Các tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản văn chương ở lớp 9 (Trang 90 - 91)

7. Kết cấu của luận văn

3.6.1.Các tiêu chí đánh giá

Để việc đánh giá kết quả thực nghiệm được chính xác và khách quan, cùng với quá trình triển khai dạy học bài mới, chúng tôi cũng xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí này bao quát toàn diện hoạt động trên lớp của giáo viên và học sinh cũng như mức độ hiểu bài của học sinh thể hiện trong bài kiểm tra sau tiết học. Ở đây chỉ tiêu đánh giá được xem xét ở hai mặt: định tính và định lượng.

3.6.1.1. Chỉ tiêu đánh giá định tính

- Đánh giá hiệu quả mà bản đồ tư duy mang lại cho giờ đọc hiểu văn bản ở lớp thực nghiệm so với giờ đọc hiểu được thực hiện ở lớp đối chứng. Qua việc quan sát hứng thú dạy và học của giáo viên và học sinh, mức độ nhanh nhạy trong giải quyết vấn đề, khả năng phát huy tính tích cực, sáng tạo ở học sinh, sự tái hiện kiến thức sau giờ học.

- Thẩm định khả năng ứng dụng bản đồ tư duy trong đọc hiểu văn bản của giáo viên và học sinh thông qua:

+ Việc giáo viên có thể nắm được bản chất của bản đồ tư duy, biết cách lựa chọn ngữ liệu và ứng dụng hợp lý vào đọc hiểu văn bản không.

+ Việc học sinh có hiểu cơ chế hoạt động của bản đồ tư duy và biết ứng dụng bản đồ tư duy vào đọc hiểu văn bản một cách sáng tạo không.

3.6.1.2. Chỉ tiêu đánh giá định lượng

Nếu như chỉ tiêu đánh giá định tính được kiểm nghiệm chủ yếu thông qua việc quan sát giờ học, phỏng vấn giáo viên và học sinh thì chỉ tiêu đánh giá định lượng sẽ được kiểm chứng thông qua bài kiểm tra sau tiết học của học sinh. Với thang điểm 10 cho mỗi bài kiểm tra, chúng tôi đánh giá dựa vào 5 mức độ cơ bản sau đây:

bài, đáp ứng được đòi hỏi ở mức độ sâu rộng, không mắc lỗi hoặc mắc lối không đáng kể.

- Mức độ 2: Khá (7 - 8 điểm): học sinh đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề bài, đáp ứng được những đòi hỏi ở mức độ tương đối sâu rộng, có thể mắc một đến 2 lỗi nhỏ không cơ bản.

- Mức độ 3: Trung bình (5 - 6 điểm): Bài làm thể hiện được yêu cầu của đề bài nhưng còn nhiều sai sót, có sai kiến thức nhưng không phải kiến thức cơ bản, nội dung chưa sâu rộng.

- Mức độ 4: Yếu (3 - 4 điểm): Bài làm có nhiều sai sót, học sinh chưa thực hiện hết những yêu cầu cơ bản của đề bài, nội dung phát triển của bài viết còn sơ sài, ít liên kết và rời rạc.

- Mức độ 5: Kém (dưới 3 điểm): Học sinh gần như không đáp ứng được yêu cầu của đề bài: không phát triển được ý tưởng thành bài viết cụ thể, nội dung sơ sài, rời rạc.

Một phần của tài liệu Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản văn chương ở lớp 9 (Trang 90 - 91)