Học sinh THCS với việc ứng dụng bản đồ tư duy vào đọc hiểu văn bản

Một phần của tài liệu Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản văn chương ở lớp 9 (Trang 27 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Học sinh THCS với việc ứng dụng bản đồ tư duy vào đọc hiểu văn bản

1.2.2.1.Tâm lý của học sinh THCS với việc ứng dụng bản đồ tư duy vào đọc hiểu văn bản

Bằng phương pháp điều tra, chúng tôi tiến hành khảo sát tâm lý học sinh lớp 9 ở sáu trường THCS nêu trên với việc ứng dụng bản đồ tư duy vào đọc hiểu văn bản ở lớp 9.

- Phiếu khảo sát 1: (bao gồm hai câu hỏi)

+ Câu hỏi 1: Em thích hay không thích ứng dụng kỹ thuật bản đồ tư duy vào lĩnh hội tri thức đọc hiểu văn bản?

+ Câu hỏi 2: Em thích thiết kế một bản đồ tư duy để biểu diễn tri thức toàn bài trong các bài đọc hiểu nào sau đây?

Các bài: Phong cách Hồ chí Minh (Lê Anh Trà), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ), Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan).

Học sinh trả lời vào trong phiếu điều tra các ý kiến của mình và kết quả thu được như sau:

Bảng 1.1: Tâm lý học sinh THCS với việc ứng dụng bản đồ tƣ duy vào lĩnh hội tri thức đọc hiểu văn bản

Lớp – Trƣờng Số học sinh Tâm lý Phong cách Hồ chí Minh Mùa xuân nh nhỏ Lặng lẽ Sa Pa Tôi chúng ta Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới Thích ứng dụng Không thích ứng dụng 9A-THCS Tân Bắc- QB-HG 32 26 6 7 3 7 8 7 9A-THCS Tân Trịnh- QB-HG 35 24 11 8 4 8 7 8 9B-THCS Yên Bình- QB-HG 30 25 5 7 4 8 6 5 9B-THCS Yên Biên- TP HG 37 35 2 8 6 9 7 7 9C-THCS Minh Khai-TP HG 38 32 6 8 5 8 8 9 9A-THCS Quang Trung-TP HG 35 32 3 7 7 6 6 9 Cộng 207 174 84% 33 16% 45 21,7% 29 14% 46 22,3% 42 20,3% 45 21,7%

Bảng 1.2: So sánh tâm lý học sinh vùng khó khăn với học sinh vùng thuận lợi về ứng dụng bản đồ tƣ duy vào đọc hiểu văn bản

Khu vực - trƣờng học sinh Tổng số

Tâm lý Thích Không

thích Miền núi huyện QB(THCS Tân Bắc, Tân

Trịnh, Yên Bình) 97

75 77,3%

22 22,7%

Thành phố HG(THCS Yên Biên, Minh

Khai, Quang Trung) 110

99 90%

11 10% Từ các số liệu điều tra trên đây, chúng tôi nhận thấy phần lớn học sinh THCS (lớp 9) đều thích sử dụng bản đồ tư duy trong học tập để lĩnh hội tri thức về đọc hiểu văn bản (84%) . Tuy nhiên tâm lí thích sử dụng bản đồ tư duy có sự khác nhau giữa học sinh vùng thuận lợi và vùng khó khăn của tỉnh Hà Giang. Tỉ lệ thích sử dụng bản đồ tư duy của học sinh thành phố là cao hơn so với vùng nông thôn miền núi (thành phố là 90%, nông thôn miền núi là 77.3%).

Qua phiếu điều tra và qua tâm sự, trao đổi trực tiếp với các em học sinh, chúng tôi thấy các em rất hào hứng và mong muốn được học, khám phá kiến thức mới cũng như hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy và đặc biệt nhiều học sinh coi đây là một kĩ thuật có thể sử dụng thường xuyên được nhằm tháo gỡ khó khăn trong phương pháp học tập của mình.

Mặc dù vậy, phần lớn học sinh mới chỉ ban đầu tiếp cận và thấy thích thú với việc ứng dụng bản đồ tư duy nhưng thực sự các em vẫn còn lúng túng, chưa biết áp dụng rộng rãi như thế nào và trong các trường hợp cụ thể nào. Với các em, bản đồ tư duy vẫn còn là miền đất mới mẻ đầy bí ẩn cần được mở rộng và khám phá.

Phỏng vấn một số học sinh ở các trường THCS khảo sát mới thấy rõ tâm tư, nguyện vọng của các em:

Em Triệu Thị Hà Nhi (học sinh lớp 9B, trường THCS Tân Bắc) cho biết: “Em rất thích sử dụng bản đồ tư duy vào học tập, đặc biệt đối với các môn khoa học tự nhiên, bản đồ tư duy rúp em chắt lọc được những đơn vị kiến thức cơ bản và giúp em dễ hiểu bài, dễ nhớ hơn. Tuy vậy đối với các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn Ngữ văn thì em cảm thấy rất khó tự học bằng bản đồ tư duy vì cách áp dụng

khác nhiều so với các môn khoa học tự nhiên. Em mong muốn có được sự hướng dẫn cách thức tự học Ngữ văn bằng bản đồ tư duy”.

Em Nguyễn Trung Quý (học sinh lớp 9A, trường THCS Minh Khai - thành phố HG) cho biết: “Bản đồ tư duy giúp em học tập tiến bộ hơn vì em cảm thấy dễ tiếp thu kiến thức của bài. Nhưng ở trên lớp, em ít khi được học với bản đồ tư duy còn về nhà em tự mình học bằng bản đồ tư duy thì thực sự chưa có hiệu quả lắm”.

Em Hoàng Tuấn Anh (học sinh lớp 9B, trường THCS Yên Bình - Quang Bình) cho biết: “Em chỉ có thể sử dụng bản đồ tư duy vào học Ngữ văn phần đọc hiểu văn bản lớp 9 ở những bài văn nghị luận, văn bản tự sự, văn bản nhật dụng, còn sử dụng để khám phá giá trị của các bài thơ thì thực sự em chưa làm được”.

Qua một vài ý kiến của các em học sinh nêu ra tương tự như các ý kiến trích dẫn trên đây, chúng tôi thấy mặc dù mỗi em có một cách tiếp cận riêng với bản đồ tư duy trong học tập của mình nhưng quy chung lại, các em đã có nhận thức đúng đắn về tính ưu việt của bản đồ tư duy trong tích cực hóa phương pháp học tập. Song nhìn chung bản đồ tư duy với các em vẫn còn nhiều khó khăn khi ứng dụng.

1.2.2.2. Những khó khăn khi học sinh ứng dụng bản đồ tư duy và nguyên nhân của vấn đề này

Để tìm hiểu những khó khăn của học sinh khi ứng dụng bản đồ tư duy vào đọc hiểu văn bản, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng cách phát phiếu điều tra, đồng thời trao đổi trực tiếp với học sinh.

- Phiếu điều tra 1:

Câu hỏi: Hãy nêu những khó khăn mà em gặp phải khi ứng dụng bản đồ tư duy trong đọc hiểu văn bản?

- Phiếu điều tra 2: (với 2 câu hỏi)

+ Câu hỏi 1: Trong bài “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy (SGK Ngữ văn 9 - Tập 1) em thấy việc thiết kế và ứng dụng bản đồ tư duy như sau đúng hay sai?

[ Dẫn ra BĐTD ở phụ lục 6]

+ Câu hỏi 2: Ngoài bản đồ tư duy nêu trên, em có cách thể hiện bản đồ tư duy nào khác để dễ dàng tiếp cận văn bản “Ánh trăng” không? Hãy thể hiện xem?

*) Với phiếu điều tra 1: khi ứng dụng bản đồ tư duy vào đọc hiểu văn bản ở lớp 9, học sinh đã trả lời gặp phải những khó khăn như sau:

- Phần lớn học sinh chưa tự mình xây dựng được một bản đồ tư duy hoàn chỉnh theo một ý tưởng tự học sinh đưa ra mà cần phải có sự hỗ trợ của giáo viên, chịu sự tác động mang tính chất định sẵn từ phía giáo viên nên học sinh khó có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo khi lập một bản đồ tư duy.

- Bản đồ tư duy khi ứng dụng vào hệ thống hóa kiến thức hoặc ôn tập thì dễ thực hiện theo kiểu kể tên hoặc liệt kê là chính. Còn khi sử dụng bản đồ tư duy trong lĩnh hội kiến thức mới còn rất nhiều lúng túng, đặc biệt đối với tác phẩm trữ tình.

- Thời gian trên lớp có hạn mà việc ứng dụng bản đồ tư duy cần mất khá nhiều thời gian nên các em học sinh ít được ứng dụng bản đồ tư duy để học trên lớp. Nhiều học sinh chưa có kỹ năng lập bản đồ tư duy thực sự.

- Nhiều học sinh cho rằng để phát hiện ra một ý tưởng (một từ khóa) cho một đơn vị kiến thức mới để triển khai các nội dung xung quanh từ khóa ấy nhiều khi là một việc không dễ dàng, cần phải có thảo luận và gợi ý từ phía giáo viên.

*) Với phiếu điều tra 2:

Các câu hỏi trong phiếu điều tra 2 là những câu hỏi buộc học sinh phải tiếp cận trực tiếp, làm việc trực tiếp về mặt nội dung và hình thức với văn bản “Ánh trăng”. Mục đích của 2 câu hỏi trong phiếu điều tra khảo sát này là: tìm hiểu, xem xét, đánh giá cách tiếp cận của học sinh đối với bản đồ tư duy trong đọc hiểu văn bản, khả năng sáng tạo thực thụ của học sinh về vấn đề này.

- Kết quả thu được như sau:

Bảng 3: Năng lực tiếp cận và ứng dụng bản đồ tư duy của học sinh THCS (lớp 9) vào đọc hiểu văn bản.

Tổng số học sinh Tiếp cận và ứng dụng đúng Tiếp cận và ứng dụng chƣa đầy đủ Tiếp cận và ứng dụng sai 207 112 54% 87 42% 8 4%

Từ số liệu được khảo sát, thống kê nêu trên, chúng tôi nhận thấy số học sinh tiếp cận và ứng dụng bản đồ tư duy đúng, đầy đủ, có khả năng sáng tạo cao hơn so với số học sinh nhận thức chưa đầy đủ hoặc nhận thức sai. Đồng thời qua phần trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra của các em cũng phản ánh rất rõ vấn đề này.

hỏi khảo sát 2, nhiều học sinh đã bộc lộ được sự sáng tạo của mình khi xây dựng mới một bản đồ tư duy mà vẫn phản ánh rõ nội dung, hình thức của văn bản. Qua đó cho chúng ta thấy khả năng nhận thức, liên tưởng, tưởng tượng khá nhanh nhạy của học sinh với việc sử dụng bản đồ tư duy trong học tập.

Song bên cạnh đó vẫn còn khá đông các em học sinh chưa tiếp cận đúng hoặc chưa có kỹ năng ứng dụng bản đồ tư duy trong đọc hiểu văn bản văn học (46%). Vậy, những nguyên nhân nào dẫn đến hạn chế về cách tiếp cận và ứng dụng nêu trên, sau khi tìm hiểu, khảo sát, chúng tôi thống kê được kết quả như sau:

*) Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong việc ứng dụng bản đồ tư duy vào đọc hiểu văn bản của học sinh lớp 9.

Từ kết quả khảo sát và phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với học sinh, chúng tôi thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó khăn nêu trên. Song theo chúng tôi thì có một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Nguyên nhân 1: năng lực cảm thụ văn chương của học sinh chưa đồng đều, một số học sinh nổi trội , còn đa số các em chưa phát huy được năng lực này, thêm vào đó là vốn sống, vốn hiểu biết văn hóa, vốn kiến thức văn học và kiến thức khoa học khác của các em còn hạn chế.

- Nguyên nhân 2: Ngôn ngữ diễn đạt của học sinh và khả năng lập luận, trình bày logic một vấn đề còn hạn chế. Đặc biệt là học sinh miền núi, học sinh dân tộc thì yếu tố ngôn ngữ lại càng trở nên khó khăn hơn khi phải dùng một từ, cụm từ ngắn gọn để khái quát một vấn đề hoặc khi trình bày mạch lạc một vấn đề.

- Nguyên nhân 3: Nhiều học sinh chưa biết cách tiếp cận với tư duy mới (với việc ứng dụng bản đồ tư duy vào học tập), điều này biểu hiện ở chỗ học sinh không biết bắt đầu từ đâu, cách xây dựng một bản đồ tư duy như thế nào cho hợp lý, và nguyên tắc chung của kỹ thuật bản đồ tư duy là gì... Khi ứng dụng vào bài học, chủ yếu học sinh không tự làm mà chỉ được chứng kiến bản đã chuẩn bị sẵn của thầy cô giáo là chính nên các em ít có cơ hội được tự do thể hiện.

- Nguyên nhân 4: việc đầu tư cho một tiết dạy của giáo viên và học sinh với bản đồ tư duy còn mất khá nhiều thời gian, điều đó mâu thuẫn với thời lượng có hạn của một tiết học trên lớp nên học sinh ít được hướng dẫn cách ứng dụng bản đồ tư duy. Mặt khác ở nhiều đơn vị trường học còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, tài liệu

tham khảo nên học sinh chưa được tiếp cận nhiều với kỹ thuật dạy học tích cực này. - Đây được coi là một nguyên nhân chính dẫn đến những nhận thức chưa đầy đủ của học sinh về bản đồ tư duy và thực sự sẽ là rào cản đối với học sinh khi các em không được tạo thói quen thường xuyên sử dụng bản đồ tư duy trong học tập của mình.

Trên đây là 4 nguyên nhân được nêu ra mà theo chúng tôi là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến khó khăn trong việc nhận thức và ứng dụng bản đồ tư duy của học sinh THCS.

1.2.2.3. Hoạt động học tập với bản đồ tư duy của học sinh ở trên lớp và ở nhà *) Hoạt động với bản đồ tư duy của học sinh ở trên lớp:

Qua các buổi trực tiếp dự giờ được đăng ký hoặc dự giờ thao giảng của giáo viên THCS 6 trường khảo sát cũng như quá trình tiếp xúc với học sinh, khảo sát sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp, qua phỏng vấn giáo viên... Chúng tôi nhận thấy tình hình hoạt động của học sinh trong các tiết học như sau:

Trong cả năm học, chủ yếu học sinh được học với bản đồ tư duy ở các môn KHTN, còn các môn KHXH và đặc biệt là phần đọc hiểu văn bản của môn Ngữ văn lại rất ít được giáo viên sử dụng cho học sinh thực hiện.

Trong tiết học đọc hiểu văn bản với bản đồ tư duy thì học sinh tỏ ra rất hứng thú, nắm bắt kiến thức nhanh hơn, khi bước ra khỏi lớp học sinh có thể thâu tóm kiến thức toàn bài một cách dễ dàng hơn.

Một số học sinh khá, giỏi có thể tự đưa ra ý tưởng và thiết kế một bản đồ tư duy ngay trong tiết học. Song trong một tiết học có rất ít học sinh được tham gia vào thiết kế bản đồ tư duy vì nhiều giáo viên chưa phát huy hết kỹ năng học tập hợp tác kết hợp với bản đồ tư duy để phát huy được hết khả năng của các đối tượng học sinh trong một lớp học.

Nhiều học sinh thao tác với bản đồ tư duy còn lúng túng do chưa hiểu rõ cơ chế ứng dụng của nó trong đọc hiểu văn bản.

Chính từ những biểu hiện nêu trên sẽ là cơ sở để đề tài này giải quyết bằng một số giải pháp ứng dụng ở các chương tiếp theo.

*) Hoạt động với bản đồ tư duy của học sinh ở nhà:

Qua xem xét sự chuẩn bị bài của học sinh và khả năng tự học ở nhà của các em, qua hỏi ý kiến của giáo viên trực tiếp giảng dạy, chúng tôi thấy: phần lớn học sinh đều cố gắng học bài, chuẩn bị bài soạn, hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của giáo viên. Song nhìn chung học sinh chưa có thói quen tự soạn bài theo bản đồ tư duy để trình bày trước lớp.

Một số bài soạn ở nhà đã thực hiện ứng dụng bản đồ tư duy nhưng mới chỉ ở cấp độ sơ lược, chưa tạo ra một cấu trúc hoàn chỉnh, chưa biết liên kết và phát triển ý để làm nổi bật nội dung kiến thức cần nhớ.

1.2.2.4. Một số kết luận về tình hình học sinh với việc ứng dụng bản đồ tư duy trong đọc hiểu văn bản ở THCS

Qua khảo sát và phân tích, chúng tôi có một số kết luận về học sinh THCS với việc ứng dụng bản đồ tư duy như sau:

- Về mặt tâm lý:

Phần lớn các em học sinh THCS cả ở vùng thuận lợi và vùng khó khăn đều thích học với bản đồ tư duy (trong tổng số 207 em học sinh mà chúng tôi điều tra, có tới 174 học sinh thích, chiếm tới 84%).

- Về mặt tiếp cận:

Phần lớn học sinh thích ứng nhanh với việc ứng dụng bản đồ tư duy vào học tập. Điểm mạnh của học sinh là có sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, sự cảm thụ rất hồn nhiên, trong sáng. Song các em thực sự ít được dùng bản đồ tư duy trong môn Ngữ văn và con đường để dẫn tới một bản đồ tư duy hoàn chỉnh, có tác dụng lĩnh hội tri thức mới ( đặc biệt với các văn bản trữ tình) thì các em còn nhiều hạn chế.

- Về sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong ứng dụng bản đồ tư duy:

Một phần của tài liệu Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản văn chương ở lớp 9 (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)