7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Ứng dụng bản đồ tư duy vào đọc hiểu các kiểu văn bản nghệ thuật
Như ta đã biết, đối tượng tìm hiểu của đọc hiểu văn bản là các văn bản nghệ thuật hoặc nghị luận, văn bản nhật dụng. Ở trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 hiện hành, chúng tôi thống kê có 30 bài đọc hiểu văn bản nghệ thuật, trong đó: văn bản tự sự có 16 bài ( trong đó truyện tự sự 12 bài, thơ tự sự 4 bài), thơ trữ tình có 12 bài, kịch bản văn học có 2 bài.
Nếu như các văn bản nghị luận thường có lập luận theo một logic chặt chẽ, việc ứng dụng bản đồ tư duy hỗ trợ đọc hiểu văn bản đó sẽ thuận lợi hơn. Nhưng đối với văn bản nghệ thuật, mọi việc lại có phần khác. Tư duy được thể hiện trong văn nghệ thuật là tư duy hình tượng, sự vật, sự việc, hiện tượng,... xuất hiện không theo một trình tự nhất định. Vì vậy, muốn dùng bản đồ tư duy để biểu hiện một văn
bản, người học phải tìm ra mạch nội dung hoặc cảm xúc của văn bản đó (xét đơn thuần về mặt ý).
2.2.1.1. Đối với các văn bản tự sự
Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Tự sự là phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại các tác phẩm văn học. Nếu tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan về nó, thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người. Trong tác phẩm tự sự, nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình. Nhưng ở đây tư tưởng và tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng dường như không có sự phân biệt nào cả.
…Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch. Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng, bao gồm chi tiết sự kiện, ngoại hình, nội tâm, tính cách của nhân vật, chi tiết ngoại cảnh, phong tục, đời sống văn hóa, lịch sử, chi tiết liên tưởng, tưởng tượng, hoang đường mà không nghệ thuật nào tái hiện được” [10, 317].
Từ đặc điểm trên đây, chúng ta có thể ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu các văn bản tự sự theo phương hướng sau:
Trước hết, chúng ta cần phải tiếp cận văn bản một cách thật đầy đủ để nắm được nội dung kiến thức tổng thể, nắm được cốt truyện, các sự kiện chính, nhân vật chính, nhân vật phụ, hệ thống ngôn ngữ, cấu trúc văn bản, các yếu tố nghệ thuật và cả tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong đó.
Tiếp đó, giáo viên cho học sinh xác định mạch kiến thức trong văn bản cần phân tích theo nội dung nào: theo sự kiện hay tuyến nhân vật, theo vấn đề lớn nhà văn đề cập tới hay theo trình tự kể và tả của nhà văn…. Từ việc xác định các nội dung trên, giáo viên gợi dẫn học sinh xác định chủ đề chính, xác định từ khóa, hình
ảnh trung tâm và gợi dẫn cho học sinh phát triển ý trên cơ sở chủ đề chính cần phân tích và hoàn thành các ý con cấp 1, 2, 3,… bằng một bản đồ tư duy hoàn chỉnh, từ đó học sinh dễ dàng rút ra ý nghĩa nhan đề của truyện, tư tưởng và tài năng sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.
Với văn bản tự sự, giáo viên có thể cho học sinh ứng dụng bản đồ tư duy để khám phá giá trị trị nội dung, giá trị nghệ thuật văn bản, dựa vào bản đồ tư duy học sinh có thể đọc sáng tạo văn bản văn học. Ví dụ, đọc truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, trước hết người đọc phải hiểu được các nhân vật cùng hoàn cảnh sống, tính cách của những con người này, hiểu được tư tưởng, thái độ, tình cảm của Nam Cao khi khắc họa các nhân vật đó. Chính ở đây, người đọc đánh giá được tài năng của nhà văn trong việc cảm nhận cuộc sống và sử dụng ngôn ngữ biểu hiện. Vậy để lập bản đồ tư duy cho văn bản này, người đọc phải chú ý đến hai hệ thống: hình tượng nhân vật và tác giả. Trong hệ thống hình tượng nhân vật, người đọc phải biết chọn ra được các nhân vật chính, nhân vật phụ. Mỗi nhân vật đều được tác giả thể hiện bằng những chi tiết, tình tiết cụ thể duy nhất không lẫn lộn. Ông giáo cũng sống ở vùng quê như lão Hạc, nhưng là một người có “chữ nghĩa”, biết lắng nghe, cảm thông, chia sẻ,... được người nông dân trông cậy, gửi gắm. Ông giáo cũng là một người có suy nghĩ sâu sắc về nhân tình thế thái, về cuộc đời, về con người. “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương” [20, 44]. Còn với lão Hạc, một nhân vật trung tâm được Nam Cao gửi gắm vào đó những tư tưởng nhân sinh sâu sắc. Chỉ trong cuộc trò chuyện với ông giáo, chúng ta có thể tái hiện được bằng một bản đồ tư duy mạch lạc.
[Xem phụ lục 7]
Tác giả Nam cao đã sáng tạo ra cả một câu chuyện với lối dẫn dắt dung dị mà cảm động, diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ quen thuộc, gần gũi mà độc đáo, thể hiện được thái độ trân trọng, tấm lòng đồng cảm, sẻ chia, thương xót với số phận của người nông dân.
2.2.1.2. Đối với các văn bản trữ tình
Các tác phẩm văn học mang đậm chất trữ tình thường phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan, thể hiện tâm trạng, cảm xúc và cái Tôi trữ tình độc đáo thường xuất hiện dưới dạng nhân vật trữ tình. “Nội dung của phương thức trữ tình đòi hỏi một hình thức thể hiện phù hợp, tương ứng. Lời văn của tác phẩm trữ tình phải hàm xúc, giàu nhịp điệu. Chính vì thế, tác phẩm trữ tình có thể được viết bằng thơ hoặc văn xuôi, nhưng thơ vẫn là hình thức tổ chức ngôn từ phù hợp nhất” [10, 307]. Vì vậy, chúng ta có thể ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học văn bản trữ tình (mà chủ yếu là thơ trữ tình) theo cách riêng của nó.
Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh đời sống, thể hiện những tâm trạng, những xúc cảm mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu.
...Thiên về biểu hiện cảm xúc, hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ có nhịp điệu là những đặc trưng cơ bản của thơ. Cũng trên cơ sở này mà xuất hiện khái niệm chất thơ để chỉ những sáng tác văn học (bằng văn xuôi hoặc văn vần) giàu xúc cảm, nội dung cô đọng, ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu.
... Thơ là hình thái văn học đầu tiên của loài người. Ở nhiều dân tộc, trong một thời gian tương đối dài, các tác phẩm văn học đều được viết bằng thơ. Vì thế trong lịch sử văn học của nhiều dân tộc từ thế kỷ thứ XVII trở về trước, nói đến thơ ca tức là nói đến văn học.
Tùy theo yêu cầu nghiên cứu, có thể chia thơ theo những tiêu chí khác nhau: Dựa vào phương thức phản ánh, có thể chia ra: thơ tự sự, thơ trữ tình Dựa vào thể luật có thể chia ra: thơ cách luật và thơ tự do
Xét về mặt gieo vần có thể chia ra: thơ có vần và thơ không có vần
Cũng có khi người ta phân loại theo thời đại như thơ Đường, thơ Tống, thơ Lý - Trần...Ngoài ra, người ta còn phân loại theo nội dung như: thơ tình yêu, thơ triết lý, thơ chính trị, thơ đời thường...(Từ điển thuật ngữ văn học -NXBGD, HN 1997, Tr 254-255).
Như vậy, chúng ta có thể cảm nhận chung về bài thơ từ các mặt: đề tài, thể thơ, bố cục và hình tượng thơ. Đọc thơ là để cảm nhận xem bài thơ viết về cái gì? Bằng thể thơ nào? Gồm mấy phần? Hình tượng khách thể là gì? Hình tượng chủ thể (tác giả) có không?
Từ đó, chúng ta có thể thâm nhập hình tượng thơ qua kết cấu và ngôn từ. Trong tác phẩm thơ, nhất là trong bài thơ trữ tình, chủ yếu là tác giả trình bày thế giới nội tâm chủ quan của mình. Hiện thực khách quan đi vào thơ chỉ là phương tiện để nhà thơ bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của mình trước hiện thực. Trong tác phẩm thơ thường nổi lên hình tượng của hiện thực khách quan và tâm tư của nhà thơ (hình tượng khách thể và hình tượng chủ thể).
Vì vậy, khi ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học văn bản thơ, người học cần phải tái hiện hai loại hình tượng đó bằng một từ khóa trung tâm đồng thời tìm ra những yếu tố chứa đựng trong đó hiện thực khách quan, yếu tố chủ quan (cảm xúc, tâm tư của chủ thể). Rồi sau đó đi sâu phân tích kết cấu, phân tích ngôn từ, phân tích những hình ảnh cụ thể, chi tiết cụ thể để cảm và hiểu được những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác phẩm (phương thức trên cần vận dụng linh hoạt trong từng tác phẩm).
Ví dụ, với bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy (SGK Ngữ văn 9 Tập 1), đó là một bài thơ 5 chữ có cả yếu tố tự sự và chất trữ tình độc đáo. Đặc điểm của bài thơ này là chủ thể trữ tình (nhà thơ) ẩn đằng sau những câu thơ không có chủ ngữ: “Hồi nhỏ sống với đồng...Hồi chiến tranh ở rừng, vầng trăng thành tri kỷ...” Nhà thơ cứ thế mà kể câu chuyện giữa mình với vầng trăng và trực tiếp bày tỏ cảm xúc, suy tư của mình.
Vì vậy, hiện thực khách quan ở đây chính là câu chuyện diễn ra giữa nhà thơ và vầng trăng với không gian một vũ trụ của vầng trăng cao rộng, một cảnh vật trần thế và con người nhỏ bé, không gian nhỏ bé trong ánh điện của căn phòng và không gian sáng và thoáng đãng của đêm trăng bầu trời. Với thời gian là: hồi nhỏ, hồi chiến tranh và thời gian hiện tại. Còn hình tượng trung tâm luôn đối diện nhau trong suốt chặng đường thời gian đó chính là “Vầng trăng tri kỷ” và nhà thơ. Từ lớp nghĩa thứ nhất với câu chuyện giữa nhà thơ và vầng trăng đó, người đọc không thể không nhận ra cảm xúc và chiều sâu tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong đó. Bố cục của bài thơ năm chữ với sáu khổ thơ cũng được chia ra hết sức hài hòa, cân đối, hai khổ thơ đầu mô tả khung cảnh, thời gian mà câu chuyện diễn ra giữa nhà thơ với vầng trăng
trong quá khứ tươi đẹp, hai khổ thơ giữa là khung cảnh, thời gian của câu chuyện giữa nhà thơ và vầng trăng trong hiện tại với sự “vô tình” của con người. Hai khổ thơ cuối bộc lộ cảm xúc và tâm tư của tác giả “trăng cứ tròn vành vạnh; kể chi người vô tình”, người bạn tri kỉ trước đây vẫn vẹn nguyên tình nghĩa và bao dung, sẵn sàng tha thứ đối với “người vô tình”. Chính vì vậy mà nhà thơ đã “giật mình” tỉnh ngộ và cảm thấy người bạn tri kỉ đang nghiêm khắc nhắc nhở mình “ánh trăng im phăng phắc; đủ cho ta giật mình”. Phải chăng nhà thơ “giật mình” trước sự suy thoái về đạo đức, về lối sống của xã hội (trong đó có bản thân mình): khi được sống trong hòa bình ở thành phố đã vội vã quên đi qúa khứ lam lũ ở làng quê và những hy sinh mất mát thời chiến tranh.
Để ứng dụng bản đồ tư duy ở bài này, giáo viên có thể cho học sinh vẽ bản đồ tư duy với mạch kiến thức cơ bản ứng với các từ khóa là “Ánh trăng” và “Đèn điện tắt”, hoặc ứng với mạch cảm xúc của nhà thơ... Có thể sơ đồ hóa nội dung kiến thức toàn bài theo hướng sau: [5, 83]
[ Xem phụ lục 6]
Nói tóm lại, ứng dụng bản đồ tư duy trong đọc hiểu các văn bản trữ tình (chủ yếu là thơ trữ tình), người học cần phân định rõ các yếu tố sau: Hình tượng hiện thực khách quan, hình tượng nhân vật trữ tình, phân tích các hình ảnh cụ thể kết dệt nên hình tượng, phân tích ngôn từ, tìm hiểu chủ đề tư tưởng của tác phẩm: vấn đề được đặt ra trong tác phẩm, thái độ của tác giả trước vấn đề đó.
2.2.1.3. Đối với kịch bản văn học
Bên cạnh các thể loại tự sự, trữ tình, phần đọc hiểu văn bản nghệ thuật trong SGK Ngữ văn lớp 9 còn có hai tác phẩm thuộc thể loại kịch.
Theo từ điển thuật ngữ văn học, kịch được hiểu theo 2 cấp độ:
- Về cấp độ loại hình: kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc. Vì vậy, kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Song, nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ và lời nói (riêng kịch câm không diễn tả bằng lời).
Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột muôn thuở mang tính toàn nhân loại (như giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, ước mơ và hiện thực,...). Những xung đột ấy được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật và theo những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch tính, tức là những sự căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật.
Phần lớn kịch được xây dựng trên hành động bên ngoài với những diễn biến của chúng và theo nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại của các nhân vật. Tuy nhiên, cũng có hành động bên trong, qua đó nhân vật chủ yếu là suy ngẫm và chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức căng thẳng.
Trong kịch, những lời phát biểu của các nhân vật (trong đối thoại hoặc độc thoại) nói lên hành động, ý chí và sự tự khám phá tích cực của họ có một ý nghĩa quyết định. Còn những lời trần thuật (câu chuyện kể của nhân vật về những điều đã qua, sự thông báo của người dẫn truyện, những lời chỉ dẫn của tác giả trong kịch bản) chỉ đóng vai trò thứ yếu và nhiều khi không cần đến.
Về mặt kết cấu, vở kịch thường chia làm nhiều hồi, cảnh, nhằm tạo ra sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch, đồng thời làm cho cái được trình diễn mang màu sắc xác thực của đời sống... Qua các thế kỷ khác nhau, mối quan hệ giữa ba yếu tố: thời gian, địa điểm và hành động trong kết cấu của kịch không ngừng thay đổi tùy theo quan niệm của người sáng tác và quy mô tầm vóc của những sự kiện, biến cố được phản ánh.
Trên cấp độ loại hình, kịch bao gồm nhiều thể loại: bi kịch, hài kịch, chính kịch cùng nhiều tiểu loại và biến thể khác nhau.
- Về cấp độ loại thể:
Thuật ngữ kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học - sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch cũng còn gọi là chính kịch. Cũng giống như hài kịch, kịch tái hiện cuộc sống riêng của con người bình thường nhưng mục đích chính không phải là cười nhạo, chế giễu các thói hư, tật xấu mà là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính với xã hội. Và cũng giống như bi kịch, kịch chú trọng tái hiện những mâu thuẫn gay gắt, song những xung đột của nó không căng thẳng đến tột độ, không mang tính chất vĩnh hằng và về nguyên tắc có thể giải quyết được ổn thỏa” [7, 141-143].
Như vậy, từ những đặc điểm nổi bật nêu trên của kịch bản văn học, chúng ta có thể khai thác các vở kịch bằng kỹ thuật bản đồ tư duy giúp học sinh nhanh chóng