S aureus

Một phần của tài liệu căn nguyên gây nhiễm trùng huyết và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện bạch mai (Trang 37 - 38)

Từ những năm 1940, người ta đã thấy những chủng S. aureus kháng penicillin, sau khi KS này được đưa vào sử dụng. Sự kháng methicillin và các KS khác thuộc nhóm beta - lactam cũng bắt đầu xuất hiện, sau khi methicillin được sử dụng [4]. Báo cáo của WHO (1997) cho biết tỷ lệ S. aureus kháng methicillin (MRSA: Methicillin resistance Staphylococcus aureus) thay đổi theo từng khu vực. Tỷ lệ S. aureus phân lập từ máu sinh beta - lactamase cũng thay đổi theo từng nước. Báo cáo cho thấy rằng các KS methicillin, amikacin, gentamicin, fluoroquinolones có tỷ lệ kháng cao ở Trung Quốc từ 71,7% - 84,2%, ở Việt Nam tỷ lệ kháng các KS này thay đổi từ 8,9% - 30,3% [10].

Tác giả Maple và cộng sự đã nghiên cứu sự kháng thuốc của 106 chủng

S. aureus kháng methicillin từ 21 nước trên thế giới và đã công bố rằng sự đề kháng lại gentamicin, amikacin hoặc erythromycin được ghi nhận trên 90% các chủng. Mức độ đề kháng các KS khác như sau: Clindamycin 60%, chloramphenicol 39%, tetracycline 86%, ciprofloxacin 17%, nhưng tất cả các chủng này đều nhạy với vancomycin [62].

Tác giả May khi nghiên cứu nhiễm khuẩn tụ cầu ở 15 khoa nhiễm khuẩn ở Pháp cho thấy hơn 90% các chủng này kháng gentamicin và fluoroquinolones, 80% kháng lại clindamycin. Cũng như tác giả Maple, tác giả May không thấy có sự kháng lại các glycopeptides như vancomycin và teicoplanin [64].

Ở nước ta, vấn đề kháng KS của S. aureus cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Mặc dù tỷ lệ đề kháng có khác nhau đối với từng loại KS ở từng nghiên cứu nhưng nhìn chung đều thấy rằng hiện nay tụ cầu vàng đã đề kháng với nhiều loại KS thường hay được sử dụng từ lâu như: Penicillin, ampicillin, chloramphenicol, tetracycline.... Tụ cầu vàng còn nhạy cảm cao với một số KS như oxacillin, cephalothine, gentamicin, vancomycin, … [1], [16], [22], [28], [33].

Một phần của tài liệu căn nguyên gây nhiễm trùng huyết và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện bạch mai (Trang 37 - 38)