TÂY NAM QUẢNG NINH
2.4.1.2 Điểm yếu và các nguyên nhân:
Thị phần còn thấp so với VCB, ACB. Nguyên nhân là do:
- Thứ nhất, hoạt động TTQT chưa được coi là hoạt động dịch vụ trọng yếu tại chi nhánh, bởi chi nhánh có truyền thống về hoạt động tín dụng.
- Thứ hai, phân khúc thị trường của chi nhánh chủ yếu là các tập đoàn, công ty lớn nên không thể bằng ngân hàng khác với phân khúc đa dạng hơn. - Thứ ba, trong thời gian 5 năm trở lại đây BIDV thực sự dần chú ý tới phân khúc thị trường các doanh nghiệp nhỏ nhưng phân khúc này lại bị cạnh tranh mạnh bởi VCB, ACB, Agribank…do đó kết quả đạt được còn thấp. - Thứ tư, do công tác marketing cho hoạt động TTQT còn yếu, nên việc thu hút khách hàng mới vào hoạt động TTQT đạt két quả chưa cao.
Chưa phát huy được hoạt động marketing ngân hàng nói chung,
nguyên nhân là do:
- Một là, không riêng gì BIDV mà hầu hết các ngân hàng đều chưa chú trọng đến hoạt động marketing cho ngân hàng nói chung và cho hoạt động TTQT nói riêng, hầu như là để khách hàng tự tìm đến với mình hoặc là khách hàng nội bộ.
- Hai là, là do chi nhánh thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của hội sở đưa xuống nên chưa chủ động trong hoạt động marketing để thu hút khách hàng, mặt khác đây là hoạt động tốn chi phí, yêu cầu có sự đầu tư thích đáng cả về thời gian và chất lượng do đó đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng cả về thời gian và chất lượng do đó cần có kế hoạch hoặc đầu tu từ hội sở xuống.
Mức độ đa dạng của các phương thức TTQT cà các hoạt động hỗ trợ còn thấp so với một số đối thủ cạnh tranh lớn như VCB, ACB…còn thấp. Tại chi nhánh ngoài các dịch vụ truyền thống, không có bất cứ sự khác biệt nào so với các đối thủ cạnh tranh khác nên khó gây án tượng với khách hàng về hoạt động TTQT của chi nhánh. Nguyên nhân là do:
- Đặc trưng của chi nhánh là hoạt động tín dụng nên chưa đầu tư nhiều cho hoạt động TTQT
- Nhóm khách hàng truyền thống với những nhu cầu về hoạt động TTQT không đa dạng do đó chưa tạo động lực đổi mới cho chi nhánh
- Quy mô của phòng TTQT còn nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh, nhưng việc này đang được cải thiện bằng việc chi nhánh đã tuyển thêm rất nhiều thanh toán viên trong thời gian qua.
Các doanh nghiệp là khách hàng lâu năm chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, xuất khẩu than, công nghiệp chế biến, mà đây lại là những lĩnh vực khá nhạy cảm với thị trường quốc tế do đó khi có khủng hoảng hay bất ổn chính trị, kinh tế hay với những thay đổi tỷ giá thì chi nhánh cũng bị những ảnh hưởng rõ rệt. Nguyên nhân là do những ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hoạt động TTQT đã được trình bày ở 2.2.1.1
2.4.1.3 cơ hội:
Tỉnh Quảng Ninh năm nay có dự án trọng điểm do chính phủ chỉ thị “ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh năm 2012” đây sẽ là cơ hội tốt cho các ngân hàng trên địa bàn tỉnh nói chung và chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh nói riêng.
Bắt đầu từ năm 2007 Việt Nam mở cửa nền kinh tế và cho phép các ngân hàng nước ngoài vào mở chi nhánh tại Việt Nam, với tiềm năng của kinh tế và thị trường Việt Nam xét về dài hạn thì cạnh tranh ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt. Hợp tác với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để mở
rộng quan hệ đại lý từ đó tăng sức cạnh ranh của hoạt động TTQT cuar BIDV nói chung và chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh nói riêng
Sự hỗ trợ của chính phủ và WB trong việc cơ cấu lại và hiện đại hóa ngân hàng chính là cơ hội để BIDV học hỏi công nghệ, kinh nghiệm quản lý tổ chức và kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngâ hàng đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu của BIDV
Phát huy thế mạnh về công nghệ có được, những đầu tư về công nghệ của BIDV trong vòng 10 năm qua đã giúp BIDV có hạ tầng công nghệ chất lượng cao hiện đại, đáp ứng được nhu cầu trong nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, chính vì thê chi nhánh cần tận dụng nhưng cơ hội và lợi thế mà BIDV đã có