kể. Việc sử dụng vốn đã gắn kết với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế nói chung, kinh tế hộ nói riêng. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn đã từng bƣớc tăng lên, tạo điều kiện khai thác thế mạnh nền nông nghiệp đô thị. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn, vốn huy động để phát triển nông nghiệp còn rất thiếu. Hơn thế, thời gian qua do lập dự án tràn lan dẫn đến vốn đầu tƣ không tập trung, không dứt điểm và không đồng bộ. Nhiều dự án do thiếu vốn đã lâm vào tình trạng dang dở hoặc thi công gƣợng ép, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế.
Thực tế, động lực của sự tăng trƣởng kinh tế là lợi ích vật chất. Và lợi ích vật chất đƣợc tạo ra từ mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế. Trong nông nghiệp, lợi ích vật chất không chỉ đƣợc tạo ra từ ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm, thủy sản mà còn gián tiếp đƣợc tạo ra thông qua các ngành kinh tế khác phục vụ phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ... nhất là các ngành chế biến nông sản sau thu hoạch, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ... Vì vậy, yêu cầu huy động vốn đầu tƣ cho nông nghiệp phải đồng bộ cho các ngành kinh tế ở nông thôn. Hay nói một cách khái quát, đầu tƣ cho nông nghiệp không tách rời đầu tƣ phát triển nông thôn. Đầu tƣ đồng bộ tạo nên một cơ cấu hoàn chỉnh, thống nhất, là điều kiện quyết định nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa gắn với mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nông sản phẩm. Đây cũng chính là cơ sở để thu hút ngày càng lớn, đa dạng, phong phú các nguồn vốn đầu tƣ cho nông nghiệp ngoại thành.
Đầu tƣ đồng bộ không có nghĩa là dàn trải vốn vào quá nhiều dự án kinh tế mà phải lựa chọn, cân nhắc hiệu quả kinh tế của từng dự án, trong tổng thể nền kinh tế, có tác động trực tiếp và xuyên suốt quá trình phát triển của ngành nông nghiệp và vùng nông thôn ngoại thành. Trƣớc mắt, định hƣớng đầu tƣ tập trung vào:
- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống hạ tầng cơ sở, bao gồm thủy lợi, giao thông, mạng lƣới điện, mạng lƣới thông tin liên lạc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đầu tƣ vào mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở giống cây trồng (ngô lai, giống lúa cao sản, rau sạch, hoa - cây cảnh); các giống vật nuôi (giống lợn nạc, giống bò sữa cao sản, giống bò thịt, giống cá chất lƣợng, giống gà siêu trứng...). Tổ chức các vùng giống, có cơ sở giống để tiếp nhận giống bố mẹ từ trung tâm, nhân ra đại trà.
- Đầu tƣ vào dây chuyền chế biến cà chua, rau quả hộp.
- Đầu tƣ vào dây chuyền giết mổ và chế biến gia súc, theo thứ tự cấp thiết: thịt lợn - trâu bò - gia cầm - cá.
- Đầu tƣ vào dây chuyền chế biến thức ăn gia súc.
- Đầu tƣ vào sản xuất hoa - cây cảnh theo qui trình công nghiệp.
- Đầu tƣ xây dựng cụm cây xanh, vƣờn thực vật, phát triển rừng, hình thành vành đai xanh bảo vệ môi trƣờng trong lành cho Thủ đô.
Những dự án trên là những dự án trọng điểm, rất mới đang có khó khăn về vốn, không hấp dẫn các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tƣ. Nhà nƣớc cần dành vốn ngân sách đầu tƣ, tạo ra động lực để khởi động các ngành này. Khi sản xuất đi vào ổn định, có thể chuyển sang cổ phần hóa để thu hồi vốn đồng vốn và "hút" thêm các nguồn vốn khác vào đầu tƣ phát triển.
Bên cạnh việc triển khai các dự án trên, cần cắt giảm những chƣơng trình, dự án xét thấy không có hiệu quả, dành vốn đầu tƣ cho các dự án kinh tế trọng điểm; chuyển trọng tâm đầu tƣ từ quảng canh sang thâm canh có chiều sâu. Khi dự án kinh tế trọng điểm đạt hiệu quả cao, nó sẽ có tác dụng lan tỏa sang các lĩnh vực khác, thúc đẩy nông nghiệp ngoại thành phát triển. Nhƣ vậy, ảnh hƣởng của đầu tƣ vốn đồng bộ, có trọng điểm, có hiệu quả sẽ tạo ra một môi trƣờng thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ vào nông nghiệp là rất rõ ràng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để chuyển mối quan hệ nhân quả đó thành những giải pháp hữu hiệu trong chính sách huy động và sử dụng vốn của nhà nƣớc trong những năm tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn