ĐÁNH GIÁ ĐIỂM NGUY CƠ DỰ BÁO BIẾN CHỨNG VÀ TỬ VONG TRONG CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số biến chứng trong 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành qua da tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam (Trang 111 - 113)

- Suy tim NYHA IIIIV Can thiệp ĐMV phả

4.4. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM NGUY CƠ DỰ BÁO BIẾN CHỨNG VÀ TỬ VONG TRONG CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA

VONG TRONG CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA

4.4.1. Giá trị của áp dụng thang điểm MCRS và thang điểm NYRS

Thang điểm MCRS được phát triển từ cơ sở bệnh viện Mayo, nghiên cứu nguy cơ biến chứng. Thang điểm NYRS được phát triển từ cơ sở 41 bệnh viện thuộc bang New York (Hoa Kỳ), nghiên cứu nguy cơ tử vong [27], [50], [95], [96], [99], [118].

Mandeep Singh, Charanjit và các cộng sự nghiên cứu hồi cứu 3.264 BN qua PCI từ đăng ký số liệu NHLBI để xác định về tử vong và các biến chứng (NMCT có sóng Q, phẫu thuật cầu nối chủ-vành cấp cứu và tai biến mạch não). Kết quả so sánh cho thấy: tỷ lệ biến chứng chiếm 29,4% so với tỷ lệ biến chứng bằng áp dụng thang điểm MCRS là 28,6% [95]. Bằng áp dụng thang điểm MCRS, Mandeep Singh và các cộng sự đã đánh giá điểm cho 5.463 BN qua PCI [99] cho thấy tỷ lệ có xu hướng giảm dần từ mức độ rất thấp đến rất cao. Nghiên cứu của Brener S.J. và các cộng sự đã áp dụng thang điểm NYRS với 3.165 trường hợp PCI cho thấy độ chính xác và tính chính xác các yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong trong PCI [46].

4.4.1.1. Các mức độ nguy cơ biến chứng

Qua áp dụng thang điểm MCRS đối với mỗi BN từ khi nhập viện cho đến khi kết thúc thủ thuật trong vòng 24 giờ, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mức độ nguy cơ biến chứng giảm dần từ mức độ rất thấp (45,4%) → thấp (35,3%) → vừa (12,7%) → cao (3,9%) → rất cao (2,7%). Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Mandeep Singh và cộng sự về mức độ nguy cơ biến chứng bằng áp dụng MCRS (bảng 4.11) [99].

Bảng 4.11. Tỷ lệ các mức độ nguy cơ biến chứng trong PCI theo MCRS

Mức độ

Tác giả Rất thấp Thấp Vừa Cao Rất cao

Chúng tôi 45,4% 35,3% 12,7% 3,9% 2,7%

Mandeep Singh [99] 39,3% 39,9% 14,8% 3,8% 2,1%

4.4.1.2. Điểm trung bình nguy cơ biến chứng và nguy cơ tử vong

Đánh giá điểm nguy cơ biến chứng đối với mỗi BN trước thủ thuật can thiệp bằng áp dụng thang điểm MCRS, chúng tôi thấy điểm trung bình nguy cơ ở nhóm PCI cấp cứu cao hơn điểm trung bình nguy cơ ở nhóm PCI có chuẩn bị với p < 0,001. Điều này cho thấy phù hợp với kết quả tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong trong PCI cấp cứu cao hơn tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong trong PCI có chuẩn bị.

Tương tự như áp dụng thang điểm MCRS, mỗi BN nhập viện được đánh giá điểm nguy cơ tử vong theo thang điểm NYRS. Kết quả cho thấy điểm trung bình nguy cơ tử vong của nhóm PCI cấp cứu cao hơn điểm trung bình nguy cơ tử vong của nhóm PCI có chuẩn bị với p < 0,001. Như vậy, điểm trung bình nguy cơ tử vong phù hợp với thang điểm NYRS (tỷ lệ tử vong PCI cấp cứu cao hơn tỷ lệ tử vong trong PCI có chuẩn bị). Ngoài ra, điểm trung bình nguy cơ tử vong của những BN tử vong cao hơn so với điểm trung bình nguy cơ tử vong của những BN còn sống trong nhóm PCI cấp cứu với p < 0,001.

Brener SJ và các cộng sự áp dụng thang điểm NYRS với 3.165 trường hợp PCI cho thấy điểm trung bình nguy cơ tử vong là 5,1 ± 3,3, kết quả này gần tương tự với điểm trung bình nguy cơ trong nghiên cứu chúng tôi (6,65 ± 5,34) [46].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số biến chứng trong 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành qua da tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w