Kết quả thu được sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản văn chương ở lớp 9 (Trang 91 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

3.6.2.Kết quả thu được sau thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được chúng tôi đánh giá qua năng lực hiểu bài, nhớ kiến thức, qua thao tác và kỹ năng ứng dụng bản đồ tư duy, qua kết quả bài kiểm tra sau giờ học. Bài kiểm tra sau giờ học của mỗi học sinh gồm 4 bài được lấy điểm trung bình cộng. Sau đây là kết quả cụ thể:

Trƣờng Lớp Dạng lớp Số HS Kết quả Giỏi Khá TB Yếu Kém THCS Tân Bắc- QB-HG 9A TN 32 2 6.3% 13 40.6% 15 46.8% 2 6.3% 0 9C ĐC 32 1 3.1% 11 34.4% 16 50% 4 12.5% 0 THCS Yên Biên- TP HG 9A TN 38 5 13.2% 16 42.1% 16 42.1% 1 2.6% 0 9C ĐC 38 3 7.9% 17 44.7% 15 39.5% 3 7.9% 0

*) Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm: là kết quả chung của cả 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng được tính % trung bình.

Số HS Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

70

Giỏi Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Kém

7 10% 29 41.4% 31 44.3% 3 4.3% 0 4 5.7% 28 40% 31 44.3% 7 10% 0 3.7. Kết luận về thực nghiệm

Từ những số liệu cụ thể thu được sau khi thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận ban đầu việc ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học đọc hiểu văn bản ở lớp 9 và những tác động của nó đến việc dạy học như sau:

3.7.1. Đối với giáo viên

Bản đồ tư duy là kỹ thuật dạy học trong quan điểm và các phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Nhưng bản đồ tư duy mới được xây dựng cơ bản về mặt lý thuyết trong lĩnh vực giáo dục, về phần ứng dụng đã được triển khai song thực sự chưa sâu rộng, chưa phổ biến, và đặc biệt trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn thì việc ứng dụng là khó hơn so với các môn KHXH khác. Vì thế khi ứng dụng, đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian công sức. Giáo viên không những phải nắm chắc nội dung bài đọc hiểu như thường lệ mà cũng cần phải dành nhiều tâm huyết để tìm hiểu thêm về lý thuyết bản đồ tư duy, tìm hiểu về đặc điểm, bản chất, cơ chế hoạt động và các trường hợp có thể ứng dụng của nó.

Sau khi đã được chúng tôi giới thiệu về đề tài nghiên cứu này, giáo viên từ chỗ còn tương đối e ngại vận dụng thì sau khi làm thực nghiệm đều nảy sinh hứng thú, có ý muốn tự nghiên cứu thêm các tài liệu hỗ trợ, kết quả thu được đáng ghi nhận đầu tiên là giáo viên bắt đầu nắm chắc kỹ thuật bản đồ tư duy và ứng dụng công cụ này vào các trường hợp đọc hiểu văn bản cụ thể. Mặc dù bản đồ tư duy được các giáo viên tạo lập vẫn còn tương đối đơn giản, song qua trao đổi thường xuyên giữa hai bên cũng giúp giáo viên ngày càng hoàn thiện hơn những kỹ năng, thao tác cần thiết để làm cho bản đồ tư duy phong phú hơn.

Trước khi vào tiết thực nghiệm chính thức, các giáo viên tham gia đều dành thời lượng nhất định để triển khai tới học sinh các ứng dụng bản đồ tư duy trong đọc hiểu văn bản theo nội dung đề tài này. Nhưng vì đây là công cụ mới trong lĩnh vực đọc hiểu văn bản nói riêng nên giáo viên không tránh khỏi những lúng túng bước đầu, nhất là việc phát triển các ý tưởng ở mức độ sâu. Tuy nhiên, sau khi thực hiện thì giáo viên đã ứng dụng bản đồ tư duy thành thạo hơn, đưa ra được các tình huống vận dụng hợp lý, chặt chẽ, phù hợp với logic của bài đọc hiểu văn bản ở các kiểu bài khác nhau.

Qua quan sát và lấy ý kiến đánh giá của giáo viên sau tiết dạy thực nghiệm, có thể nhận thấy việc ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực sau đây:

- Nội dung kiến thức được trình bày một cách ngắn gọn, khoa học, rõ ràng, dễ đọc, dễ nhớ.

- So với các hình thức các phương pháp và kỹ thuật dạy học khác thì bản đồ tư duy có thể kết hợp với hoạt động nhóm, hoạt động dạy học nêu vấn đề, dạy học vấn đáp, các kỹ thuật công não, lắng nghe và phản hồi tích cực,… một cách thuận lợi hơn.

- Phát huy được vai trò chủ đạo của giáo viên và vai trò chủ động của học sinh trong việc xây dựng ý tưởng, mở rộng phát triển ý, không mang tính áp đặt.

- Giáo viên có thể dễ dàng kiểm tra được mức độ sáng tạo, tư duy logic cũng như sự nhanh, chậm trong phản xạ của học sinh. Từ đó có thể điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với các đối tượng.

- Dạy học bằng bản đồ tư duy trong đọc hiểu văn bản giúp giáo viên lấy lại được sự chú ý, hứng thú của học sinh trong giờ học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo ra một giờ đọc hiểu văn bản sinh động hơn.

3.7.2. Đối với học sinh

Khi được làm việc với bản đồ tư duy, các em học sinh khá hào hứng, vì theo ý kiến của nhiều em, giờ học như thế sẽ sinh động hơn “vừa được học, được vẽ, được tự do nêu ra ý tưởng của mình”; sẽ không hạn chế sự tưởng tượng của các em. Chính điều này khiến cho các em cảm thấy giờ đọc hiểu văn bản không còn áp lực, ít nhàm chán, máy móc, và học sinh được thể hiện mình nhiều hơn.

Sau giờ thực nghiệm, chúng tôi cung cấp thêm cho học sinh một số tài liệu liên quan để tham khảo và nhận thấy học sinh đã bắt đầu có nhiều hiểu biết, kỹ năng ứng dụng trong việc triển khai một bản đồ tư duy ở dạng đơn giản. Mặc dù đối với phần đọc hiểu văn bản có những nét đặc thù song có thể thấy học sinh đã nắm được các thao tác phân tích, phát triển vấn đề bằng bản đồ tư duy. Qua đó, chúng ta có thể chỉ ra được những ảnh hưởng tích cực đối với học sinh khi ứng dụng bản đồ tư duy vào đọc văn bản như sau:

- Học sinh rất hứng thú và tích cực tham gia vào lập bản đồ tư duy cho bài học. - Trong giờ học, các em học sinh được phát huy hết khả năng và những tiềm năng sáng tạo của mình không còn ý thức dựa dẫm vào giáo viên hay ỷ lại vào người khác.

- Học sinh có thêm cách thức mới để phân tích và phát triển tri thức văn học một cách hiệu quả, lại ít tốn thời gian và bao quát được toàn nội dung văn bản, nội dung vấn đề.

- Với bản đồ tư duy, học sinh có thể ghi chép nhanh chóng kết hợp với các hình ảnh, đường nét sinh động giúp các em nhớ nhanh, nhớ lâu hơn. Khả năng tái hiện kiến thức sau giờ học được tăng cường.

Những kết quả ghi nhận được nêu trên cũng được xem là một cơ sở quan trọng giúp chúng tôi khẳng định hiệu quả ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản. Bước đầu ứng dụng có thể sẽ gặp nhiều khó khăn với cả giáo viên và học sinh, song nếu kiên trì phổ biến, ứng dụng thật nhiều hơn đối với các giờ đọc hiểu văn bản thì nhất định bản đồ tư duy sẽ phát huy tác dụng tốt.

*) Một số nội dung được bổ sung sau thực nghiệm:

Để quá trình thực nghiệm được hoàn tất và thực sự đưa việc ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đạt hiệu quả với mức độ khả thi cao, sau khi đã phân tích những ưu điểm, tồn tại của thực tế ứng dụng bản đồ tư duy vào đọc hiểu văn bản, chúng tôi bổ sung nội dung phương hướng sau:

Thứ nhất, về việc xây dựng giáo án; giáo viên khi ứng dụng bản đồ tư duy nên xây dựng giáo án theo quan điểm dạy học tích hợp (chủ yếu là tích hợp giữa các

phần Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt và Làm văn); về nội dung ứng dụng bản đồ tư duy cần có yêu cầu và hệ thống câu hỏi định hướng như: trước khi trả lời câu hỏi này, em hãy lập một bản đồ tư duy để xác định các ý chính trong bài? Chủ đề trung tâm của bài viết là gì? Từ chủ đề trung tâm, em hãy phát triển ra các ý cần có tiếp theo là gì? Hãy chứng tỏ được rằng em chọn ý đó là phù hợp? Hãy khoanh vùng bản đồ tư duy mà em thấy có nội dung phù hợp nhất? Dựa vào bản đồ tư duy đã lập, em hãy trả lời câu hỏi, xây dựng bài viết cụ thể hoặc đưa ra bài phát biểu,… về vấn đề đó? Và giáo viên cũng có thể hỏi vì sao em lại lựa chọn phần bản đồ ấy?

Cùng với hệ thống câu hỏi định hướng cho bản đồ tư duy thì giáo viên cần xây dựng (theo ý hiểu của giáo viên) một bản đồ tư duy để thực hiện được nội dung bài học nêu ra để định hướng cho học sinh (khi cần). Từ đó các em có thể tham khảo, sáng tạo ra bản đồ tư duy theo cách riêng của mình mà vẫn đảm bảo nội dung kiến thức cần chiếm lĩnh, đồng thời cũng giúp giáo viên chủ động hơn trong quá trình dạy học.

Thứ hai, bản đồ tư duy là một kỹ thuật dạy học trong hệ thống các kỹ thuật dạy học tích cực khác như: công não, các mảnh ghép, khăn phủ bàn, kỹ thuật phòng tranh, bể cá…, và các phương pháp dạy học như vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành luyện tập…Vì vậy trong quá trình dạy và học, giáo viên và học sinh cần kết hợp tốt nhất, phù hợp nhất với các phương pháp, kỹ thuật dạy học khác để làm phong phú thêm bài học, giúp học sinh đạt hiệu quả cao trong học tập. Tránh tuyệt đối hóa một phương pháp hay một kỹ thuật dạy học nào đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

1. Với nền khoa học công nghệ phát triển vượt trội và nhanh như vũ bão hiện nay, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục là một xu thế tất yếu. Bởi sự giáo dục tiên tiến, hiện đại ở nhà trường sẽ góp phần không nhỏ trong việc tạo ra sản phẩm - là những con người có tri thức, năng lực thực tiễn, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển xã hội tri thức trong tương lai.

Từ những yêu cầu đặt ra, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI cũng nêu rõ những khâu đột phá mới để từng bước xây dựng đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH. Một trong ba khâu đột phá mà Đảng ta đề ra là “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” và Đảng đã xác định giáo dục giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, giáo dục cần phải được đổi mới về chương trình, nội dung và phương pháp dạy học. Theo đó, luật Giáo dục cũng nêu rõ “Phương pháp dạy học phổ thông, phát huy tính tích cực , tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Như vậy có thể nói, đổi mới phương pháp giáo dục về cơ bản cần hướng tới hai nội dung:

Một là, nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học nằm ở chỗ biến hoạt động giáo dục thành hoạt động tự giáo dục, nghĩa là thay đổi vai trò của học sinh. Nếu như trước kia, học sinh đóng vai trò khách thể tiếp nhận tri thức từ phía giáo viên, thì nay học sinh được coi là những chủ thể tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo, tự phát hiện tri thức mới trên cơ sở hướng dẫn, điều chỉnh của giáo viên. Việc coi trọng vị trí trung tâm của học sinh dẫn tới một hệ quả quan trọng là phải làm sao để gia tăng hứng thú, nhu cầu tự học và khả năng sáng tạo ở học sinh.

Hai là, đổi mới phương pháp dạy học văn bao gồm cả vấn đề áp dụng những phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại. Điều này phản ánh quá trình tiếp nhận những thành quả từ sự phát triển khoa học công nghệ cũng như sự giao thoa giữa các ngành khoa học trong thời đại ngày nay. Nó cho thấy sự mới mẻ trong dạy học và sự bắt nhịp kịp thời của giáo dục Việt Nam với các nền giáo dục tiên tiến

khác trên thế giới. Trong đó, ứng dụng bản đồ tư duy là một công cụ, một kỹ thuật hiện đại trong việc nâng cao chất lượng dạy học cùng với hàng loạt các phương pháp, phương tiện hiện đại khác.

Bản đồ tư duy là một lý thuyết đã được xây dựng thành nền tảng cơ bản ở Việt Nam trong những năm gần đây. Song việc ứng dụng nó vào dạy học vẫn còn đầy mới mẻ, chưa đồng bộ. Vì vậy, tìm ra một cách hợp lý trong ứng dụng bản đồ tư duy vào đọc hiểu văn bản ở lớp 9 sẽ là niềm hy vọng cho sự thay đổi phương pháp dạy học văn hiện nay theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên , đây mới chỉ là những bước đầu ứng dụng, cần phải được thực nghiệm trên diện rộng để những đề xuất của luận văn được bổ sung, phát triển.

2. So với những phương tiện dạy học truyền thống như tranh ảnh, bảng biểu, mô hình,… bản đồ tư duy có ưu thế đặc biệt hơn ở sự tự do sáng tạo. Bởi nếu các phương tiện trên là sản phẩm có sẵn, học sinh quan sát để có hình ảnh trực quan, góp phần phát hiện vấn đề,…thì ở bản đồ tư duy học sinh tự do tạo ra sản phẩm của mình mà không chịu sự tác động nào mang tính áp đặt. Thêm vào đó, những đặc trưng nổi bật của một bản đồ tư duy thông thường như việc sử dụng linh hoạt màu sắc, đường nét, hình vẽ, kiểu chữ,…khiến cho giờ đọc hiểu văn bản của học sinh giảm bớt nặng nề mà trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Cùng với một số kỹ thuật dạy học hiện đại khác, dạy học với bản đồ tư duy đem đến cho học sinh một bầu không khí tương đối mới mẻ, lôi cuốn bởi ở đó học sinh được tự do phát triển sở thích, suy nghĩ, ý tưởng cá nhân, thể hiện cá tính sáng tạo của bản thân.

3.Trên cơ sở mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài, luận văn đã đạt được một số kết quả nghiên cứu như sau:

*) Giới thiệu khái quát về lịch sử phát triển của bản đồ tư duy trong đời sống xã hội và trong dạy học, khái quát về đặc điểm, cơ chế hoạt động của bản đồ tư duy, tìm hiểu về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS với sự phát triển tư duy của hệ thần kinh và bộ não. Khảo sát thực tế giáo viên, học sinh THCS với việc ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học đọc hiểu văn bản và coi đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để đưa ra các giải pháp thực hiện của đề tài.

*) Trên cơ sở thực trạng ứng dụng bản đồ tư duy vào đọc hiểu văn bản ở trường THCS hiện nay, qua những ưu, nhược điểm, những thuận lợi và khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải, chúng tôi đưa ra quy trình, định hướng ứng dụng bản đồ tư duy ở một số kiểu bài đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 9, xoay quanh kiểu văn bản nghệ thuật với các thể loại cơ bản như: tự sự, trữ tình, kịch; kiểu văn bản nghị luận và văn bản nhật dụng. Các quy trình này được xây dựng dựa trên đặc điểm cơ bản của từng kiểu loại văn bản mà ứng dụng có phần khác nhau tương đối. Mặc dù đó không phải là con đường tuyệt đối phải đi nhưng sẽ là gợi ý hữu ích khi ứng dụng bản đồ tư duy vào thực tiễn dạy học - một việc làm

Một phần của tài liệu Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản văn chương ở lớp 9 (Trang 91 - 101)