Tình hình kinh tế trong nước:

Một phần của tài liệu nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng bidv chi nhánh tây nam quảng ninh (Trang 56 - 59)

TÂY NAM QUẢNG NINH

2.2.1.2 tình hình kinh tế trong nước:

+ Trong giai đoạn 2008-2011, Việt Nam được các tổ chức kinh tế thế giới như WB, IMF, ADB,... đánh giá là có tốc độ tăng trường GDP ổn định và đều đặn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, bình quân giai đoạn 2008-2011 tăng trưởng kinh tế của nước ta đạt 6,14% (xem hình 2.1) mặc dù thấp hơn giai đoạn 2005-2007 (8,34%) nhưng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP của toàn thế giới giai đoạn 2008-2010 (2,27% - Nguồn: Tổng hợp từ CIA World Factbook) và nếu so sánh với các quốc gia khác trên thế giới thì là một con số khá ấn tượng và tương đối cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Các tổ chức này cũng đưa ra dự báo rằng, trong giai đoạn 2011- 2015, mặc dù kinh tế thế giới tiếp tục gặp khó khăn nhưng Việt Nam vẫn giữa được mức độ tăng trưởng ổn định trong khoảng 6,8-7%. Với tốc độ tăng trưởng ổn định như vậy, Việt Nam tiếp tục là điểm đến lý tưởng với môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI với nhiều khu công nghiệp, chế xuất được xây dựng khắp cả nước.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2008-2011 (%)

Trong giai đoạn 2008-2010, hoạt động XNK của Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ. Kim ngạch XNK của nước ta trong giai đoạn này nhìn chung là tăng với tốc độ khá ổn định trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân khoảng 15,5%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng bình quân khoảng 12,2%/năm. (Xem bảng 2.6)

Bảng 2.6: XNK của Việt Nam giai đoạn 2007-2010

2007 2008 2009 2010

Xuất khẩu Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) 48,6Tốc độ tăng trưởng (%) 21,9 62,729,1 57-8,9 72,226,4 Nhập khẩu Giá trị nhập khẩu (tỷ USD) 62,8Tốc độ tăng trưởng (%) 39,8 80,728,6 69,9-13,3 84,821,2

Nhìn vào bảng 2.6 ta có thể thấy rằng sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, giá trị XNK của Việt Nam đều tăng qua các năm trừ năm 2009 do chịu tác động xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong đó các đối tác thương mại chính của Việt Nam phải kể đến ASEAN, EU, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Công, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga.

Hoạt động XNK có quan hệ rất chặt chẽ với hoạt động TTQT, vì vậy khi giá trị và khối lượng hàng hoá XNK tăng lên qua từng năm thì nhu cầu về các phương thức TTQT cũng không ngừng tăng lên. Đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng XNK chủ yếu của Việt Nam được nêu ở trên thì nhu cầu về các hình thức TTQT lại càng lớn hơn.

+ Cũng trong giai đoạn 2008-2011, tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh.

Bảng 2.7: Vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2007-2010 (Tỷ USD)

2008 2009 2010 2011

Vốn FDI

- Vốn đăng ký mới và tăng thêm 21,3 71,7 23,1 18,6

- Vốn thực hiện 8,0 11,5 10,0 11

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bảng 2.7 cho thấy, trong giai đoạn 2008-2011 số vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm luôn tăng cao qua từng năm, kéo theo đó là số lượng các doanh nghiệp có vốn FDI được thành lập mới và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tất cả các ngành, các lĩnh vực cũng tăng theo. Và theo các số liệu của FIA, tính đến ngày 21 tháng 12 năm 2011 cả nước có 969 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 17,23 tỷ USD, cả nước có 12.213 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 192,9 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI không chỉ bán các sản phẩm ở thị trường Việt Nam mà họ còn xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới đồng thời nhập một phần nguyên liệu phục vụ sản

xuất từ nước ngoài. Vì vậy, nhu cầu về các gói dịch vụ TTQT của các doanh nghiệp này là rất lớn.

Một phần của tài liệu nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng bidv chi nhánh tây nam quảng ninh (Trang 56 - 59)