Tình hình kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng bidv chi nhánh tây nam quảng ninh (Trang 54 - 56)

TÂY NAM QUẢNG NINH

2.2.1.1 tình hình kinh tế quốc tế

Kinh tế thế giới vẫn tiếp tục đà phục hồi nhưng không đồng đều giữa các

khu vực và các quốc gia. Tại nhiều nền kinh tế phát triển tăng trưởng vẫn còn yếu trong khi các quốc gia đang phát triển và mới nổi tiếp tục đà phục hồi

kinh tế mạnh mẽ, đóng vai trò là động lực tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, những rủi ro đang ngày càng tăng lên cùng với những nguy cơ, thách thức mới phát sinh có thể làm chậm quá trình phục hồi của các quốc gia.

Trong quá trình hội nhập của nền kinh tế đòi hỏi một đất nước cũng phải tuân thủ các luật chơi của quốc tế. Sự biến động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các chỉ số như lãi suất, tỷ giá, giá dầu, vàng, đô la...cũng tác động rất lớn tới nền kinh tế trong nước và từ đó ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng. Cụ thể là

Trong 6 tháng đầu năm 2011, đồng đô la Mỹ liên tục giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trên thế giới ngoại trừ đợt phục hồi nhẹ trong tháng 5-2011. Theo số liệu do Reuters thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2011, đồng đô la Mỹ giảm giá nhiều nhất so với đồng euro (-7,77%), đô la Úc (- 4,8%), bảng Anh (-2,79%) và các đồng tiền khu vực châu Á như đô la Singapore (-4,27%), đồng won Hàn Quốc (-4,84%)…so với cuối năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu khiến đồng đô la Mỹ giảm giá là: (1) Nền kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp và tiếp tục đối mặt với những vấn đề kinh niên như tình trạng thất nghiệp cao, thâm hụt ngân sách lớn, nợ công đã vượt quá mức trần được Quốc hội Mỹ cho phép; (2) Những cam kết về gói cứu trợ thứ 2 dành cho Hy Lạp trị giá khoảng 100 tỉ euro và việc thành lập quỹ cứu trợ thường trực mới trị giá khoảng 500 tỉ euro được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh EU đã giúp khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư đối với sự ổn định của khu vực châu Âu trong tháng 6/2011, giúp cho các đồng tiền khu vực này lấy lại xu hướng tăng giá so với đô la Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2011.

Giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới có xu hướng tăng cao: vàng thiết lập mức giá cao nhất là 1.563,6 đô la Mỹ/ounce vào ngày 29-4-2011 và liên tục duy trì ở mức trên 1.500 đô la Mỹ/ounce trong tháng 5 và tháng 6- 2011. Tính đến ngày 30-6-2011, giá vàng giao ngay đạt mức 1.499,6 đô la Mỹ/ounce, tăng 5,65% so với cuối năm 2010 và tăng 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia kinh tế dự báo giá vàng thế giới có thể chạm mức

1.700 đô la Mỹ/ounce vào cuối năm. Nguyên nhân giá vàng tăng cao chủ yếu là do cầu về vàng tăng lên trước động thái các ngân hàng trung ương (NHTƯ) tích cực sử dụng vàng trong cơ cấu dự trữ quốc gia.

Đặc biệt, sự hội nhập kinh tế thế giới làm cho các ngân hàng không chỉ cạnh tranh nội địa với nhau mà còn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đổ bộ ngày càng nhiều vào Việt Nam với quy mô vốn lớn và công nghệ hiện đại

Một phần của tài liệu nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng bidv chi nhánh tây nam quảng ninh (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w