Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản văn chương ở lớp 9 (Trang 62 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Nội dung thực nghiệm

Nội dung của đề tài của luận văn này là hướng đến việc ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học phần đọc hiểu văn bản ở lớp 9 bao gồm các văn bản nghệ thuật: tự sự. trữ tình, kịch bản văn học và các văn bản nghị luận, ngoài ra còn có các văn bản nhật dụng. Song do điều kiện thời gian thực nghiệm có hạn nên chúng tôi chỉ cố gắng thực nghiệm trên địa bàn 2 trường THCS với 4 giáo án thực nghiệm như sau:

1) Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” của Vũ Khoan (Ngữ văn 9 - Tập 2).

3)Văn bản “ Bến Quê” của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 9 - Tập 2) 4)Văn bản “ Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ (Ngữ văn 9 - Tập 2)

3.4. Phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm

Để việc thực nghiệm diễn ra hiệu quả và phản ánh kết quả một cách khách quan, chúng tôi tiến hành như sau:

- Mỗi bài đọc hiểu sẽ được thực hiện đồng thời ở cả 2 lớp (một lớp dạy thực nghiệm và một lớp dạy đối chứng).

- Ở lớp thực nghiệm chúng tôi xây dựng giáo án riêng biệt, có sử dụng các phương thức ứng dụng bản đồ tư duy như đã nêu trong luận văn này.

- Ở lớp đối chứng giáo viên tự chuẩn bị giáo án như những tiết học bình thường mà giáo viên đang thực hiện và triển khai bài học theo ý định của mình.

- Sau tiết học, học sinh ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng cùng làm bài kiểm tra 45 phút để đánh giá năng lực tiếp thu bài của học sinh.

3.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm.

3.5.1. Giáo án 1: Tiết 102- Văn bản nhật dụng:

CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI

(Vũ Khoan)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ mới.

- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS có ý thức chuẩn bị hành trang cho bản thân mình, khắc phục điểm yếu .

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Thầy: Giáo án, tài liệu tạp chí, báo chí, máy chiếu...

2. Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới .

III. Tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra:

? Trình bày và phân tích nội dung của tiếng nói văn nghệ ? Tại sao con người cần đến tiếng nói văn nghệ?

2. Bài mới

* Giới thiệu bài:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt HĐ1: Hướng dẫn HS đọc- tìm hiểu chú thích I. Tìm hiểu chung:

? Giới thiệu vài nét về tác giả Vũ Khoan ?

- Trả lời

- Giới thiệu tác giả

1. Tác giả:

- Vũ Khoan nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ thương mại, nguyên là Phó thủ tướng Chính phủ.

? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra

đời của tác phẩm ? - Học sinh trả lời theo sách giáo khoa.

2. Tác phẩm:

- Viết vào đầu thế kỉ 21 (2001) trong tập “Một góc nhìn của tri thức”

HĐ2: HD đọc

- GV hướng dẫn HS đọc trầm tĩnh khách quan nhưng không xa cách, nói vấn đề hệ trọng

- Học sinh đọc -> Nhận xét

II. Đọc- Hiểu cấu trúc văn bản:

1. Đọc, tìm hiểu chú thích:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt

nhưng không cao giọng thuyết giáo mà gần gũi.

- Giải thích 1số từ khó

? VB thuộc thể loại nào? - Trả lời

2. Kiểu loại:

Văn bản nhật dụng (Nghị luận về 1 vấn đề xã hội)

HĐ3: HD tìm hiểu chi tiết

? Hãy xác định các luận cứ mà tác giả nêu ra trong văn bản ?

* Phát hiện:

- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản:

- Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

- Những điểm mạnh và yếu của con người Việt Nam .

? Vì sao tác giả cho rằng đặc điểm quan trọng của hành trang là con người ?

- Phát hiện - trả lời. 1. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.

- Con người là động lực phát triển của lịch sử. - Trong nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người càng nổi trội .

? Em có nhận xét gì về cách đưa ra lí lẽ của tác giả? Tác

- Nhận xét:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt

dụng của các lí lẽ đó? tính thuyết phục. ? Tác giả đưa ra bối cảnh thế

giới hiện nay như thế nào?

- Phát hiện 2. Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu , nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

- Thế giới: khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa hội nhập giữa các nền kinh tế.

- Nước ta đồng thời phải giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tiếp cận với nền kinh tế tri thức. ? Mục đích (tác giả) nêu ra

điều đó để làm gì ?

- Lập luận -> khẳng định vai trò của con người

? Tác giả đã nêu và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ?

- GV: Hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy triển khai các lập luận của tác giả về những điểm mạnh, điểm yếu.

- HS đọc lại nội dung lập luận của tác giả.

- HS vẽ bản đồ tư duy. (Theo gợi ý tại phụ lục 9)

3. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.

- Thông minh nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém kĩ năng thực hành.

- Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt

? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại ngày nay? ? Tác giả đã phân tích lập luận bằng cách nào ?

? Em nhận thấy thái độ nào của tác giả khi nói về điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam ?

? Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong văn bản có tác dụng gì ?

- Thảo luận -> Trình bày đáp án.

- Lập luận đối chiếu điểm mạnh, điểm yếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay chứ không phải trong lịch sử. -> Tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan.

- Trao đổi, trả lời.

coi trọng quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương. - Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhất là trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm nhưng lại đố kị nhau trong làm ăn và đời sống hàng ngày . - Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ , kì thị kinh doanh , quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức thói “khôn vặt”, ít giữ chữ tín.

HĐ: HD tổng kết

? Hãy nêu lại nội dung và nghệ thuật của văn bản ?

- Nhận xét -> rút ra ghi nhớ - Đọc ghi nhớ IV. Tổng kết: * Ghi nhớ: sgk- T30 *HĐ4. Luyện tập - Củng cố:

? Em tự nhận thấy bản thân mình có những điểm mạnh , điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu và những điều tác giả chưa nói tới ?

- HS: trình bày cá nhân.

- Bài tập về nhà: ? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày những kế hoạch trong tương lai mà em dự định?

- Chuẩn bị bài: “Các thành phần biệt lập” ( tiếp )

Bài kiểm tra 45 phút:

Từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan, em hãy viết một bài văn ngắn bàn luận về những điểm mạnh, điểm yếu của mình? Nêu những phương hướng khắc phục điểm yếu bằng một bản đồ tư duy do em thiết kế?

3.5.2. Giáo án 2: TUẦN 26- BÀI 24 TUẦN 26- BÀI 24 Tiết 121- Văn bản: SANG THU (Hữu Thỉnh) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức:

- Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những triết lí của tác giả. Phân tích được những cảm nhận tinh tế và suy tư sâu kín của nhà thơ Hữu Thỉnh trước biến đổi của đất trời từ hạ sang thu.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu thơ trữ tình hiện đại.

- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Thầy: Đọc, soạn, băng hình, ảnh, máy chiếu…

2. Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, sưu tầm các bài thơ về mùa thu.

1. Kiểm tra bài cũ:

? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Viếng lăng Bác”? Phân tích 2 khổ thơ đầu của bài thơ?

2. Bài mới

Giới thiệu bài

Thơ hay tả mùa thu có nhiều, thơ tả mùa hạ ít hơn. Nhưng thơ tả thời điểm giao mùa giữa hạ và thu càng ít. Vì thế ta càng quý bài Sang thu. Từ mùa hạ sang mùa thu, thiên nhiên ở miền Bắc vào thu được cảm nhận như thế nào qua bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt HĐ1: HDHS tìm hiểu chung

? Giới thiệu vài nét về tác giả?

? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

- Giới thiệu về tác giả.

(HS xem băng cuộc trò chuyện với nhà thơ) - Giới thiệu về tác phẩm.

I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả:

- Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Ông là nhà thơ có ngòi bút gắn bó với đề tài chiến tranh, người lính và cuộc sống nông thôn.

2. Tác phẩm:

- “Sang thu” được viết năm 1977. -Hoàn cảnh: + Đất nước mới hòa bình.

- Thiên nhiên bắt đầu sang thu.

HĐ2: HDHS đọc hiểu văn bản HDHS cách đọc -> Giọng đọc nhẹ nhàng, khoan thai, trầm lắng - 2 HS đọc -> Nhận Nghe - Đọc - Nhận xét

II. Đọc- hiểu văn bản:

xét.

Y/c hs giải thích một số từ khó

? Phương thức biểu đạt của văn bản này là gì?

Xem chú thích SGK

->Phương thức miêu tả kết hợp biểu cảm (miêu tả để biểu cảm).

2. Phương thức biểu đạt: Thể thơ 5 chữ - kết hợp miêu tả và biểu cảm.

HĐ HD học sinh phân tích bài thơ

3. Phân tích.

? Hãy tìm và phân tích những hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong khổ thơ đầu?

? Con người cảm giác thu sang bắt đầu từ những dấu hiệu nào? ? Từ “bỗng” diễn tả trạng thái nào?

? Con người cảm nhận mùa thu từ hương ổi. Điều đó có ý nghĩa gì?

? Em hiểu như thế nào về các từ “ phả vào, chùng chình”? ? Có gì riêng về nghệ - Một học sinh đọc khổ thơ đầu. Trình bày cá nhân, nhận xét bổ sung. - Suy nghĩ. - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lời + Phả vào: toả vào ... -> Gợi ra cái bất chợt a. Khổ thơ thứ nhất - Cảnh: + Hươmg ổi: Phả + Gió se. + Sương chùng chình. - Nghệ thuật: + Nhân hóa. + Từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi - Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió se, mang theo hương ổi.

- Từ “ bỗng”: ngạc nhiên, bất ngờ trước sự thay đổi của thời tiết.

- “ Phả vào trong gió se” hương ổi toả vào trong gió se làm thức dậy cả không gian vườn ngõ.

thuật thơ ở khổ thơ này?

? Vì sao nhà thơ lại viết: Hình như thu đã về?

? Từ đó em cảm nhận điều gì từ tâm hồn nhà thơ trước cảnh giao mùa này?

? Đất trời sang thu được cảm nhận từ những biển hiện không gian nào?

? Một cảnh tượng ntn được gợi lên từ lời thơ?

Sông được lúc dềnh dàng

? cánh chim vội vã báo hiệu điều gì?

? Cảm nhận của em về lời thơ: Có đám mây... Vắt nửa mình...

? Bức tranh thu được cảm nhận ntn?

trong cảm nhận, gợi ra mùi thơm hương ổi, lại vừa gợi ra sự vận động của gió. + Chùng chình: chậm lại... - Trình bày -> Nhận xét. - Phát hiện. - Đánh giá. - Suy nghĩ, trả lời - Trình bày -> Nhận xét. - Suy nghĩ, trả lời - Trình bày -> Nhận xét - Suy nghĩ, trả lời

muốn dừng lại nơi ngõ xóm. => Thể hiện cảm giác trực tiếp và tinh tế của tác giả trước những biến đổi của không gian thu.

- Là cảm nhận nhẹ nhàng, thoảng qua.

- Yêu thiên nhiên, tiết thu và cuộc sống nơi làng quê.

b. Khổ thơ thứ hai

- Sông: dềnh dàng. - Chim: vội vã.

- Đám mây: vắt nửa mình....

- Con sông sang thu không còn cuộn chảy, vẩn đục như sông mùa hạ.

- Đất trời biến chuyển sang thu thật nhẹ nhàng mà rõ rệt.

- Sự thay đổi của đất trời theo tốc độ chuyển động hạ sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt.

- Cảnh vật, thời tiết thay đổi. Tất cả còn dấu hiệ mùa hạ nhưng giảm dần-> lặng lẽ vào thu.

* Nghệ thuật đối:

? Hãy phân tích nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ này?

? Con người còn cảm thấy những biểu hiện khác biệt nào của thời tiết khi chuyển từ hạ sang thu?

? Em hiểu như thế nào về hình ảnh ở hai câu thơ cuối? ? Ý nghĩa ẩn dụ ở đây là gì? GV. ? Từ đó em hiểu gì về con người trước lúc sang thu

? Hãy nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?

- Suy nghĩ, trả lời

- HS: thảo luận, trả lời.

- Suy nghĩ, trả lời

- Thảo luận, trả lời

Tự tổng kết -> rút ra ghi nhớ.

- Đọc ghi nhớ.

Chim/ bắt đầu/ vội vã

-> Diễn tả sự vận động tương phản của sự vật c. Khổ thơ thứ ba. Cảnh: + Nắng: vẫn còn + Mưa: đã vơi + Sấm: cũng bớt -> Mùa hạ nhạt dần. Tả thực: Sấm và hàng cây lúc sang thu. Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - sự vang động, bất thường của ngoại cảnh.

Hàng cây đứng tuổi: con người từng trải.

- Chấp nhận, bình tĩnh sống vì lòng tin, yêu thiên nhiên đất nước và con người.

HĐ 3. HD vẽ bản đồ tƣ duy:

? Hãy trình bày những kiến thức khái quát nhất về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ bằng một bản đồ tư duy mà em tự thiết kế?

GV: hướng dẫn học sinh thực hiện theo gợi ý ở bản đồ tư duy (Phụ lục 12)

? Qua đó, em cảm nhận được gì về bức tranh thiên nhiên giao mùa Hạ - Thu ở Bắc bộ?

HS: trình bày cá nhân, nhận xét, bổ sung.

HĐ 4: Luyện tập - Củng cố.

Một phần của tài liệu Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản văn chương ở lớp 9 (Trang 62 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)