Một số phƣơng hƣớng chủ yếu để huy động vốn có hiệu quả để

Một phần của tài liệu Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 99 - 136)

phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội

4.2.1.1. Khai thác triệt để mọi nguồn vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp

Vốn là nguồn lực khan hiếm nhất của nền kinh tế. Đối với nông nghiệp vấn đề thiếu vốn càng trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy phải huy động tổng lực các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp. Trƣớc hết cần quán triệt một số điểm sau:

- Huy động đến mức tối đa lƣợng vốn có thể huy động đƣợc. Vốn càng nhiều càng tốt. Không nên gò bó, hạn định cho việc huy động vốn ở các thành phần kinh tế; phát huy tối đa nội lực nhƣng không tự "thít" chặt nguồn vốn ngoài nƣớc.

- Huy động vốn phải tiết kiệm đƣợc chi phí: Đây là điều kiện tiên quyết để huy động và sử dụng có hiệu quả các luồng vốn. Tuy nhiên, huy động vốn rẻ, an toàn không đồng nghĩa với huy động vốn bằng mọi giá mà cần cân nhắc, tính toán kỹ các chi phí đầu vào - đầu ra của nguồn vốn, đảm bảo an toàn cho lƣợng vốn huy động đƣợc. Tránh phải trả giá quá đắt cho những chi phí phát sinh lớn, khó lƣờng cả về vật chất, tinh thần lẫn môi trƣờng huy động trong các thế hệ tƣơng lai.

- Huy động vốn phải từ nhiều kênh, nhiều hình thức huy động, đảm bảo bình đẳng, gắn bó, tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển giữa các nguồn vốn, không phân biệt đối xử, kỳ thị bất kỳ nguồn vốn nào; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn duy nhất để đo lƣờng lợi ích các nguồn vốn; bảo đảm sự nhất quán, đồng bộ và ổn định, dự báo đƣợc khả năng huy động vốn, giữ đƣợc lòng tin và kích thích các chủ sở hữu vốn hăng hái đầu tƣ, đảm bảo ngày càng tiếp cận trình độ và phù hợp thông lệ quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để huy động đƣợc lƣợng vốn lớn, rẻ, an toàn và đồng bộ, điều cốt lõi là phải tạo ra và huy động đến mức tối đa nguồn tiết kiệm trong nƣớc. Cụ thể hơn, huy động vốn phải dựa trên cơ sở phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm trong sản xuất, trong tiêu dùng. Đồng thời phải xây dựng và hoàn thiện môi trƣờng thể chế, tạo điều kiện thuận lợi cho huy động vốn để phát triển nông nghiệp.

Hà Nội là địa phƣơng có tiềm lực kinh tế mạnh hơn các vùng khác trong cả nƣớc, song không vì thế mà đẩy mạnh huy động vốn quá mức so với điều kiện hiện có của nền kinh tế cũng nhƣ khả năng tích lũy của các tầng lớp dân cƣ Thủ đô. Trái lại, cần linh hoạt, mềm dẻo trong hoạch định cơ chế huy động vốn trên địa bàn này làm sao huy động đƣợc lƣợng vốn lớn, khuyến khích phát triển sản xuất nhƣng nuôi dƣỡng đƣợc nguồn thu. Đặc biệt đối với nông dân ngoại thành, Thành ủy, UBND Thành phố cần xem xét các khoản thu (thuế, phí và lệ phí) trong nông nghiệp để khơi dậy lòng ham muốn đầu tƣ làm giàu của nông dân.

Gần đây, Đảng và Nhà nƣớc ta có chủ trƣơng đẩy mạnh kích cầu nền kinh tế, trong đó đặc biệt chú ý tới kích cầu khu vực nông nghiệp, nông thôn. Phải chăng chủ trƣơng này mâu thuẫn với việc tăng cƣờng huy động các nguồn vốn trong xã hội vào đầu tƣ phát triển sản xuất? Mâu thuẫn với chủ trƣơng đẩy mạnh tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng xã hội?

Xét về thực chất, kích cầu là giải pháp kích thích, khuyến khích tiêu dùng và mục tiêu cuối cùng là tăng tổng cầu, tổng cung hàng hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển. Tiêu dùng hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt đời sống. Sản xuất phát triển làm cho tiêu dùng tăng và ngƣợc lại, tiêu dùng tăng mới giải quyết đƣợc đầu ra cho sản xuất. Tăng sản xuất và tăng tiêu dùng có liên quan đến hàng loạt vấn đề, nhƣ: sử dụng các yếu tố đầu vào, đất đai, tài nguyên, lao động, vốn... để tăng thu nhập của ngƣời dân; cải thiện điều kiện sản xuất, phƣơng thức bán hàng... để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bán đƣợc nhiều hàng hơn, tiêu dùng nhiều hơn. Do đó, kích cầu cả sản xuất lẫn tiêu dùng, hƣớng mạnh vào thị trƣờng trong nƣớc phát huy nội lực, tăng khả năng đầu tƣ, kích thích sản xuất và nâng cao tiêu dùng hợp lý là một giải pháp đúng đắn kịp thời mang tính chiến lƣợc, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam. Ở nƣớc ta, thời gian qua chủ trƣơng kích cầu tập trung vào gia tăng chi tiêu của Chính phủ cho đầu tƣ; hƣớng vào một số một số ngành sản xuất trong nƣớc đang có khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, nhƣ: xi măng, mía đƣờng... Bên cạnh đó, Nhà nƣớc còn có chính sách can thiệp về giá cả, đặc biệt là giá hàng tiêu dùng, chấp nhận sự thua thiệt nhƣng đẩy mạnh đƣợc khả năng tiêu thụ sản phẩm, thực hiện từng bƣớc chủ trƣơng kích cầu.

Kích cầu hoàn toàn không mâu thuẫn với việc tăng cƣờng huy động mọi nguồn vốn trong xã hội vào đầu tƣ phát triển sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng. Trái lại, kích cầu càng đẩy mạnh huy động vốn cho đầu tƣ phát triển. Một khi tăng vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, đầu tƣ chiều sâu, có trọng điểm, có hiệu quả thì giải pháp huy động triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ càng có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, so với các vùng đô thị và khu công nghiệp thì ở nông thôn - trọng điểm của tăng cầu dƣờng nhƣ chƣa thực sự chuyển động. Bởi vì, thu nhập của nông dân thấp, nhất là trong điều kiện hiện nay thiên tai liên tục xảy ra, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, bên cạnh đó giá nông sản liên tục giảm; cánh kéo giá cả giữa hàng nông sản và hàng công nghiệp - dịch vụ doãng ra càng làm cho chủ trƣơng kích cầu chậm phát huy tác dụng ở nông thôn. Vấn đề đặt ra là làm sao nâng mức thu nhập bằng tiền cho nông dân, giảm giá hàng hóa công nghiệp; áp dụng phƣơng thức bán hàng trả góp để khuyến khích nông dân, tiêu dùng nội địa, mua sắm hàng tiêu dùng, vật tƣ cho sản xuất...

Kích cầu cũng hoàn toàn không mâu thuẫn với chủ trƣơng đẩy mạnh tiết kiệm, chống lãng phí. Bởi lẽ, về bản chất, tiết kiệm là với chi phí hoặc hao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phí (tiền của, thời gian) ít hơn hoặc nhƣ cũ nhƣng làm đƣợc nhiều việc hơn, kết quả và hiệu quả lớn hơn. Tiết kiệm là yêu cầu bắt buộc của mọi nền kinh tế. Do đó, cần tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu dùng, trong chi tiêu công quỹ, tài sản của nhà nƣớc; tiết kiệm thời gian... Ở đây cần hiểu rằng, tiết kiệm khác với thắt chặt chi tiêu hay hạn chế tiêu dùng [50, 9]. Hồ Chủ tịch căn dặn: Khi không cần thì một đồng cũng không đƣợc tiêu, khi cần và có lợi ích cho dân, cho nƣớc thì tốn kém bao nhiêu cũng không tiếc. Do đó, kích cầu là phát huy nội lực, kích thích sản xuất trong nƣớc, thông qua đó kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải "cầu" nào cũng kích mà chỉ kích những "cầu" làm cho sản xuất trong nƣớc phát triển. Cũng không phải ngành nào, sản phẩm nào cũng kích mà chỉ kích những ngành, sản phẩm thực sự mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, nhất là ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách nhà nƣớc, sử dụng các biện pháp tăng thu nhập xã hội làm tăng tổng cầu. Nhà nƣớc tăng chi tiêu ngân sách nhằm kích thích tăng trƣởng kinh tế. Hai việc trên có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung và làm tiền đề cho nhau cùng tồn tại và phát triển. Vấn đề đặt ra là, song hành với thực hiện chủ trƣơng kích cầu phải kiên quyết cắt giảm các khoản chi có tính bao cấp, hạn chế thất thoát trong đầu tƣ, nhất là đầu tƣ cơ bản, chống tham nhũng và quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản công.

Tóm lại, đẩy mạnh phát triển sản xuất ở mọi ngành, mọi thành phần kinh tế; thực hành tiết kiệm trong sản xuất, trong tiêu dùng; xây dựng thể chế thuận lợi trong huy động vốn; thực hiện tốt chủ trƣơng kích cầu, nhất là kích cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ khai thác đƣợc triệt để mọi nguồn vốn đầu tƣ phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng.

4.2.1.2. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ để phát triển nông nghiệp không những là mục tiêu, là điều kiện để phát triển mà còn là cơ sở để đảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bảo gia tăng khả năng huy động các nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển. Bởi vì, sử dụng vốn có hiệu quả sẽ đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo cho nông phẩm hàng hóa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc. Đó cũng là điều kiện để đẩy mạnh tích lũy vốn nội bộ dành cho tái đầu tƣ và mở rộng phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy nông nghiệp tăng trƣởng và phát triển. Mặt khác, sử dụng vốn có hiệu quả là bằng chứng xác đáng khẳng định khả năng "hấp thụ" tốt các nguồn vốn trong quá trình đầu tƣ, đẩy mạnh việc khai thác và huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, cũng nhƣ trong các tầng lớp dân cƣ Thủ đô.

- Sử dụng vốn có hiệu quả liên quan đến hàng loạt vấn đề: chính sách, môi trƣờng thể chế, sự ổn định chính trị - xã hội, quy luật thị trƣờng... song, yếu tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định đó là xác định đúng đắn mục tiêu, chiến lƣợc phát triển kinh tế và kiên trì theo đuổi nó. Phƣơng hƣớng cơ bản để sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả để phát triển nông nghiệp là:

- Sử dụng các nguồn vốn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: "lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phƣơng án phát triển, lựa chọn dự án đầu tƣ" [22, 85]. Chủ trƣơng này đƣợc quán triệt rất rõ trong đƣờng hƣớng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Nhà nƣớc ta trong thời gian qua; trong quá trình huy động các nguồn vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn - một khu vực có khả năng sinh lời thấp hơn so với khu vực đô thị hay khu công nghiệp, khu chế xuất. Nếu chỉ xét đơn thuần về mặt kinh tế, đầu tƣ vào nông nghiệp sẽ có lợi nhuận thấp, thu hồi vốn chậm, rủi ro cao. Song, xét về mặt xã hội, đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo lập nền tảng vững chắc cho sự ổn định chính trị - xã hội: tăng thu nhập cho nông dân, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, thực hiện công bằng xã hội. Đảng ta đề ra chủ trƣơng huy động mọi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nguồn vốn để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thực chất là thực hiện mục tiêu kép: hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn phải đảm bảo "phát triển toàn diện nông, lâm, ngƣ nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hóa nhiều về số lƣợng, tốt về chất lƣợng, bảo đảm an toàn về lƣơng thực trong xã hội, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc" [21].

Trong thời gian tới, cần chú trọng đầu tƣ phát triển toàn diện nông, lâm nghiệp, thủy sản vùng ngoại thành; sử dụng các nguồn vốn đã huy động để đầu tƣ hoàn thiện hệ thống sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên cơ sở công nghệ hiện đại, đảm bảo cung cấp đủ giống tốt cho sản xuất, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh; đầu tƣ phát triển rau sạch, xây dựng các cơ sở công nghiệp bảo quản chế biến rau, hoa, quả, chế biến thịt... Đầu tƣ vốn vào quản lý, bảo vệ, chăm sóc rừng phòng hộ, đặc dụng hiện có, hoàn thành phủ xanh đất trống đồi trọc vùng Sóc Sơn, trên cơ sở giao đất giao rừng kết hợp với trồng rừng, trồng cây ăn quả, tạo vành đai xanh bảo vệ môi sinh cho Thủ đô.

- Sử dụng các nguồn vốn phải hƣớng vào cải tạo, sửa chữa các trạm bơm, kè đập chứa nƣớc đã bị xuống cấp, xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ, kiên cố hóa kênh mƣơng đảm bảo cho việc tƣới nƣớc vùng cao (Sóc Sơn), tiêu nƣớc vùng trũng (Thanh Trì, Đông Anh...). Đồng thời tăng vốn đầu tƣ nâng cấp cải tạo đƣờng giao thông; mạng lƣới điện, hệ thống thông tin liên lạc trong các huyện ngoại thành.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nƣớc nhƣng không tách rời việc thu hút vốn nƣớc ngoài vào phát triển nông nghiệp. Tăng cƣờng đầu tƣ trong nƣớc, thu hút vốn trong nƣớc sẽ tạo khả năng hấp thụ nguồn vốn bên ngoài [12, 7]. Hiện nay vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài vào lĩnh vực nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp nƣớc ta nói chung, ngoại thành Hà Nội nói riêng còn rất thấp. Vì vậy cần tạo môi trƣờng, điều kiện để huy động đƣợc nguồn vốn ngoài nƣớc vào phát triển nông nghiệp; phối hợp một cách hợp lý giữa các nguồn vốn trong nƣớc, vốn ngoài nƣớc làm sao mỗi đồng vốn đƣa vào sử dụng đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trong huy động vốn luôn phải quán triệt quan điểm: "Vốn trong nƣớc là có ý nghĩa quyết định, vốn ngoài nƣớc có ý nghĩa quan trọng, kết hợp tiềm năng sức mạnh bên trong với khả năng có thể tranh thủ ở bên ngoài [21].

4.2.1.3. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng nhằm huy động tối đa các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp huy động tối đa các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp

Thực hiện các giải pháp khai thác, huy động vốn để phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải đánh giá đƣợc tổng thể khả năng cung ứng vốn, dự báo đƣợc tốc độ tăng trƣởng của các nguồn vốn trên cơ sở giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng.

Nƣớc ta là nƣớc nông nghiệp đang phát triển. Thu nhập của ngƣời dân, nhất là nông dân còn thấp. Nông dân ngoại thành Hà Nội tuy có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời cao hơn so với mức thu nhập bình quân ở các vùng khác trong cả nƣớc. Song, trung bình mỗi tháng, nông dân ngoại thành chỉ để dành đƣợc khoảng 30.000 đồng (số tiền này không phải dùng hoàn toàn vào tái đầu tƣ phát triển sản xuất). Do đó, khả năng tích lũy vốn từ nội bộ ngành nông nghiệp rất hạn chế, nếu nông nghiệp chỉ trông chờ độc nhất vào khả năng tích lũy nội bộ của mình để tái đầu tƣ sẽ không thể huy động đƣợc lƣợng vốn lớn để đầu tƣ phát triển chiều sâu, đầu tƣ đồng bộ theo quan điểm hệ thống (từ trồng trọt, chăn nuôi; cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp). Vấn đề đặt ra là cần đẩy mạnh phát triển sản xuất ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân để tăng tích lũy vốn trong tổng thể nền kinh tế (khu vực I - nông nghiệp; khu vực II - công

Một phần của tài liệu Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 99 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)