Khả năng cung ứng của các nguồn vốn ảnh hƣởng trực tiếp đến

Một phần của tài liệu Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 39)

- Đất đai dùng vào sản xuất nông nghiệp cũng có ảnh hƣởng lớn đến quá trình huy động vốn. Trong điều kiện đất xấu, cần lƣợng vốn đầu tƣ lớn hơn đất tốt và ngƣợc lại. Đặc biệt là đối với thành Hà Nội và các vùng ven đô khác, do quá trình đô thị hóa, diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp, để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp cần phải đầu tƣ phát triển theo chiều sâu, lƣợng vốn đầu tƣ phải lớn. Đây cũng là yếu tố khách quan ảnh hƣởng tới vấn đề huy động vốn

1.2.3. Khả năng cung ứng của các nguồn vốn ảnh hƣởng trực tiếp đến huy động vốn huy động vốn

Nhƣ trên đã phân tích, nhu cầu vốn càng lớn càng phải tăng cƣờng huy động tổng lực các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ. Song, nhu cầu vốn đƣợc xây dựng theo kế hoạch của dự án, mang tính chất chủ quan của con ngƣời. Trái lại, khả năng cung ứng vốn của các nguồn trong thực tế lại có tính khách quan, quyết định qui mô, tốc độ tăng trƣởng của vốn. Trong trƣờng hợp nhu cầu vốn lớn nhƣng khả năng cung ứng từ các nguồn hạn hẹp sẽ không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ. Trong trƣờng hợp ngƣợc lại, vốn sẽ bị "ứ đọng" tƣơng đối trong quá trình huy động.

Khả năng cung ứng của các nguồn vốn trong nƣớc đều phụ thuộc vào tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tiềm năng của quốc gia mạnh, khả năng khai thác vốn sẽ lớn. Tuy nhiên, trong cùng một thời điểm không thể đƣa toàn bộ vốn (tiềm năng) vào sản xuất - kinh doanh hoặc chi dùng mà phải có kế hoạch huy động phù hợp với tiến trình phát triển của đất nƣớc trong mỗi thời kỳ, đảm bảo độ bền vững của tiềm năng (có giới hạn) của quốc gia.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng huy động vốn. Khi nền kinh tế - xã hội ở trình độ tiên tiến sẽ duy trì mức độ tăng trƣởng cao và ổn định, tích lũy nội bộ cao, huy động vốn đầu tƣ phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng sẽ lớn. Hơn nữa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao sẽ có một hệ thống tài chính phát triển tƣơng ứng, càng có điều kiện thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tƣ phát triển. Trong trƣờng hợp tiềm năng đất nƣớc hạn hẹp, trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp, khả năng tích lũy nội bộ không cao, hệ thống tài chính không phát triển, sẽ rất khó khăn cho việc huy động vốn.

Tuy nhiên, khả năng cung ứng vốn của từng nguồn lại phụ thuộc vào những đặc điểm riêng của chúng. Cụ thể là:

- Đối với nguồn vốn ngân sách: qui mô, tốc độ tăng giảm của chúng phụ thuộc lớn vào việc thu - chi ngân sách nhà nƣớc. Đến lƣợt mình, ngân sách nhà nƣớc lại phụ thuộc vào sự tăng trƣởng của nền kinh tế, ở chính sách thu và chính sách chi của nhà nƣớc.

- Đối với nguồn vốn của doanh nghiệp: khả năng cung ứng của nguồn này phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ở chính sách thu của nhà nƣớc, chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Ở công ty cổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phần, chính sách phân phối lợi nhuận của công ty thể hiện ở lợi tức cổ phần của công ty do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, chính sách phân phối lợi nhuận do nhà nƣớc qui định.

- Đối với nguồn tín dụng: khả năng cung ứng vốn phụ thuộc vào chính sách lãi suất, chính sách thuế, cơ chế huy động, cho vay và xử lý rủi ro của nhà nƣớc.

- Đối với nguồn vốn của dân cƣ: khả năng cung ứng phụ thuộc vào thu nhập của dân cƣ, tập quán và xu hƣớng tiêu dùng, chính sách động viên của nhà nƣớc. Trong trƣờng hợp thu nhập của dân cƣ cao (tính trên GDP), đời sống của họ ổn định và không ngừng tăng lên sẽ tăng tỷ lệ tích lũy vốn. Phần tích lũy đó có thể đem đầu tƣ trực tiếp vào sản xuất kinh doanh hoặc cho Chính phủ vay thông qua việc mua tín phiếu, trái phiếu của chính phủ qua kho bạc của nhà nƣớc, gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng v.v.. trong trƣờng hợp thu nhập của dân cƣ thấp, việc huy động vốn cho đầu tƣ phát triển sẽ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, xu hƣớng và tập quán tiêu dùng của các tầng lớp dân cƣ ở mỗi vùng có sự khác nhau cũng ảnh hƣởng đến việc huy động vốn. Ở nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, việc tiếp xúc với kinh tế hàng hóa chậm... tích lũy vốn của họ thấp, có chăng thể hiện ở phần tài sản (nhà cửa, ruộng vƣờn...), vàng bạc... việc huy động vốn gặp khó khăn. Trái lại, ở vùng đồng bằng, đô thị, khu công nghiệp lớn sẽ thuận lợi hơn trong việc huy động vốn.

Một phần của tài liệu Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 39)