Kết luận về thực trạng việc ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học

Một phần của tài liệu Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản văn chương ở lớp 9 (Trang 38 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.4.Kết luận về thực trạng việc ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học

văn bản ở THCS

Từ thực trạng vấn đề được khảo sát như trên, nhìn một cách tổng quát có thể thấy việc ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học sau những năm đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi mục tiêu giáo dục-đào tạo, và đặc biệt là từ thời điểm triển khai tập huấn đại trà cho giáo viên hè năm 2011 đến nay, bản đồ tư duy đã ghi được dấu ấn trên con đường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Lối dạy truyền thụ một chiều theo kiểu thầy đọc - trò chép đã diễn ra phổ biến trước đây không còn cơ hội ngự trị trong nền giáo dục nước ta mà thay thế vào đó là kiểu dạy học, kiểu tư duy mới mẻ, sáng tạo.

Đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này ở các trường THCS đã triển khai tích cực việc ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy và học, phần nào đã đem lại được hiệu quả và sự mới lạ, đem lại luồng sinh khí mới cho việc tháo gỡ khó khăn trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Bước đầu cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường THCS đã kết hợp được bản đồ tư duy với các phương pháp dạy học khác để đổi mới phương pháp dạy học, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Song nhìn chung kết quả khả quan hơn vẫn thuộc về sự ứng dụng các kỹ thuật dạy học tích cực ở trường THCS các thành phố có điều kiện phát triển tốt hơn nên cả giáo viên và học sinh đã giành được nhiều thời gian đầu tư cho ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học. Còn ở các trường THCS miền núi các huyện, do địa bàn và cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư quan tâm đến ứng dụng bản đồ tư duy có phần hạn chế.

Giáo viên các trường THCS nhìn chung đã thực hiện cơ bản, đại trà kỹ thuật dạy học này. Song hiệu quả dạy học chưa như mong đợi. Thiết nghĩ rằng để có thể tháo gỡ những khó khăn trong ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản cần phải có sự đầu tư sâu sắc hơn nữa từ phía nhà quản lý, giáo viên và học sinh (mở hội thảo chuyên đề, rút kinh nghiệm, viết sáng kiến kinh nghiệm ...). Cần phải coi đây là một kỹ thuật dạy học mang tính phổ biến có thể áp dụng hiệu quả trong từng trường hợp... Có như vậy mới mong đạt được hiệu quả ứng dụng kỹ thuật bản đồ tư duy vào dạy học.

Chƣơng 2

ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY VÀO DẠY HỌC MỘT SỐ KIỂU BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở LỚP 9

2.1. Một số định hƣớng chung khi ứng dụng bản đồ tƣ duy vào dạy học đọc hiểu văn bản ở lớp 9

2.1.1. Về phạm vi ứng dụng bản đồ tư duy trong các trường hợp sau

2.1.1.1. Hệ thống hóa kiến thức

Hệ thống hóa kiến thức trong dạy học nhằm giúp cho giáo viên và học sinh có được cái nhìn tổng thể nội dung chương trình của toàn cấp học, của một lớp học hay một phần học, một chương của một môn học. Từ đó giúp cho giáo viên và học sinh có định hướng đúng trong quá trình dạy học, thực hiện đúng mục tiêu mà chương trình đề ra.

Kiến thức chung của môn ngữ văn THCS có thể hệ thống hóa ở nhiều cấp độ khác nhau, khái quát hay cụ thể, đơn giản hay chi tiết là tùy theo ý của từng người học.

Riêng chương trình Ngữ văn lớp 9 có thể được hệ thống hóa kiến thức đọc hiểu văn bản bằng bản đồ tư duy như sau:

Việc hệ thống hóa kiến thức không những giúp cho học sinh có cái nhìn toàn diện về dung lượng của một đơn vị kiến thức cụ thể, mà còn có cơ hội nhận biết và lý giải sự tồn tại của mỗi thành tố trong đơn vị kiến thức, dễ dàng bổ sung hoặc giảm bớt một hay nhiều thành phần của đơn vị kiến thức đó để tiến tới một nhận thức hoàn chỉnh. Qua việc hệ thống hóa kiến thức bằng hình thức bản đồ tư duy, người học có điều kiện suy nghĩ sâu hơn, nhiều chiều hơn về đơn vị kiến thức, tư duy theo đó mà được rèn luyện thêm.

2.1.1.2. Sơ đồ hóa kiến thức toàn bài

Kiến thức trong phần đọc hiểu văn bản được chứa đựng trong một tập hợp ngôn ngữ rất khó nắm bắt. Ứng dụng bản đồ tư duy để sơ đồ hóa kiến thức có nghĩa là dùng hình vẽ, đường nét, màu sắc quy ước đơn giản nhằm miêu tả một đặc trưng của đơn vị kiến thức đó. Nhờ được tiếp cận qua thị giác (hình vẽ, đường nét, màu sắc) mà người học dễ dàng hình dung ra bản chất logic của đơn vị kiến thức, tìm ra mối liên hệ giữa các thành tố của đơn vị kiến thức đó. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng kiến thức được sơ đồ hóa trong toàn bài ở đây là những kiến thức trọng tâm, cơ bản, giúp học sinh dễ nhớ, dễ đọc một cách chính xác, hệ thống, không lẫn lộn. Vì vậy học sinh cần phải lấy kiến thức trong bản đồ tư duy đó để làm nền tảng kết hợp với kết cấu, giọng điệu, ngôn từ và các yếu tố nghệ thuật khác để hiểu và cảm chiều sâu tư tưởng và những giá trị thẩm mĩ cao đẹp mà người viết hướng tới. Sau đây là một số ví dụ bản đồ tư duy thiết kế theo kiểu sơ đồ hóa kiến thức toàn bài như vậy:

[ Xem phụ lục 5, phụ lục 6, phụ lục 12]

2.1.1.3. Sơ đồ hóa một bộ phận kiến thức của bài

Trong một bài đọc hiểu, không phải bài nào cũng có thể ứng dụng bản đồ tư duy toàn bài một cách hợp lí mà muốn đạt được hiệu quả dạy học theo hướng tích hợp và dạy học tích cực thì giáo viên cần phải thao tác với các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau một cách linh hoạt. Bản đồ tư duy chỉ là một kĩ thuật dạy học trong số các phương pháp, kĩ thuật dạy học đó. Vì vậy có thể sơ đồ hóa một bộ phận kiến thức trong bài học cùng kết hợp làm nổi bật trọng tâm của bài. Tuy nhiên, các kiến thức được lựa chọn nên là các kiến thức trọng tâm có thể là “chìa khóa” để từ đó khám phá ra giá trị chung của văn bản. Mỗi bài chỉ nên chọn một hoặc hai đơn

vị kiến thức bộ phận để ứng dụng bản đồ tư duy.

Với tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao, nếu tìm hiểu tác phẩm theo tuyến nhân vật thì nhân vật Lão Hạc là nhân vật trung tâm. Qua cuộc trò chuyện với ông Giáo, Lão Hạc được Nam Cao khắc họa rõ nét với các chi tiết: Lão Hạc đối với con, với cậu Vàng, với đói nghèo, bệnh tật và với cái chết. Để rồi từ đó đã tô đậm lên nhân cách của một người nông dân bần cùng, nghèo khổ với lòng thương con tha thiết, sự hy sinh và lòng tự trọng,...của một con người không vì hoàn cảnh mà làm mất đi nhân phẩm của mình. Qua đó, mới thấy được lòng thương yêu và thái độ trân trọng của nhà văn Nam Cao đối với người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ. Bộ phận kiến thức này trong bài có thể được phát triển bằng một bản đồ tư duy như sau:

[ Xem phụ lục 7]

Song cho dù là lập bản đồ tư duy cho kiến thức toàn bài học hay cho một đơn vị kiến thức bộ phận thì giáo viên cũng cần tập cho học sinh thói quen tự ghi chép hay tổng hợp một vấn đề, một chủ đề đã đọc theo cách hiểu của các em dưới dạng bản đồ tư duy.

Cho học sinh tập đọc hiểu và tự vẽ bản đồ tư duy sau từng bài học. Bước đầu giáo viên cho học sinh làm quen với một số bản đồ tư duy có sẵn, sau đó tập cho

các em vẽ theo tên chủ đề hoặc một hình ảnh, một từ khóa của chủ đề chính vào vị trí trung tâm rồi đặt các câu hỏi gợi ý để các em tự vẽ các nhánh cấp 1, 2, 3,... để phát triển kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của mỗi bài học, của mỗi phần học vào một trang giấy. Có thể vẽ chung trên một cuốn vở hoặc để thành các trang giấy dời rồi kẹp thành một tập. Mỗi bài học, phần học được vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ bản đồ tư duy của bài đó ra là các em nhanh chóng ôn lại kiến thức một cách dễ dàng.

2.1.2. Về nội dung cần lưu ý khi ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản văn bản

Thứ nhất, bản đồ tư duy được thiết lập dựa trên các mối quan hệ logic duy lí giữa các thành tố của sự vật hoặc hiện tượng, trong khi môn Ngữ văn, nhìn chung không thể hiện tư duy này một cách rõ ràng. Các phần Tiếng Việt và Làm văn có thể dễ dàng sử dụng bản đồ tư duy như là một công cụ ghi chép. Với phần đọc hiểu văn bản lại khác, bản đồ tư duy chỉ giúp cho người học ghi nhớ những nét chủ yếu cùng mối quan hệ giữa chúng; từ ngữ được sử dụng trong bản đồ tư duy tuy được lựa chọn nhưng chỉ là những từ ngữ rời rạc, có tính chất gợi nhớ, trong khi đó với các văn bản nghệ thuật thì ngôn ngữ thường được sử dụng là ngôn ngữ tạo hình, mang tính đa nghĩa. Mặt khác, bản đồ tư duy cũng không tái hiện được cảm xúc trong một trang viết, không chuyển tải hết sự tinh túy trong cách dùng từ, đặt câu, trong nghệ thuật cấu trúc tác phẩm. Vì vậy, ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học đọc hiểu văn bản là cần thiết nhưng phải tránh được sự suy diễn khô khan.

Thứ hai, trước khi tiến hành lập một bản đồ tư duy, giáo viên nên gợi ý cho học sinh về một ý tưởng, một chủ đề hay một từ khóa có liên quan đến bài học và là trọng tâm cần khai thác, rồi sau đó yêu cầu học sinh vẽ bản đồ tư duy bằng cách đặt câu hỏi gợi mở để các em vẽ nhánh con cấp 1, sau đó cho học sinh thảo luận nhóm,... để tiếp tục vẽ các nhánh con cấp 2, cấp 3,... và bổ sung các ý nhỏ cần thiết. Việc kết hợp ứng dụng bản đồ tư duy với các phương pháp, kỹ thuật dạy học khác là rất cần thiết.

Thứ ba, khi thiết kế bản đồ tư duy, tránh ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng hoặc ghi chép quá nhiều ý không cần thiết, hoặc dành quá nhiều thời gian để vẽ,

viết, tô màu,...chỉ nên vẽ những hình ảnh có liên quan đến chủ đề kiến thức, tránh vẽ hoặc đưa vào những hình ảnh không liên quan đến bài học làm mất thời gian vẽ, viết và khi sử dụng lại phân tán sự tập trung.

Thứ tư, khi thiết kế bản đồ tư duy cần chọn lọc những ý cơ bản, kiến thức cần thiết có thể quyết định đến giá trị cần khám phá, hoặc các ví dụ minh họa,... để có nhiều thông tin cho bài học. Thiết kế bản đồ tư duy cho một bài đọc hiểu phải thể hiện được kiến thức trọng tâm, cơ bản, chốt lại của bài học đó. Tránh khuynh hướng vẽ quá cầu kỳ những hình ảnh hoặc viết quá nhiều những nội dung không cần thiết hoặc quá sơ sài, không có thông tin (chỉ ghi các đề mục của bài học).

Thứ năm, cần nhớ rằng, việc dùng giấy, bút chì màu, tẩy,... để vẽ bản đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng...), các đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong...), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi bản đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và cũng do tự làm nên các em cảm thấy yêu quý, trân trọng “tác phẩm” của mình, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng lại rất hiệu quả, đồng thời kích thích hứng thú học tập Ngữ văn cho học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu một số kiểu loại văn bản ở lớp 9

Môn Ngữ văn được cấu tạo gồm ba phần nhỏ: Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt và Làm văn. Tuy có chung mục đích giáo dục thẩm mỹ và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, nhưng các phần đều có vị trí tương đối độc lập bởi những mục tiêu riêng biệt của nó. Theo đó, ba phần trong môn Ngữ văn có những nhận thức khác biệt, do đó có phương pháp dạy học đặc thù của mỗi phần.

Với phần Đọc hiểu văn bản: mục đích cuối cùng của đọc hiểu văn bản là người đọc phải biết cách đọc để hiểu cho được giá trị của mỗi văn bản thể hiện qua cái hay, cái đẹp trong nội dung và hình thức thể hiện của mỗi văn bản đó. Cái hay, cái đẹp được thể hiện trong văn bản là cái duy nhất không lặp lại. Nhờ vậy mà xác định được những giá trị nhận thức mà văn bản đó đem lại.

Như vậy, muốn dạy đọc hiểu được các văn bản, yêu cầu người giáo viên phải hiểu được văn bản ấy. Bước tiếp theo, giáo viên phải là người hướng dẫn và tìm ra một cách thức tổ chức để học sinh biết cách đọc tác phẩm, tìm ra cái hay, cái đẹp bằng chính nhận thức của các em.

“Văn học là một loại hình nghệ thuật được sáng tạo bằng ngôn từ nhằm xây dựng thế giới hình tượng và bộc lộ cảm xúc, có khả năng tác động vào trí tuệ, vào liên tưởng của con người. Văn học vừa có thể tái hiện được đời sống xã hội con người ở mọi thời đại, tất cả những gì tai nghe, mắt thấy, vừa tái hiện được cả mùi vị, nắm bắt được cả những điều mơ hồ, vô hình nhưng có thật trong cảm giác của con người. Văn học có thể phản ánh quá trình vận động không ngừng của đời sống trong không gian và thời gian ở bất kỳ giới hạn nào. Với chất liệu ngôn từ, văn học còn có khả năng tái hiện lời nói và thế giới tư tưởng của con người” (Từ điển văn học- NXBGD HN- 1999).

Văn học là thế, song bản đồ tư duy hiện nay vẫn là một lý thuyết mới mẻ ở nước ta, phạm vi ứng dụng còn rất hạn chế. Để đạt được sự tỉ mỉ, sâu sắc trong nghiên cứu, cũng như có được một kết quả thực nghiệm chuẩn xác nhất, chúng tôi chỉ tập trung đề xuất và khai thác khả năng ứng dụng của bản đồ tư duy trong một số kiểu loại văn bản sau:

2.2.1. Ứng dụng bản đồ tư duy vào đọc hiểu các kiểu văn bản nghệ thuật

Như ta đã biết, đối tượng tìm hiểu của đọc hiểu văn bản là các văn bản nghệ thuật hoặc nghị luận, văn bản nhật dụng. Ở trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 hiện hành, chúng tôi thống kê có 30 bài đọc hiểu văn bản nghệ thuật, trong đó: văn bản tự sự có 16 bài ( trong đó truyện tự sự 12 bài, thơ tự sự 4 bài), thơ trữ tình có 12 bài, kịch bản văn học có 2 bài.

Nếu như các văn bản nghị luận thường có lập luận theo một logic chặt chẽ, việc ứng dụng bản đồ tư duy hỗ trợ đọc hiểu văn bản đó sẽ thuận lợi hơn. Nhưng đối với văn bản nghệ thuật, mọi việc lại có phần khác. Tư duy được thể hiện trong văn nghệ thuật là tư duy hình tượng, sự vật, sự việc, hiện tượng,... xuất hiện không theo một trình tự nhất định. Vì vậy, muốn dùng bản đồ tư duy để biểu hiện một văn

bản, người học phải tìm ra mạch nội dung hoặc cảm xúc của văn bản đó (xét đơn thuần về mặt ý).

2.2.1.1. Đối với các văn bản tự sự

Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Tự sự là phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại các tác phẩm văn học. Nếu tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan về nó, thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan

Một phần của tài liệu Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản văn chương ở lớp 9 (Trang 38 - 101)