Những giải pháp chủ yếu huy động có hiệu quả các nguồn vốn

Một phần của tài liệu Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 109 - 136)

phát triển nông nghiệp trong thời gian tới

4.2.2.1. Đa dạng hóa các nguồn vốn và phương thức huy động vốn

Nhƣ trên đã dự báo, nhu cầu vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Thủ đô nói chung, kinh tế nông nghiệp ngoại thành nói riêng là rất lớn. Để đảm bảo yêu cầu lớn về vốn, thành phố phải đa dạng hóa các nguồn vốn và phƣơng thức huy động chúng.

Các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc mà trực tiếp là của Thành ủy, ủy ban nhân dân Thành phố, phải hƣớng tới khai thác và huy động tối đa các nguồn vốn bằng những phƣơng thức, bằng những giải pháp có thể, kể cả mạnh dạn cho phép thực hiện thí điểm những giải pháp tạo vốn mới ở Thủ đô. Các nguồn vốn cần huy động bao gồm: vốn ngân sách nhà nƣớc, vốn doanh nghiệp, vốn tƣ nhân, vốn huy động qua hệ thống tín dụng ngân hàng, vốn thuộc các quỹ đầu tƣ của công ty, vốn của các tổ chức tài chính trung gian và thị trƣờng chứng khoán... Dƣới đây xin trình bày một số nguồn vốn chủ yếu có thể khai thác vào phát triển nông nghiệp.

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Trong đó cả từ ngân sách Trung ƣơng và ngân sách Thành phố dành chủ yếu cho phát triển nông nghiệp. Do nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp nên phải huy động tổng lực các nguồn thu vào ngân sách nhà nƣớc, dự kiến vốn đầu tƣ ngân sách sẽ đáp ứng đƣợc khoảng 16 - 18% nhu cầu vốn đầu tƣ theo từng giai đoạn. Để nâng cao nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ kinh tế của thành ph, tiếp tục duy trì tăng trƣởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tƣ phát triển. Tăng nguồn thu ngân sách nhƣng phải đảm bảo tỷ lệ động viên hợp lý, chống thất thu ngân sách và điều tiết ngân sách theo Luật ngân sách. Đồng thời cần làm tăng nguồn thu ngân sách thông qua việc xin tăng hỗ trợ đối với những dự án phát triển nông nghiệp ngoại thành có mục tiêu, phát sinh ngoài dự toán ngân sách nhƣng rất cần cho quá trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách từ Trung ƣơng; đẩy mạnh cổ phần hóa, nhất là bán, cho thuê những doanh nghiệp nhà nƣớc, trong đó có doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc lĩnh vực nông nghiệp; tăng nguồn thu từ lệ phí trƣớc bạ nhà đất và thuế chuyển quyền sử dụng đất; động viên vốn ngân sách nhà nƣớc thông qua lao động công ích, tăng viện trợ nƣớc ngoài không hoàn lại cấp cho thành phố (đặc biệt là nông nghiệp), nhờ phát hành chứng khoán thành phố v.v..

Nâng cao hiệu quả đầu tƣ, chống lãng phí, thất thoát trong đầu tƣ ngân sách Nhà nƣớc. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chƣơng trình quốc gia các dự án hỗ trợ của quốc tế tạo sức mạnh tổng hợp của các nguòn vốn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ.

Trong số những giải pháp tăng thu cho ngân sách thành phố, cần coi trọng giải pháp tăng nguồn thu nhờ xúc tiến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc, tăng tốc độ bán nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc, tận thu phí trƣớc bạ và thuế chuyển quyền sử dụng đất. Đặc biệt chú trọng nguồn vốn "đổi đất lấy vốn". Cụ thể là, cho phép lập quy hoạch và bán quyền sử dụng, thu tiền một lần những khu đất mới và những khu đất đang có công trình xây dựng... theo phƣơng thức đấu giá công khai với thời hạn tùy thuộc quy hoạch, mục tiêu và chất lƣợng công trình, hoặc sẽ sử dụng, thậm chí có thể bán quyền sử dụng đất tới 70 năm hoặc lâu hơn nữa nếu xét thấy có nhu cầu và đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép. Tạo vốn qua quỹ đất có lợi ở chỗ, một mặt, ngân sách thành phố sẽ thu đƣợc nguồn tài chính rất lớn, trong khi đó, vẫn có thể tiếp tục thu đƣợc những khoản phí sử dụng đất hàng năm của những khu đất đã bán; Nhà nƣớc vẫn là chủ sở hữu trên hết và duy nhất những khoảnh đất đã bán quyền sử dụng. Mặt khác, ngƣời mua sẽ yên tâm đầu tƣ trên mảnh đất thuộc quyền sử dụng của mình với thời hạn đã đƣợc xác định. Kinh nghiệm này đƣợc ngƣời Trung Quốc áp dụng cực kỳ thành công khi Hồng Kông trở về với Đại lục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nên chăng, phân quỹ đất thành phố thành 2 loại: loại không cho phép kinh doanh và loại khuyến khích mua đi, bán lại, thuận tiện cho ngƣời mua quyết định kế hoạch sử dụng. Với cách này thị trƣờng bất động sản thành phố từng bƣớc đƣợc hình thành một cách công khai, sống động làm giảm thị trƣờng "ngầm" bất động sản; tăng nguồn thu từ phí trƣớc bạ, thuế quyền sử dụng đất. Kinh nghiệm này cũng đƣợc áp dụng thành công ở đặc khu kinh tế Thẩm Quyến - Trung Quốc. Hiện nay mô hình "vắt đất ra vàng" đang đƣợc chính phủ Trung Quốc tổng kết, rút kinh nghiệm để phổ biến rộng rãi ra phạm vi toàn quốc.

Một khi vốn ngân sách Thành phố dồi dào, kết hợp với chủ trƣơng tăng cƣờng đầu tƣ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo điều kiện tăng chi ngân sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành. Lƣợng vốn huy động đƣợc từ ngân sách Thành phố sẽ tập trung đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến nông phẩm hàng hóa, cơ sở giống cây trồng vật nuôi, mở rộng thị trƣờng... Song, cần nhận thức rằng vốn ngân sách nhƣ là "vốn mồi", tạo ra "cú hích" cho nông nghiệp ngoại thành chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn khác đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Nguồn vốn tín dụng nhà nước:. Trong cơ chế thị trƣờng, huy động vốn qua kênh tín dụng nhà nƣớc đóng vai trò hết sức quan trọng để cung ứng vốn cho nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Xét về bản chất, vốn tín dụng là nguồn "đi vay để cho vay", trực tiếp giải quyết cả đầu vào và đầu ra của nguồn vốn; tạo nên kênh lƣu thông vốn nhanh nhạy, thông thoáng trong cơ chế thị trƣờng. Vấn đề đặt ra là định hƣớng phát triển nguồn tín dụng để làm sao cho nguồn vốn này trở thành kênh huy động vốn chủ yếu cho nông nghiệp, nông thôn?

Trước hết, cần xây dựng chiến lƣợc vốn trên cơ sở nhu cầu, khả năng của thị trƣờng, phù hợp với chiến lƣợc phát triển của hệ thống ngân hàng và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, của Thủ đô trong đó có ngành nông nghiệp.

Để thực hiện chiến lƣợc huy động vốn, cần dựa vào các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn Hà Nội. Các tổ chức này có nhiệm vụ thực thi chính sách tiền tệ của nhà nƣớc thông qua hoạt động "khơi trong, hút ngoài" của mình nhằm huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, dân cƣ. Các tổ chức tín dụng căn cứ vào tình hình thực tế của thị trƣờng, điều kiện cụ thể của từng ngân hàng (qui mô hoạt động, năng lực tài chính, năng lực quản lý...); căn cứ vào chiến lƣợc phát triển của hệ thống ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện chiến lƣợc huy động vốn cho phù hợp, đảm bảo đúng đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng cho ngƣời gửi tiền.

Muốn thành công trong chiến lƣợc huy động vốn, các tổ chức tín dụng phải:

+ Đổi mới cơ chế huy động tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, nhất là ở các ngân hàng thƣơng mại nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân, các đơn vị kinh tế vay vốn phát triển sản xuất. Đồng thời, mở rộng việc sử dụng các tài khoản, không phân biệt đối xử mở tài khoản giữa các thành phần kinh tế, đơn giản hóa thủ tục, mở rộng phƣơng thức thanh toán...

Việc mở rộng huy động tiền gửi tại ngân hàng thƣơng mại là nhằm thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, một mặt, đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn tín dụng đầu tƣ sinh lợi, mặt khác tạo điều kiện mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, giảm khối lƣợng tiền mặt lƣu thông trên thị trƣờng, tiết kiệm chi phí trong quá trình huy động và cho vay vốn. Hai mặt này tác động qua lại lẫn nhau làm tăng tính hiệu quả vận động của vốn tiền tệ, góp phần làm giảm lạm phát [30].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Áp dụng chế độ thƣởng, phạt đối với công tác thanh toán và sử dụng tiền mặt; xây dựng chiến lƣợc khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng có số dƣ tiền gửi lớn, động viên khuyến khích bằng lợi ích vật chất kịp thời đối với những khách hàng thƣờng xuyên nộp tiền mặt vào ngân hàng với số lƣợng lớn, áp dụng lãi suất hợp lý trong huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Đối với những ngƣời gửi dài hạn có thể tăng lãi suất tiền gửi để khuyến khích họ.

Hai là, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và các dịch vụ của ngân hàng thƣơng mại.

+ Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn bằng các hình thức tiết kiệm truyền thống loại không kỳ hạn, có kỳ hạn 3, 6, 9, 12 tháng trong dân cƣ để đáp ứng cho nhu cầu vốn ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp của các hộ, các đơn vị cơ sở với lãi suất linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trƣờng.

Trong các nguồn vốn đa dạng của ngân hàng thì nguồn huy động từ dân cƣ qua hình thức tiết kiệm bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao, ổn định và không ngừng tăng lên phù hợp với thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, cần có giải pháp về mặt kinh tế thích hợp, uyển chuyển, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của ngƣời đi vay và ngƣời cho vay. Các ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cần lập ra bộ phận nghiên cứu thị trƣờng để tiếp tục mở rộng mạng lƣới ngân hàng cấp IV, ngân hàng liên xã, ngân hàng lƣu động... Đồng thời thành lập các quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng cổ phần, Hợp tác xã tín dụng đến tận cơ sở, nơi tập trung dân cƣ sản xuất hàng hóa, nơi đầu mối giao thông quan trọng để huy động vốn từ nhiều nguồn, nhiều kỳ hạn khác nhau; thu nhận các món nhỏ, lẻ hình thành nguồn vốn lớn để đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn.

+ Chủ động phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng với lãi suất và hình thức thích hợp để huy động vốn đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ngoại thành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hoạt động của ngân hàng luôn gắn với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế địa phƣơng. Do đó, các ngân hàng đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng ngƣời nghèo trên địa bàn Thủ đô phải thƣờng xuyên nắm chắc các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế trong từng thời kỳ để lên kế hoạch phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn đúng hạn.

Hiện nay vốn tín dụng dài hạn đầu tƣ cho nông nghiệp ngoại thành phát triển chiều sâu còn thiếu nghiêm trọng. Vì vậy ngân hàng cần đẩy mạnh phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Những kỳ phiếu, trái phiếu đó phải đƣợc đảm bảo bằng vàng hoặc ngoại tệ (USD), trong thời gian xác định từ 2, 3, 5, 10 năm. Khi thanh toán gốc và lãi của kỳ phiếu, trái phiếu nếu có sự rủi ro về tỷ giá (có sự chênh lệch về tỷ giá) phải có nguồn tài chính cấp bù lỗ. Xây dựng mức lãi suất kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn. Có nhƣ vậy mới huy động đƣợc vốn trung và dài hạn cho phát triển nông nghiệp ngoại thành.

+ Tranh thủ thu hút lƣợng vốn khá lớn từ các nguồn thu của một số đơn vị trên địa bàn thành phố, nhƣ: bƣu điện, điện lực, cấp nƣớc sạch thông qua hệ thống ngân hàng thành phố. Bằng cách này sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí (kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển...), tạo nên tính năng động, hiệu quả và thuận tiện trong khai thác vốn.

+ Tích cực mở rộng các hoạt động dịch vụ của ngân hàng thƣơng mại, nhƣ: dịch vụ ủy thác; dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ cho các dự án phát triển nông nghiệp; dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng, dịch vụ bảo quản an toàn các vật có giá, dịch vụ môi giới... nhằm thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi vào ngân hàng.

+ Tích cực nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động vốn thông qua các đại lý là hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; chủ động tham gia thị trƣờng liên ngân hàng để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tích cực thu hút nguồn vốn của các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ ủy thác của các tổ chức kinh tế - xã hội ở nƣớc ngoài đầu tƣ vào Hà Nội; thu hút nguồn tiền của thân nhân nƣớc ngoài hỗ trợ ngƣời thân trong nƣớc, kết hợp với việc tiếp nhận có kế hoạch nguồn hỗ trợ của ngân hàng nhà nƣớc (đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng ngƣời nghèo); vốn điều hòa trong và ngoài kế hoạch của Ngân hàng thƣơng mại Trung ƣơng. Đồng thời ngân hàng tích cực đảm nhận việc chi trả kiều hối cho nhân dân ngoại thành, các vùng lân cận, thu hút ngoại tệ ngoài địa bàn tạo nguồn vốn ổn định, hấp dẫn cho hoạt động kinh doanh tiền tệ. Trong điều kiện ứng dụng, trình độ khoa học công nghệ vào ngân hàng, nắm bắt đƣợc thông tin nhanh nhạy, ngân hàng có thể áp dụng hình thức gửi tiền ở một nơi nhƣng rút đƣợc tiền ở nhiều nơi trong cùng hệ thống ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện thuận lợi để kích thích ngƣời gửi tiền, đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng tín dụng.

Nhu cầu vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế Thủ đô nói chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng là rất lớn. Huy động tốt nguồn vốn tín dụng sẽ tạo ra kênh huy động vốn chủ yếu để phát triển nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh việc tổ chức huy động tối đa nguồn vốn tín dụng, Nhà nƣớc, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố phải xây dựng hộ chính sách hƣớng tới huy động vốn đầu tƣ cho nông nghiệp ngoại thành, mở rộng nguồn tín dụng đến tận hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã nông nghiệp; mở rộng tín dụng cho nông dân vay khoản 10 triệu đồng trở xuống theo Quyết định 67 thông qua các tổ chức đoàn thể: Hội nông dân, Hội phụ nữ; kiên quyết đi theo con đƣờng mở rộng cho vay đến hộ gia đình thông qua tổ nhóm, giải quyết tình trạng thiếu vốn sản xuất của hộ nông dân. Chỉ có nhƣ vậy nông dân mới dễ dàng tiếp cận với ngân hàng và ngƣợc lại, ngân hàng tiếp cận gần hơn với nông dân, nắm bắt đƣợc nhu cầu tín dụng của họ để đầu tƣ vốn an

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

toàn. Đây thực sự là cách làm tốt nhất để "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

- Nguồn vốn doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn đầu tƣ của doanh

Một phần của tài liệu Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 109 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)