Giáo án 4:

Một phần của tài liệu Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản văn chương ở lớp 9 (Trang 83 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.5.4. Giáo án 4:

TÔI VÀ CHÚNG TA (trích cảnh ba) (Lƣu Quang Vũ) I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: giúp hs:

- Hiểu được phần nào tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyểm mình mạnh mẽ của xã hội nước ta.

- Hiểu thêm về đặc điểm của thể lọai kịch: cách tạo dựng tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.

2. Kỹ năng: rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích các tình huống xung đột kịch, phát triển ngôn ngữ kịch.

3. Thái độ: Giúp học sinh phân biệt được cái mới, cái tiên phong để ra sức ủng hộ, tránh được cái bảo thủ, lạc hậu tronh cuộc sống.

II. Chuẩn bị của thầy và trò.

- Thầy: Giáo án, ảnh gia đình tác giả, tài liệu, máy chiếu… - Trò: Bài soạn, các tác phẩm kịch của Lưu Quanh Vũ.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ

? Ở đoạn trích hồi bốn của vở kịch Bắc Sơn tác giả đã xây dựng tình huống kịch như thế nào? Vai trò của tình huống ấy trong việc bộc lộ xung đột và thể hiện tính cách nhân vật?

3. Bài mới

Nhà thơ nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ với hơn 50 vở kịch về những vấn đề nóng bỏng, gai góc của xã hội Việt Nam những năm 80 của thế kỉ 20: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Bệnh sĩ, Vụ án 2000 ngày, Tôi và chúng ta ...

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt

HĐ1: HD đọc và tìm hiểu chung về văn bản

GV giới thiệu vị trí đoạn trích(cảnh 3)

Sau đó GV cho HS đọc phân vai.

Ở cảnh trước, vở kịch đã hé mở tình huống mâu thuẫn, giới thiệu nhân vật chính. Đến cảnh 3 này là cuộc đối đầu gay gắt công khai giữa 2 tuyến nhân vật diến ra trong phòng làm việc của giám đốc Hoàng Việt

GV cho HS đọc cảnh 3 Gv cho HS đọc giới thiệu về tác giả và tác phẩm ? Em hãy nêu những nét khái quát về tác giả?

HS: Đọc phân vai, phân chia ra làm hai nhóm nhân vật được chia theo các nhóm học tập. HS đọc và tóm tắt theo chú thích SGK. I. Đọc và tìm hiểu tác giả, tác phẩm. 1. Đọc 2. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

a.`Tác`giả: - Lưu Quang Vũ(1948-1988), quê ở Quảng Nam. Ông đã tham gia quân ngũ trong thời kháng chiến chống Mỹ.

? Hãy trình bày những hiểu biết của em về vở kịch Tôi và chúng ta?

HS phát biểu theo sự chuẩn bị bài ở nhà.

- Ông làm thơ và viết truyện ngắn từ những năm 60, đến đầu những năn 80 của thế kỉ XX thì chuyển hẳn sang viết kịch và trở thành nhà viết kịch nổi tiếng. b. Tác phẩm: văn bản này trích gần hết cảnh ba của vở kịch Tôi và chúng ta, bộc lộ xung đột đầu tiên và gay gắt…

HĐ 2: HD đọc và hiểu giá trị của văn bản

? Vấn đề cơ bản của vở kịch theo em là gì?

? Em hãy nêu ý nghĩa nhan

đề của vở kịch “Tôi và chúng ta”?

HS đọc lại chú thích, thảo luận nhóm để tìm hiểu vấn đề cơ bản của vở kịch và ý nghĩa nhan đề.

II. Đọc và tìm hiểu văn bản

1. Vấn đề cơ bản, ý nghĩa nhan đề của vở kịch

- Mâu thuẫn, xung đột giữa cái cũ và cái mới trong tình hình hiện tại của xí nghiệp - Ý nghĩa nhan đề: Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, chung và riêng cần được nhìn nhận mới: không có chủ nghĩa tập thể chung chung, dẫn đến tình trạng cha chung không ai khóc. Cái chúng ta tạo thành từ những cái tôi cá nhân cụ thể. Khi quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được đảm bảo và thống nhất với quyền lợi và nghĩa vụ của

tập thể, thì khi đó sẽ tạo ra sức mạng tổng hợp chắc chắn. Còn ngược lại chỉ nói đến cái chúng ta chung chung, chỉ kêu gọi quyết tâm mà không tạo điều kiện và cơ chế để người lao động sản xuất có hiệu quả, lại cứ bám vào những nguyên tắc, chỉ thị lỗi thời thì tất cả vẫn giáo điều, giậm chân tại chỗ và vẫn chỉ là lời kêu gọi suông mà thôi.

=> Đó là vấn đề thời sự của đất nước ta trong những năm 80 của thế kỉ XX, những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước.

HĐ 2 Tiếp (tiết 2)

? Có thể phân chia các

nhân vật thành 2 tuyến như thế nào? Em hãy vẽ một bản đồ tư duy thể hiện những xung đột kịch và ý nghĩa của vấn đề đó?

? Tình huống gây xung đột

kịch của cảnh 3 là gì?

- HS đọc, suy nghĩ cá nhân.

- Thảo luận nhóm nhỏ. - Vẽ bản đồ tư duy theo tuyến nhân vật mà các em đã chỉ ra. (theo gợi ý ở phụ lục 8)

HS điền các từ khóa và phát triển ý vào bản đồ tư duy theo các nhóm và trao đổi kết quả chéo giữa các nhóm, sau đó

2. Diễn biến kịch: mâu thuẫn - xung đột trong đoạn trích. Tính cách nhân vật - Tuyến nhân vật Những người đổi mới Những người bảo thủ - Giám đốc H. Việt - Lê Sơn, các công nhân như Dũng, ông Quých, bà Bông - Phó giám đốc Nguyễn Chính - Trưởng phòng tài vụ, quản đốc Trương

? Các vấn đề được nêu ra

giữa hai tuyến nhân vật là gì?

- Giám đốc Hoàng Việt - Kĩ sư Lê Sơn … - PGĐ Nguyễn Chính - Quản đốc Trương

? Giám đốc Hoàng Việt đã

trả lời như thế nào về các khó khăn mà phe những người bảo thủ nêu ra?

? Qua mâu thuẫn cơ bản và

phần giới thiệu về các nhân vật, em hãy nêu tính cách

kết luận và đại diện trình bày.

HS: suy nghĩ, trả lời cá nhân.

Mỗi học sinh nêu tính cách của một nhân vật.

- Tình huống xung đột kịch: Quyết định táo bạo của giám đốc Hoàng Việt và kĩ sư Lê Sơn đã gây ra nhưng phản ánh gay gắt từ PGĐ Nguyễn Chính, quản đốc Trương

- Các vấn đề được nêu ra: + Những người tiên phong: mức sản xuất có thể tăng hơn 5 lần so với hiện nay; chủ động đặt ra kế hoạch của chúng ta; cần thêm 300 công nhân nữa; chuẩn bị lĩnh lương mới, tăng ít ra là 4 lần; bỏ chức quản đốc … + Phe bảo thủ nêu khó khăn: Biên chế công nhân không thể thêm; kế hoạch đã do cấp trên quy định, phải có thêm kế hoạch 2, kế hoạch 3; không có quỹ lương cho thợ hợp đồng; lương mới lấy đâu mà trả….

+ Giám đốc Hoàng Việt đã trả lời các vấn đề trên: không thể có kế hoạch ngược đời chỉ làm theo cấp trên, xí nghiệp chỉ cần một kế hoạch, nhưng là kế hoạch do chúng ta tự định ra; phải tuyển dụng thêm công nhân; sử dụng thợ hợp đồng; dừng việc xây nhà

của các nhân vật?

+ Giám đốc Hoàng Việt: Một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động dám nghĩ dám làm vì sự phát triển cuả xí nghiệp và quyền lợi của anh chị em công nhân. Anh cũng là người trung thực thảng thắn kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí + Lê Sơn: là một kĩ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, từng gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp. Dù biết cuộc đấu tranh sẽ rất khó khăn nhưng anh vẫn chấp nhận, sẵn sàng cùng H.Việt cải tiến toàn diện hoạt động của đơn vị

+ PGĐ Nguyễn Chính: tiêu biểu cho loại người máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian ngoan, nhiều mánh khoé. Nguyễn Chính luôn vin vào cơ chế , nguyên tắc dù nó đã trở thành lạc hậu để chống lại sự đổi mới + Quản đốc Trương: là người suy nghĩ làm việc như cái máy, khô cằn tình người, thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với chị em công nhân. HS: suy nghĩ, trả lời cá nhân. khách sẽ có tiền trả đủ hai tháng lương; phá vỡ nguyên tắc chi tiêu để dành tiền cho sửa máy móc.

- Tính cách của các nhân vật

+ Giám đốc Hoàng Việt: cương quyết, dám nghĩ, dám làm…

+ Kỹ sư Lê Sơn: có tinh thần đổi mới, trung thực, có năng lực công tác…

+ Phó giám đốc Nguyễn Chính: gian ngoan, bảo thủ…

+ Quản đốc trương: hách dịch, hám quyền, hám lợi.

? Cảm nhận của em về xu thế phát triển cuả vở kịch ? Cuối cùng , ai sẽ là người giành chiến thắng? 3. Cảm nhận về xu thế phát triển và kết thúc của vở kịch

- Đây là cuộc đấu tranh có tính tất yếu và gay gắt: tình huống xung đột mà vở kịch nêu lên là vấn đề nóng bỏng của thực tiễn đời sống. Các quan niệm, cách làm mới, táo bạo ở giai đoạn đầu tất nhiên sẽ vấp phải nhiều cản trở.

- Cuộc đấu tranh này gay go nhưng cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ.

HĐ 3: HD Tổng kết

? Nội dung tư tưởng của vở kịch được hiểu như thế nào? ? Nghệ thuật kịch được tác giả sử dụng có gì độc đáo? HS đọc ghi nhớ SGK Phát biểu tổng kết bài. III. Tổng kết

1. Nội dung tư tưởng: (Ghi

nhớ SGK, tr 180).

2. Nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống kịch hấp dẫn, ngôn ngữ kịch độc đáo, tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét.

Hoạt động 4: HD luyện tập, củng cố. 4. Luyện tập, củng cố:

- GV: ?Em hãy trình bày những mâu thuẫn, xung đột kịch và nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua cảnh ba vở kịch bằng một bản đồ tư duy?

- HS: bổ sung thêm các nhánh ý nghĩa vào bản đồ tư duy đã xây dựng và thuyết minh các nội dung theo yêu cầu của câu hỏi.

Bài kiểm tra 45 phút:

Em hãy phân tích tình huống xung đột kịch trong cảnh ba vở kịch “Tôi và chúng ta? Qua đó, theo em nhà viết kịch Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm đến mọi người điều gì?

Một phần của tài liệu Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản văn chương ở lớp 9 (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)