2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bao gồm 511 BN nam và nữ, nhập viện cấp cứu và nằm điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam trong thời gian từ 15 tháng 8 năm 2007 đến 25 tháng 2 năm 2008. Tất cả các BN này được chẩn đoán:
* Hội chứng động mạch vành cấp:
- NMCT cấp có đoạn ST chênh lên.
- NMCT cấp không có đoạn ST chênh lên và đau thắt ngực không ổn định.
* Đau thắt ngực ổn định (bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính). 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
511 BN nhập viện cấp cứu và nằm điều trị nội trú được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm các BN được chẩn đoán hội chứng động mạch vành cấp, có chỉ định can thiệp ĐMV cấp cứu (PCI cấp cứu).
- Nhóm các BN được chẩn đoán đau thắt ngực ổn định, có chỉ định can thiệp ĐMV thường quy (PCI có chuẩn bị).
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Chúng tôi loại trừ ra khỏi nghiên cứu những BN có đặc điểm sau: - Đang có bệnh lý cơ quan tạo máu hoặc có rối loạn đông máu. - Suy gan cấp có hôn mê.
- Suy thận độ III và độ IV.
- Chỉ chụp mà không tiến hành thủ thuật can thiệp ĐMV.
- Can thiệp cho bất thường về giải phẫu ĐMV (dị dạng hoặc rò ĐMV). - Biến chứng và tử vong ngoài 24 giờ sau thủ thuật can thiệp.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam-Bệnh viện Mạch Mai, thời gian từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008.
Hình 2.1. Phòng can thiệp động mạch vành Viện Tim mạch Việt Nam
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, theo dõi dọc trong 24 giờ kể từ khi bắt đầu thủ thuật can thiệp ĐMV.
2.3.2. Các bước tiến hành nghiên cứu
Theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất (phần phụ lục 2).
2.3.2.1. Quy trình khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng trước thủ thuật
* Bệnh nhân nhập viện cấp cứu: chúng tôi thăm khám BN một cách hệ thống và đầy đủ nhưng chú ý các đặc điểm sau:
- Tuổi, giới.
- Thời gian bắt đầu đau ngực đến khi nhập viện.
- Tình trạng sốc tim, suy tim theo mức độ NYHA và mức độ Killip. - Nhịp tim, huyết áp ĐM, ran ở phổi...
- Điện tâm đồ 12 chuyển đạo, siêu âm tim, xét nghiệm máu CK, CK- MB, công thức máu, đông máu cơ bản, điện giải đồ.
* Bệnh nhân nằm điều trị nội trú: khi BN nhập viện, chúng tôi thăm khám đầy đủ nhưng chú ý các đặc điểm sau:
- Tuổi và giới tính.
- Tiền sử và hiện tại cơn đau thắt ngực, tiền sử chụp và PCI. Các bệnh đi kèm như: suy tim NYHA, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận, rối loạn lipid máu...
- Điện tâm đồ 12 chuyển đạo ngoại vi, siêu âm tim, các xét nghiệm máu, nghiệm pháp gắng sức...
2.3.2.2. Quy trình theo dõi diễn biến trong thủ thuật
Chúng tôi theo dõi các BN từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc thủ thuật.
* Lâm sàng:
- Khó thở, đau ngực, vã mồ hôi, da lạnh và tím… Nhịp tim, ran phổi... - Biểu hiện dị ứng TCQ như: nổi mề đay, khó thở, buồn nôn.
* Các trang thiết bị theo dõi diễn biến trong thủ thuật:
- Monitoring đo áp lực ĐM liên tục để theo dõi huyết áp ĐM.
- Monitoring điện tâm đồ liên tục để theo dõi và phát hiện các RLNT. - Hai màn hình tăng sáng kết nối với máy chụp mạch để theo dõi và phát hiện các biến chứng của thủ thuật.
2.3.2.3. Quy trình theo dõi bệnh nhân sau thủ thuật
Các BN sau thủ thuật được theo dõi chặt chẽ tại các bệnh phòng, đặc biệt là các BN bị sốc tim, bao gồm:
* Lâm sàng:
- Toàn thân: tình trạng đau ngực, khó thở, tình trạng sốc tim, suy tim NYHA. - Vết chọc đường vào ĐM quay và ĐM đùi: chảy máu và máu tụ. - Nhịp tim, huyết áp ĐM, nước tiểu 24 giờ.
* Cận lâm sàng:
- Các xét nghiệm máu: ure, creatinin, đường huyết, điện giải đồ, CK, CK-MB, tế bào máu ngoại vi, prothrombin (%), APTT (thời gian hoạt hóa từng phần thromboplastine).
2.3.2.4. Quy trình can thiệp động mạch vành qua da
* Các thiết bị hỗ trợ và các thuốc cấp cứu: phòng Tim mạch can thiệp được trang bị:
- Máy siêu âm tim, siêu âm trong lòng mạch (IVUS), bơm bóng trong lòng động mạch chủ (IABP), máy sốc điện chuyển nhịp, máy tạo nhịp ngoài, máy hô hấp nhân tạo, máy hút, hệ thống cung cấp oxy…
- Các thuốc cấp cứu: dopamine (ống 200 mg), dobutamine (ống 250 mg), adrenaline (ống 1mg), digoxin (ống 1/2 mg), sedacorone (ống 150 mg), lidocaine (ống 200 mg), atropin (ống 0,25 mg), adenosine (ống 6mg/2ml), nitroglycerine (ống 10mg), morphine (ống 10 mg), seduxen (ống 10 mg).
* Chuẩn bị bệnh nhân: mỗi BN được dùng một số thuốc chủ yếu trước thủ thuật, bao gồm:
- Thuốc chống đông: lovenox 0,4 ml x 2 bơm, tiêm dưới da chia 2 lần. - Các thuốc chống kết tập tiểu cầu (uống): aspégic 200 mg x 2 gói, plavix 75 mg x 4 - 8 viên.
- Các thuốc hỗ trợ khác (uống): nhóm nitrate, nhóm chẹn bêta giao cảm, nhóm nitrate, nhóm ức chế men chuyển, nhóm chẹn kênh canxi…
- Nhóm statin: zocor 10 mg x 1 viên hoặc lipitor 10 mg x 1 viên/ngày. - Thuốc an thần: seduxen 5 mg x 1 viên hoặc diazepam 5 mg x 1 viên. Giải thích đầy đủ lợi ích của thủ thuật can thiệp ĐMV đối với BN và người nhà BN.
* Thuốc cản quang và các dụng cụ làm thủ thuật:
- Thuốc cản quang:hexabrix, xenetic, ultravist, mỗi lọ 50 ml
- Dụng cụ chụp ĐMV: Sheath cỡ 5F - 6 F; Ống thông chụp ĐMV (catheter) JL và JR cỡ 5 - 6 F; Dây dẫn đầu mềm cỡ 0,035 inch, dài 145 cm.
- Dụng cụ can thiệp ĐMV: ống thông can thiệp (guiding catheter) JL và JR cỡ 6F; Dây dẫn can thiệp (guidewire) cỡ 0,014 inch, dài 180 cm; Ống hút huyết khối; Bóng nong có đường kính 1,5 - 4,0 mm, dài 15 - 20 mm; Stent gắn sẵn trên bóng có đường kính 2,5 - 4,0 mm, dài 8 - 33 mm.
* Phác đồ hướng xử trí các biến chứng: đối với mỗi BN đều có bảng sơ lược phác đồ hướng xử trí khi biến chứng xảy ra trong hoặc sau thủ thuật can thiệp:
Bảng 2.1. Sơ lược phác đồ hướng xử trí một số biến chứng
Biến chứng Hướng xử trí
NMCT trong thủ thuật