Chảy máu-máu tụ đường vào động mạch sau thủ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số biến chứng trong 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành qua da tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam (Trang 101 - 103)

- Suy tim NYHA IIIIV Can thiệp ĐMV phả

4.2.8. Chảy máu-máu tụ đường vào động mạch sau thủ thuật

Theo dõi lâm sàng các BN sau thủ thuật tại các bệnh phòng thì hiện tượng chảy máu và máu tụ chỉ biểu hiện tại đường vào ĐM. Các xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, siêu âm bụng không cho thấy hiện tượng chảy máu trong hoặc mất máu, các kết quả xét nghiệm tế bào máu ngoại vi không thay đổi tại 2 thời thời điểm của thủ thuật.

Mỗi BN được dùng thuốc chống đông và thuốc chống kết tập tiểu cầu trước thủ thuật như lovenox 0,4 ml x 2 bơm (tiêm dưới da chia 2 lần), aspégic 200 mg x 2 gói và plavix 75 mg x 4 - 8 viên. Dụng cụ làm thủ thuật: sheath cỡ

5F-6F, ống thông chụp ĐMV (catheter) JL và JR cỡ 5F-6 F, ống thông can thiệp (guiding catheter) JL và JR cỡ 6F. Ngay sau khi kết thúc thủ thuật, BN được ép đường vào ĐM 15 phút sau đó băng ép tại vết chọc ĐM bằng băng chun, thời gian băng ép dựa theo kích thước của sheath (5F = 5 giờ, 6F = 6 giờ), qua theo dõi có 8 BN chảy máu-máu tụ đường vào ĐM (1,6%).

Theo Dale R. Tavris và Yves Louvard về kích thước của sheath và kỹ thuật băng ép sau khi rút sheath: sử dụng sheath > 6 F là yếu tố nguy cơ chảy máu-máu tụ đường vào, ngoài ra tác giả cũng cho rằng các kỹ thuật băng ép sau rút sheath cũng ảnh hưởng đến chảy máu và máu tụ [53], [152].

4.2.8.1. Giới tính và nhóm tuổi

Giới tính: nghiên cứu của Applegate R. J. và cộng sự về biến chứng mạch máu ở nữ giới sau PCI: tỷ lệ chảy máu-máu tụ đường vào ĐM ở nữ giới cao hơn nam giới (2,0% > 1%, OR = 1,83, 95% CI từ 1,32 đến 2,54), Applegate R. J. cho rằng nữ giới là yếu tố độc lập của biến chứng mạch máu sau PCI [38]. Jose A. Silva và Christopher J. White cho rằng nữ giới là yếu tố nguy cơ chảy máu-máu tụ đường vào ĐM sau PCI [84]. Nghiên cứu của Winthrop D. Piper và cộng sự về nguy cơ biến chứng mạch máu: kết quả tỷ lệ chảy máu-máu tụ đường vào ĐM ở nữ giới cao hơn nam giới (5,17% > 1,92%) với p < 0,001 [150]. Các nghiên cứu trên phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ chảy máu-máu tụ đường vào ĐM ở nữ giới cao hơn so với nam giới với p < 0,01.

Nhóm tuổi: đây là vai trò rất quan trọng trong các thủ thuật xâm lấn, có nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi ≥ 70 là yếu tố nguy cơ gây chảy máu và hình thành máu tụ [150]. Có thể tuổi cao thành mạch xơ cứng kết hợp với BN dùng các thuốc chống kết tập tiểu cầu và thuốc chống đông [152]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ chảy máu và máu tụ đường vào ĐM ở nhóm tuổi ≥ 70 cao hơn tỷ lệ chảy máu và máu tụ đường vào ĐM ở nhóm tuổi < 70, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số biến chứng trong 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành qua da tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w