hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Các nhà kinh tế học từ cổ đại đến hiện đại đều khẳng định vốn là nhân tố cơ bản của quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Sự gia tăng về vốn làm tăng năng lực sản xuất trong nƣớc, thúc đẩy gia tăng sản lƣợng và năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng hàng hóa sản xuất ra, tạo khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nhân tố: tài nguyên, lao động...
Khi nghiên cứu về Học thuyết địa tô, C.Mác đã chỉ rõ vai trò của tƣ bản (vốn) trong quá trình phát triển nông nghiệp. Ngƣời viết: "Do những qui luật tự nhiên chi phối trong nông nghiệp nên khi canh tác đạt đến một trình độ nhất định và khi đất đã bị kiệt màu đi một cách tƣơng ứng thì tƣ bản... sẽ trở thành một yếu tố quyết định" [31, 333]. C.Mác còn khẳng định, địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II đều là lợi nhuận siêu ngạch, hình thành do hiệu quả đầu tƣ khác nhau của những tƣ bản nhƣ nhau. Địa tô chênh lệch I tƣơng ứng với phƣơng thức quảng canh, khai hoang, mở rộng diện tích và không cần nhiều vốn đầu tƣ. Nó rất phù hợp với thời kỳ đầu phát triển một nền nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp hàng hóa bậc thấp. Thành thử, "các khoản đầu tƣ đƣợc tiến hành cùng một lúc trên những diện tích khác nhau. Mỗi lần đầu tƣ đều có ý nghĩa là mở rộng hơn nữa việc canh tác đất đai, diện tích canh tác lại đƣợc mở rộng thêm" [31, 329]. Trái lại, địa tô chênh lệch II ứng với phƣơng thức đầu tƣ thâm canh, đòi hỏi phải có lƣợng vốn đầu tƣ lớn: "Về mặt kinh tế, chúng ta phải hiểu thâm canh không phải là cái gì khác hơn là tập trung tƣ bản trên cùng một thửa đất, chứ không phải phân tán trên nhiều thửa đất song song với nhau" [31, 331]. Nhƣ vậy, cùng với đất đai, lao động, vốn trở thành yếu tố nội sinh, quyết định sự thành bại của chiến lƣợc thâm canh tăng năng suất cây trồng, thúc đẩy việc sử dụng đất có hiệu quả. Do đó, thâm canh là một yêu cầu cơ bản, một xu hƣớng tất yếu đối với mọi nền nông nghiệp, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội.
Vận dụng sáng tạo lý luận địa tô của C.Mác, trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, biện pháp tăng cƣờng huy động các nguồn vốn để đẩy mạnh phát triển toàn diện nông, lâm, ngƣ nghiệp, đặc biệt là thâm canh nông nghiệp; xây dựng các ngành, các lĩnh vực có tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nếu nhƣ ở giai đoạn trƣớc, đầu tƣ vốn cho nông nghiệp nhằm mục tiêu đủ ăn về lƣơng thực, thực phẩm; từng bƣớc vƣơn lên xuất khẩu nông sản thì nay, đã đến lúc vốn đầu tƣ cho nông nghiệp phải đƣợc tiến hành ở giai đoạn II. Nghĩa là, phải tăng tốc huy động vốn để nâng cao tỷ trọng đầu tƣ cho nông nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn lƣơng thực, thực phẩm; đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lƣợng nông sản hàng hóa để chiếm thị phần rộng lớn về xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách, tăng sức mạnh nội lực thực sự cho nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, những tác động của vốn đối với nông nghiệp càng trở nên rõ nét, thể hiện ở chỗ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thứ nhất: Vốn làm thay đổi bộ mặt kết cấu hạ tầng theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung, nông nghiệp nói riêng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết cấu hạ tầng nông thôn bao gồm: các công trình thủy lợi, (tƣới, tiêu, chống lũ); các công trình giao thông, bƣu chính viễn thông, nhà xƣởng, mạng lƣới điện... phục vụ phát triển nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện tự nhiên. Do đó, kinh doanh trong nông nghiệp có độ rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp hơn các ngành kinh tế khác. Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả kinh doanh nông nghiệp, không "hút" đƣợc vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ cả trong và ngoài nƣớc vào phát triển lĩnh vực này. Tăng cƣờng vốn đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp, trƣớc hết phải chú trọng đầu tƣ phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng.
Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, đối với các nƣớc châu Á, chi phí cải tạo cơ sở hạ tầng sẽ phải tăng từ mức 4% GDP tăng lên 7% GDP. Ở nƣớc ta, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nền kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng còn yếu kém hơn so với các nƣớc Đông Á, nhất là về giao thông, mạng lƣới điện, thủy lợi. Những diễn biến bất thƣờng của thời tiết thời gian qua: hạn hán, lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên; lũ quét ở miền núi phía Bắc... làm cho nông dân thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng càng thấy rõ vai trò to lớn của việc tăng đầu tƣ vốn để cải tạo, nâng cấp, xây dựng hệ thống thủy lợi, đê điều,... Việc hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp thực hiện tốt, không những sẽ hình thành đƣợc vùng cây chuyên canh, mở rộng diện tích canh tác mà còn tạo điều kiện thâm canh tăng vụ, đặc biệt là tăng từ 1 vụ lúa lên 2 vụ (ở vùng trũng), thậm chí ở các tỉnh phía Nam còn dịch chuyển đƣợc mùa vụ, trồng lúa quanh năm, tăng hệ số sử dụng đất, nhất là tránh đƣợc những con lũ lớn ở đồng bằng Nam Bộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thứ hai: Vốn tác động vào khoa học - công nghệ tạo ra động lực để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Các công nghệ cao đƣợc áp dụng vào nông nghiệp, nhƣ: công nghệ sinh học; công nghệ loại hình "tri thức", nhƣ: công nghệ thông tin, công nghệ quản lý, công nghệ nông nghiệp chính xác,... Bên cạnh đó những công nghệ trên đòi hỏi phải có một hệ thống sản xuất giao lƣu giữa các ngành, thay đổi căn bản nền nông nghiệp và chuyển nền nông nghiệp từ truyền thống sang nền nông nghiệp công nghiệp, hƣớng vào mục tiêu an toàn lƣơng thực, gia tăng sản phẩm xuất khẩu qua chế biến. Phấn đấu thời gian tới Việt Nam có thể đạt đƣợc từ 85% - 90% giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Muốn vậy, phải có vốn và tăng lƣợng vốn đầu tƣ vào phát triển khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp để vừa có đủ vốn nhập khẩu những công nghệ cao từ nƣớc ngoài khi trong nƣớc chƣa nghiên cứu đƣợc; vừa có vốn để triển khai, nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ mới ở trong nƣớc cho phù hợp với điều kiện cụ thể nền nông nghiệp Việt Nam. Một khi khoa học - công nghệ xâm nhập đƣợc vào nông nghiệp sẽ mang lại hiệu quả sản xuất - kinh doanh cao.
Hiểu rõ tầm quan trọng của khoa học - công nghệ, Đảng ta đã xác định: "Khoa học - công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của mỗi quốc gia" [14]. Trong những năm qua, tỷ lệ đầu tƣ cho khoa học - công nghệ đã từng bƣớc tăng lên. Bảo đảm mức chi ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho khoa học và công nghệ không thấp hơn 2% tổng chi ngân sách hàng năm [17]. Đồng thời tích cực thu hút các nguồn vốn vào phát triển lĩnh vực này.
Thứ ba: Vốn tác động vào hệ thống công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp làm thay đổi năng suất, chất lượng và hiệu quả nông phẩm hàng hóa.
Hệ thống công nghiệp phục vụ nông nghiệp đƣợc hình thành bởi các ngành: chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp, các nhà máy điện, phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bón, thuốc trừ sâu và hàng loạt các nhà máy chế biến lƣơng thực, thực phẩm của nông nghiệp. Hiện nay, hệ thống công nghiệp phục vụ nông nghiệp mặc dù đƣợc đầu tƣ bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản vẫn còn lạc hậu. Năng lực sản xuất của ngành mới đáp ứng đƣợc 20% nhu cầu máy nội địa, 40% nhu cầu máy nông nghiệp nhỏ,... Về thực chất, công nghệ ở nƣớc ta đƣợc hình thành theo qui trình "ngƣợc". Nghĩa là, công nghệ phụ thuộc vào máy móc đã trang bị chứ chƣa phải đƣợc hình thành trên cơ sở yêu cầu của sản xuất. Vì vậy, Đảng ta chủ trƣơng tăng cƣờng đầu tƣ "phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngày càng cao gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp đô thị" [22, 87] là đúng hƣớng. Đồng thời, Đảng chỉ rõ: "mở rộng tín dụng, tăng dần vốn vay trung và dài hạn đáp ứng yêu cầu vốn cho công nghiệp hóa nông nghiệp... Thời hạn cho vay vốn phải phù hợp với chu kỳ sinh trƣởng của vật nuôi, cây trồng và thời gian khấu hao máy móc nông nghiệp" [23, 25]. Khi những chủ trƣơng này đi vào cuộc sống, vai trò của vốn đƣợc xác lập, hệ thống công nghiệp phục vụ nông nghiệp sẽ thay đổi hẳn, thúc đẩy nền nông nghiệp nƣớc ta phát triển nhanh, bền vững.
Thứ tư: Thông qua huy động, đầu tư và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hình thành những vùng chuyên canh, vùng trọng điểm, đẩy mạnh nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
Hiện nay vốn đầu tƣ để phát triển nông nghiệp còn thấp chƣa đáp ứng yêu cầu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chậm. việc xây dựng thƣơng hiệu vấn đề quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn còn kém, do đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch còn chậm chạp; ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ cao, chăn nuôi chƣa trở thành ngành sản xuất chính, nghề rừng mới bƣớc đầu phát triển, dịch vụ nông nghiệp phát triển chƣa thật sự vững chắc... thì việc tăng cƣờng đầu tƣ vốn và sử dụng chúng có hiệu quả sẽ hình thành đƣợc những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vùng chuyên canh lớn (vùng cây lƣơng thực, vùng cà phê, cao su, rau sạch ....), khai thác đƣợc tiềm năng về đất đai, lao động, nguyên liệu... tạo ra sức bật mới, có tác dụng lan tỏa, lôi cuốn các ngành, vùng khác cùng phát triển, tạo ra ngày càng nhiều nông sản hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao, có lợi thế so sánh trên trƣờng quốc tế.
Thứ năm: Vốn là điều kiện không thể thiếu để đầu tư và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hiện nay lực lƣợng lao động trong nông nghiệp đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 18% - 30%). Số còn lại chủ yếu đƣợc đào tạo theo kinh nghiệm "cha truyền, con nối", hiệu quả thấp. Mặc dù trong những năm gần đây, Đảng và nhà nƣớc ta đã chú ý đầu tƣ cho đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nhƣng dƣờng nhƣ chỉ quan tâm đến đào tạo đội ngũ kỹ sƣ, công nhân kỹ thuật (chủ yếu là cơ khí nông nghiệp), các nghề, nhƣ: trồng trọt, chăn nuôi, nghề cá, nghề rừng... chƣa chú ý đầu tƣ, dẫn đến đại bộ phận nông dân trực tiếp sản xuất ít, thậm chí không đƣợc trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp. Vì vậy tăng cƣờng đầu tƣ vốn cho nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn, nhất là đào tạo nghề cho nông dân là vấn đề cấp thiết. Cần phải hỗ trợ 100% vốn cho những lao động nông nghiệp đƣợc cử đi học dài hạn, tình nguyện trở về phục vụ quê hƣơng. Về lâu dài phải thành lập Quỹ hỗ trợ giáo dục, động viên sự đóng góp của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội để đầu tƣ đào tạo nguồn nhân lực, trƣớc hết là đào tạo nghề cho nông dân.
Tóm lại: Vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình tăng trƣởng và phát triển nông nghiệp. Hiểu rõ tầm quan trọng của vốn sẽ có phƣơng pháp luận đúng đắn để khai thác, huy động các nguồn vốn có hiệu quả, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn