Mô hình này bao gồm 4 phần chính là: 1. Điểm mạnh – Strenghts
2. Điểm yếu – Weaknesses 3. Cơ hội – Opportunities 4. Thách thức – Threats
SWOT cung cấp một công cụ phân tích, rà soát và đánh giá vị trí, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ, định hướng, xây dựng chiến lược… SWOT ở đây được sử dụng cho NHTM trong việc cung cấp hoạt động TTQT.
Strenghts và Weaknesses là các yếu tố nội tại của ngân hàng, còn Opportunities là các nhân tố tác động bên ngoài. SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau co ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của NHTM. Cụ thể là
Strenghts: Lợi thế của NHTM trong việc cung cấp hoạt động TTQT là
khác. Và các lợi thế đó được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Cần phân biệt giữa điểm mạnh thật sự với mặt bằng chung của ngành. Các điểm mạnh đó có thể là: địa điểm kinh doanh, tốc độ thực hiện các dịch vụ, thủ tục dịch vụ, thái độ của cán bộ nhân viên hay sự cải tiến, đổi mới trong sản phẩm, dịch vụ.
Weaknesses: điểm yếu có thể dễ dàng nhận ra đó là những gì mà
NHTM cần cải thiện, những mảng hoạt động còn kém, những điểm không bằng những ngân hàng khác trong hoạt động TTQT. Những điểm yếu này cần được nhìn nhận trên thực tế, một cách thật khách quan.
Oppurtunities: Việc tìm ra cơ hội hay chớp lấy cơ hội có thể mang lại
sự thay đổi lớn lao cho NHTM. Đó có thể là những cơ hội xuất phát từ sự thay đổi công nghệ, thị trường trong nước hay quốc tế, thay đổi trong chính sách của nhà nước, các sự kiện kinh tế diễn ra trong khu vực…Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là phân tích thông tin từ môi trường hoạt động và rà soát lại các ưu thế của NHTM và đặt câu hỏi xem với những ưu thế đó có mở ra cơ hội nào cho ngân hàng không, và ngược lại với những điểm yếu thì tự hỏi nếu loại bỏ chúng thì có đem lại cơ hội mới nào cho mình không.
Threats: Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù
về hoạt động thanh toán quốc tế có gì thay đổi không? Thay đổi kinh tế có ảnh hưởng thế nào đến ngân hàng thương mại?...Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.
Mô hình phân tích SWOT ở đây dùng cho việc đánh giá hiện trạng của NHTM thông qua việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu bên trong, bên ngoài
- Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là: • Nguồn nhân lực
• Hoạt động marketing • Danh tiếng thương hiệu • Thị phần
• Năng lực tài chính ....
- Các yếu tố bên ngoài cần phan tích có thể là: • Đối thủ cạnh tranh
• Khách hàng • Mạng lưới đại lý • Công nghệ mới • Môi trường kinh tế
• Môi trường chính trị luật pháp
Chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: ban quản trị, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, các nhà tư vấn.