CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.4 Đặc điểm của một số loài VK chủ yếu gây NTH
1.4.2 Các VK Gra m dương
1.4.2.1 S. aureus:
- S. aureus là những cầu khuẩn đứng thành hình chùm nho, bắt màu Gram - dương, khơng có lơng, khơng nha bào, thường khơng có vỏ.
Tụ cầu vàng thuộc loại dễ nuôi cấy. Trên môi trường thạch thường, tạo thành khuẩn lạc dạng S. Sau 24 giờ ở 37oC, khuẩn lạc thường có màu vàng chanh. Trên môi trường thạch máu, tụ cầu vàng phát triển nhanh, tạo tan máu hồn tồn. Trên mơi trường canh thang: Tụ cầu vàng làm đục môi trường, để lâu có thể lắng cặn.
Tụ cầu có hệ thống enzym phong phú, một số tính chất chính được dùng trong chẩn đốn là:
+ Coagulase có khả năng làm đông huyết tương người và động vật khi đã được chống đông. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt tụ cầu vàng với các tụ cầu khác.
+ Catalase (+). Catalase có ở tất cả các tụ cầu mà khơng có ở liên cầu. + Lên men đường mannitol.
+ Deoxyribonuclease là enzym phân giải ADN. + Phosphatase.
S. aureus thường ký sinh ở mũi họng và có thể cả ở da. VK này gây bệnh
cho người bị suy giảm sức đề kháng hoặc chúng có nhiều yếu tố độc lực. Tụ cầu vàng là VK thường gây NTH nhất. Do chúng gây nên nhiều loại nhiễm khuẩn, đặc biệt là các nhiễm khuẩn ngoài da, từ đấy VK xâm nhập vào máu gây nên NTH. Đây là một nhiễm trùng rất nặng. Từ NTH, tụ cầu vàng đi tới các cơ quan khác nhau và gây nên các ổ áp xe (gan, phổi, não, tuỷ xương, ...) hoặc viêm nội tâm mạc. Có thể gây nên các viêm tắc tĩnh mạch. Một số nhiễm trùng khu trú này trở thành viêm mạn tính như viêm xương, ... [4].
1.4.2.2 Staphylococci coagulase (-):
- Tụ cầu coagulase (-) là một nhóm VK, mà vai trị quan trọng của nó trong y học nổi trội lên trong ba thập kỷ qua. Chúng có vị trí nổi bật trong nhiễm trùng bệnh viện, thường gặp khi cấy máu.
Về đặc điểm sinh học, chúng là các cầu khuẩn Gram - dương, đứng thành từng đám như chùm nho, khơng có lơng, khơng nha bào, catalase (+), coagulase (-), một số chủng có vỏ mỏng. Các Staphylococci coagulase (-) liên quan đến người bao gồm: Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus capitis, Staphylococcus haemolyticus, Staphylococcus hominis...
- Khả năng gây bệnh:
Nhiễm trùng quan trọng nhất của Staphylococci coagulase (-) là sau can
thiệp y tế vào dưới da. Nhiễm trùng bệnh viện do Staphylococci coagulase (-) chiếm 5% - 10% thập niên 1980, đã tăng lên 25% - 30% thập niên 1990 trong tổng số nhiễm khuẩn bệnh viện. Hiện nay, nhiễm khuẩn bệnh viện do
Staphylococci coagulase (-) đóng vai trị dẫn đầu trong nhiễm khuẩn bệnh viện ở nước Mỹ [4].
1.4.2.3 Streptococci ( liên cầu ):
NTH liên cầu thường trên cơ sở của bệnh lý về tim mạch, sản khoa, sơ sinh, ... [51]. Liên cầu là tác nhân hay gặp nhất gây ra NTH mà có sự liên
quan đến các bệnh tim mạch, trong đó Streptococcus nhóm viridans chiếm 30 - 40%. NTH do liên cầu nhóm B hay gặp ở trẻ sơ sinh. [52].
- Liên cầu nhóm A (Streptococcus pyogenes):
Liên cầu nhóm A là những cầu khuẩn Gram - dương, tan máu hoàn toàn beta, thường xếp thành những chuỗi dài ngắn khác nhau, không di động, đơi khi có vỏ.
Liên cầu nhóm A là nhóm liên cầu gây bệnh quan trọng nhất ở người. Các nhiễm khuẩn tại chỗ do liên cầu nhóm A chiếm 15 - 30% các căn nguyên gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm phổi, ....Từ những ổ nhiễm khuẩn tại chỗ, bệnh nhân có thể bị NTH, viêm màng trong tim cấp [31].
- Streptococcus nhóm viridans:
Các liên cầu tan máu khơng hồn tồn anpha gồm nhiều loài khác nhau, thường cư trú ở miệng. Mặc dù, các lồi liên cầu này khơng giữ vai trị gây bệnh quan trọng như liên cầu nhóm A, nhưng đôi khi chúng cũng là tác nhân gây nên một số bệnh cho người và động vật như: Viêm họng, viêm phổi, viêm màng trong tim, NTH, v.v... Theo nghiên cứu của Phạm Văn Ca ở Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ NTH do Streptococcus nhóm viridans trong các bệnh tim mạch chiếm 30 - 40% [1]. Theo Baron, nguyên nhân hàng đầu của viêm nội tâm mạc là Streptococcus nhóm viridans [37].
- Liên cầu nhóm D (Enterococci):
Là một thành viên của hệ VK bình thường ở đường ruột. Tuy nhiên,
Enterococci có thể gây NTH, viêm đường tiết niệu, viêm màng não. Liên cầu
nhóm D (Enterococci) thường gây NTH ở bệnh nhân bỏng [2]. Nghiên cứu của Trần Văn Hưng về NTH tại Bệnh viện Trung ương Huế phân lập được
Enterococcus spp có tỷ lệ là 3,1% [16]. Ở Bệnh viện Bạch Mai, theo Đào
Tuyết Trinh tỷ lệ Streptococcus nhóm D ở các bệnh nhân NTH là 3,9% [28].
1.4.2.4 Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae):
Mười năm sau đó, người ta thấy nó có liên quan đến những nhiễm trùng nặng: Viêm phổi thuỳ, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm xoang, …
S. pneumoniae là những cầu khuẩn dạng ngọn nến, thường xếp thành
đơi, ít khi đứng riêng lẻ, bắt màu Gram - dương, không di động, không sinh nha bào, trong bệnh phẩm hay trong mơi trường nhiều albumin thì có vỏ.
VK mọc dễ dàng trong mơi trường có nhiều chất dinh dưỡng. Trên thạch máu, khuẩn lạc trịn, lõm có núm, hơi xám, xung quanh có vịng tan máu anpha (tan máu khơng hồn tồn) [3].
Bốn tính chất quan trọng nhất để xác định phế cầu là [3]: + Tan máu anpha.
+ Catalase (-).
+ Không phát triển được trong môi trường có ethyl hydrocuprein (thử nghiệm optochin (+)).
+ Bị ly giải trong muối mật. - Khả năng gây bệnh:
S. pneumoniae là thành viên của hệ VK bình thường có thể tồn tại ở đường hô hấp trên. Thường gặp phế cầu ở vùng tỵ hầu của người lành với tỷ lệ khá cao (khoảng 40% - 70%), phế cầu có thể gây bệnh viêm đường hơ hấp, điển hình là viêm phổi [3].
Khoảng 20% - 30% trường hợp viêm phổi có S. pneumoniae có NTH, đặc biệt chúng trở thành tác nhân gây NTH mắc phải trong bệnh viện [66].
Tại Việt Nam, ở Bệnh viện Nhi trung ương, tỷ lệ NTH do phế cầu là 0,17% [26], ở Bệnh viện Bạch Mai là 1,6% [28].