Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của dịch vụ thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng bidv chi nhánh tây nam quảng ninh (Trang 32 - 35)

quốc tế

1.4.3.1 Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Môi trường quốc tế.

Quá trình hội nhập của nền kinh tế đòi hỏi một đất nước cũng phải tuân thủ các luật chơi của quốc tế. Sự biến động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các chỉ số như lãi suất, tỷ giá, giá dầu, vàng, đô la...cũng tác động rất lớn tới nền kinh tế trong nước và từ đó ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng. Và đặc biệt, sự hội nhập kinh tế thế giới làm cho các ngân hàng không chỉ cạnh tranh nội địa với nhau mà còn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đổ bộ ngày càng nhiều vào Việt Nam với quy mô vốn lớn và công nghệ hiện đại.

Môi trường kinh tế:

Ngân hàng là một ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro. Mỗi một bíên động bất lợi của kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của một ngân hàng. Nếu nền kinh tế có các chỉ số về lãi suất, lạm phát, tỷ giá...biến động thì các chính sách, chiến lược kinh doanh cũng sẽ thay đổi để hạn chế sự suy giảm của lợi nhuận. Tốc độ phát triển kinh tế, chỉ số lạm phát ảnh hưởng tới hoạt động TTQT từ đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động

TTQT. Đây là dấu hiệu thể hiện sức khỏe của nền kinh tế thế giới, nếu những con số này tích cực sẽ tạo tâm lý lạc quan trong việc sản xuất, kinh doanh cũng như hợp tác, liên kết kinh tế trên thế giới, kích thích tiêu dung và hoạt động xuất nhập khẩu cũng vì thế mà được duy trì một cách tích cực. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhờ đó mà có nhiều hợp đồng mua bán hơn. Nhờ đó ngân hàng cũng sẽ có cơ hội tăng doanh số, lợi nhuận hoạt động TTQT của mình. Tại những thị trường cụ thể ta sẽ xem xét chi tiết hơn về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình thị trường tiêu dung, chỉ số lạm phát… từ đó nếu như hầu hết khách hàng sử dụng hoạt động TTQT của NHTM giao thương, hợp tác với những thị trường đang có chỉ số kinh tế tốt thì đương nhiên ngân hàng cũng có nguồn thu đảm bảo, ngược lại khách hàng giao thương với những thị trường bất ổn thì hoạt động TTQT cũng phải gắn với những rủi ro của khách hàng.

Tỷ giá hối đoái

TTQT đối với Việt nam chủ yếu là sử dụng ngoại tệ do đó tỷ giá hối đoái ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của NHTM cũng như DN xuất nhập khẩu. Hiện nay thanh toán xuất nhập khẩu của DN Việt Nam bằng USD chiếm 90% ( theo thống kê của Vụ quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước). Thông qua các ngân hàng việc thanh toán được thực hiện, hầu hết các hợp đồng thanh toán đều cần mua ngoại tệ từ ngân hàng để thanh toán. Vậy nên, các ngân hàng phải có một lượng ngoại tệ nhất định để cung ứng co khách hàng. Như vậy yếu tố trên cũng gián tiếp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng, trong điều kiện kinh tế bình ổn thì các ngân hàng và khách hàng cũng không phải lo lắng gì nhưng khi có vấn đề xảy ra khiến cho nhu cầu ngoại tệ tăng vọt thì những ngân hàng nào có thể cung ngoại tệ cho khách hàng thì sẽ tạo uy tín của mình trên thị trường.

Các chính sách của Nhà nước

Chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là hoạt động XNK. Mức thuế cao hay

thấp đối với mặt hàng XNK nào đó sẽ hạn chế hay khuyến khích sản xuất hay xuất nhập khẩu mặt hàng đó. Từ đó các chính sách thuế này sẽ gián tiếp tác động đến hoạt động TTQT của các NHTM

Các chính sách kinh tế đối ngoại có định hướng mang tính chiến lược là bảo hộ hay tự do hóa ngoại thương sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu trầm lắng hay sôi động từ đó ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của các NHTM

Ngoài những chính sách mang tính chất ngắn hạn thì những chính sách dài hạn nhằm nâng cao năng lực của cả hệ thống ngân hàng- tài chính cũng gây ra những mức độ ảnh hưởng khác nhau tới ngân hàng. Thông thường những ngân hàng nhà nước sẽ được ưu tiên, còn những NHTMCP thì phụ thuộc nhiều yếu tố như cổ phần của nhà nước trong đó, quy mô của ngân hàng, quan hệ đối ngoại của lãnh đạo ngân hàng…mà ngân hàng đó có được mức độ ưu tiên khác nhau. Hiển nhiên những điều này sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh trong đó có hoạt động TTQT của ngân hàng.

Sự gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế

Với quá trình mở cửa nền kinh tế, tự do hóa và hội nhập thị trường tài chính tiền tệ, sự cạnh tranh đối với ngành ngân hàng tất yếu sẽ ngày càng trở nên gây gắt và quyết liệt. Hiện nay, cạnh tranh giữa các NHTM không chỉ dừng ở các loại hình dịch vụ truyền thống (huy động và cho vay) mà còn cạnh tranh ở thị trường sản phẩm dịch vụ mới. Phân tích những yếu tố dưới đây có thể thấy được nhu cầu dịch vụ ngân hàng trong tương lai gần sẽ ngày càng tăng cao:

Sự biến đổi về cơ cấu dân cư, sự tăng dân số (đặc biệt là khu vực đô thị), sự tăng lên của các khu công nghiệp, khu đô thị mới dẫn đến số doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng tăng lên rõ rệt.

Thu nhập bình quân đầu người ở hầu hết các quốc gia đều được nâng lên, qua đó các dịch vụ ngân hàng cũng sẽ có những bước phát triển tương ứng.

Các hoạt động giao thương quốc tế ngày càng phát triển làm gia tăng nhu cầu thanh toán quốc tế qua ngân hàng.

Số lao động di cư giữa các quốc gia tăng lên nên nhu cầu chuyển tiền cũng như thanh toán qua ngân hàng có chiều hướng tăng cao.

Ngòai ra, thị trường tài chính càng phát triển thì khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn. Các yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng cao hơn cả về chất lượng, giá cả, các tiện ích lẫn phong cách phục vụ. Đây chính là áp lực buộc các NHTM phải đổi mới và hoàn thiện mình hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng bidv chi nhánh tây nam quảng ninh (Trang 32 - 35)