TÂY NAM QUẢNG NINH
2.1.3.2 Huy động tín dụng:
Trước yêu cầu của nhiệm vụ mới chuyển hoạt động sang kinh doanh đa năng tổng hợp. Có thể nói tín dụng là tiếp nối của hoạt động huy động vốn. Hoạt động tín dụng thực sự phát triển lớn mạnh cả chiều rộng và chiều sâu, góp phần thúc đẩy nền kinh tế.
Bảng 2.4 Cơ cấu tín dụng của chi nhánh năm từ 2008-2011
( đơn vị: triệu VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
- tín dụng 890.900 943.800 970.600 1.170.000
+ cho vay ngắn hạn 190.650 218.000 290.500 400.00 +cho vay dài và trung hạn 630.000 620.000 510.500 560.600 +cho vay đồng tài trợ 60.150 135.000 161.000 200.800 +cho vay theo kế hoạch nhà nước 10.100 10.300 8.600 8.300
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của chi nhánh qua các năm) Nhìn chung, doanh số tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2008-2011 tăng trưởng không đều, trung bình là 9,6%
Trong đó cho vay ngắn hạn và cho vay đồng tài trợ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong hoạt động cho vay. Cụ thể như sau: Cho vay ngắn hạn hầu như tăng qua các năm nhưng tăng cao nhất là năm 2011 đạt 40%. Nguyên nhân là vì năm này được coi là năm dịch vụ, do đó những khoản vay tiêu dùng, cho vay thấu chi… được đẩy mạnh, bên cạnh đó năm này là năm kết thúc đề án cơ cấu lại theo đó việc kiểm soát cơ cấu tín dụng chặt chẽ, chất lượng tiếp tục
được thực hiện nên giảm cho vay trung- dài hạn, thực hiện tích cực phân loại khách hàng và tăng cường nhóm khách hàng DN nhỏ và vừa. Các năm nhìn chung là tăng, năm 2010 việc cho vay doanh nghiệp nhà nước giảm thay vào đó là cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay thương mại- dich vụ tăng mạnh so với năm 2009. Năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế nên tốc độ tăng trưởng thấp so với năm 2008. Cùng với cho vay ngán hạn thì cho vay đồng tài trợ với ưu điểm của hoạt động này là chia sẻ rủi ro, cộng thêm chất lượng quản lý vốn hiệu quả của chi nhánh do đó mà hoạt động này không ngừng tăng qua các năm khá đều đặn.
Trong khi đó cho vay theo kế hoạch nhà nươc, ủy thác thì giảm trong giai đoạn 2009-2011. Năm 2008 các hoạt động đều có tốc độ tăng trưởng thấp do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho nền kinh tế chững lại, hoạt động kinh doanh gạp khó khăn và ngân hàng cũng quản lý tín dụng chặt chẽ hơn để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Với nguyên tắc “ Hợp tác – phát triển – bền vững” thì bên cạnh việc duy trì quan hệ tốt với khách hàng truyền thống thì chi nhánh còn mở rộng quan hệ khách hàng cùng với danh mục sản phẩm tín dụng ngày càng đa dạng hóa, cải tiến quy trình, lắng nghe ý kiến khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ.