Về phạm vi ứng dụng bản đồ tư duy trong các trường hợp sau

Một phần của tài liệu Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản văn chương ở lớp 9 (Trang 39 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Về phạm vi ứng dụng bản đồ tư duy trong các trường hợp sau

2.1.1.1. Hệ thống hóa kiến thức

Hệ thống hóa kiến thức trong dạy học nhằm giúp cho giáo viên và học sinh có được cái nhìn tổng thể nội dung chương trình của toàn cấp học, của một lớp học hay một phần học, một chương của một môn học. Từ đó giúp cho giáo viên và học sinh có định hướng đúng trong quá trình dạy học, thực hiện đúng mục tiêu mà chương trình đề ra.

Kiến thức chung của môn ngữ văn THCS có thể hệ thống hóa ở nhiều cấp độ khác nhau, khái quát hay cụ thể, đơn giản hay chi tiết là tùy theo ý của từng người học.

Riêng chương trình Ngữ văn lớp 9 có thể được hệ thống hóa kiến thức đọc hiểu văn bản bằng bản đồ tư duy như sau:

Việc hệ thống hóa kiến thức không những giúp cho học sinh có cái nhìn toàn diện về dung lượng của một đơn vị kiến thức cụ thể, mà còn có cơ hội nhận biết và lý giải sự tồn tại của mỗi thành tố trong đơn vị kiến thức, dễ dàng bổ sung hoặc giảm bớt một hay nhiều thành phần của đơn vị kiến thức đó để tiến tới một nhận thức hoàn chỉnh. Qua việc hệ thống hóa kiến thức bằng hình thức bản đồ tư duy, người học có điều kiện suy nghĩ sâu hơn, nhiều chiều hơn về đơn vị kiến thức, tư duy theo đó mà được rèn luyện thêm.

2.1.1.2. Sơ đồ hóa kiến thức toàn bài

Kiến thức trong phần đọc hiểu văn bản được chứa đựng trong một tập hợp ngôn ngữ rất khó nắm bắt. Ứng dụng bản đồ tư duy để sơ đồ hóa kiến thức có nghĩa là dùng hình vẽ, đường nét, màu sắc quy ước đơn giản nhằm miêu tả một đặc trưng của đơn vị kiến thức đó. Nhờ được tiếp cận qua thị giác (hình vẽ, đường nét, màu sắc) mà người học dễ dàng hình dung ra bản chất logic của đơn vị kiến thức, tìm ra mối liên hệ giữa các thành tố của đơn vị kiến thức đó. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng kiến thức được sơ đồ hóa trong toàn bài ở đây là những kiến thức trọng tâm, cơ bản, giúp học sinh dễ nhớ, dễ đọc một cách chính xác, hệ thống, không lẫn lộn. Vì vậy học sinh cần phải lấy kiến thức trong bản đồ tư duy đó để làm nền tảng kết hợp với kết cấu, giọng điệu, ngôn từ và các yếu tố nghệ thuật khác để hiểu và cảm chiều sâu tư tưởng và những giá trị thẩm mĩ cao đẹp mà người viết hướng tới. Sau đây là một số ví dụ bản đồ tư duy thiết kế theo kiểu sơ đồ hóa kiến thức toàn bài như vậy:

[ Xem phụ lục 5, phụ lục 6, phụ lục 12]

2.1.1.3. Sơ đồ hóa một bộ phận kiến thức của bài

Trong một bài đọc hiểu, không phải bài nào cũng có thể ứng dụng bản đồ tư duy toàn bài một cách hợp lí mà muốn đạt được hiệu quả dạy học theo hướng tích hợp và dạy học tích cực thì giáo viên cần phải thao tác với các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau một cách linh hoạt. Bản đồ tư duy chỉ là một kĩ thuật dạy học trong số các phương pháp, kĩ thuật dạy học đó. Vì vậy có thể sơ đồ hóa một bộ phận kiến thức trong bài học cùng kết hợp làm nổi bật trọng tâm của bài. Tuy nhiên, các kiến thức được lựa chọn nên là các kiến thức trọng tâm có thể là “chìa khóa” để từ đó khám phá ra giá trị chung của văn bản. Mỗi bài chỉ nên chọn một hoặc hai đơn

vị kiến thức bộ phận để ứng dụng bản đồ tư duy.

Với tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao, nếu tìm hiểu tác phẩm theo tuyến nhân vật thì nhân vật Lão Hạc là nhân vật trung tâm. Qua cuộc trò chuyện với ông Giáo, Lão Hạc được Nam Cao khắc họa rõ nét với các chi tiết: Lão Hạc đối với con, với cậu Vàng, với đói nghèo, bệnh tật và với cái chết. Để rồi từ đó đã tô đậm lên nhân cách của một người nông dân bần cùng, nghèo khổ với lòng thương con tha thiết, sự hy sinh và lòng tự trọng,...của một con người không vì hoàn cảnh mà làm mất đi nhân phẩm của mình. Qua đó, mới thấy được lòng thương yêu và thái độ trân trọng của nhà văn Nam Cao đối với người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ. Bộ phận kiến thức này trong bài có thể được phát triển bằng một bản đồ tư duy như sau:

[ Xem phụ lục 7]

Song cho dù là lập bản đồ tư duy cho kiến thức toàn bài học hay cho một đơn vị kiến thức bộ phận thì giáo viên cũng cần tập cho học sinh thói quen tự ghi chép hay tổng hợp một vấn đề, một chủ đề đã đọc theo cách hiểu của các em dưới dạng bản đồ tư duy.

Cho học sinh tập đọc hiểu và tự vẽ bản đồ tư duy sau từng bài học. Bước đầu giáo viên cho học sinh làm quen với một số bản đồ tư duy có sẵn, sau đó tập cho

các em vẽ theo tên chủ đề hoặc một hình ảnh, một từ khóa của chủ đề chính vào vị trí trung tâm rồi đặt các câu hỏi gợi ý để các em tự vẽ các nhánh cấp 1, 2, 3,... để phát triển kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của mỗi bài học, của mỗi phần học vào một trang giấy. Có thể vẽ chung trên một cuốn vở hoặc để thành các trang giấy dời rồi kẹp thành một tập. Mỗi bài học, phần học được vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ bản đồ tư duy của bài đó ra là các em nhanh chóng ôn lại kiến thức một cách dễ dàng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản văn chương ở lớp 9 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)