Về căn nguyên nấm

Một phần của tài liệu căn nguyên gây nhiễm trùng huyết và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện bạch mai (Trang 90 - 91)

Trước đây, chưa có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm nấm ở trong máu. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng các bệnh ung thư, HIV/AIDS, các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch… mà ngày càng có nhiều các bệnh nhiễm trùng do căn nguyên gây bệnh là nấm, đặc biệt là trong nhiễm trùng cơ hội. Các loại nấm chủ yếu hay được phân lập trong cấy máu bao gồm các loài Candida, Cryptococcus neoformans, Penicillium marneffei… [48].

nấm gồm có: 28 chủng là các loài Candida (71,8%), 9 chủng Penicillium marneffei (23%) và Cryptococcus neoformans có 2 chủng (5,2%) (bảng 3.11). Những tác nhân này thường gặp ở những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy giảm. Candida albicans là căn nguyên gây bệnh gặp nhiều nhất, còn

Penicillium marneffeiCryptococcus neoformans đều được phân lập từ khoa truyền nhiễm trên bệnh nhân HIV/AIDS. Điều đó cho thấy, Penicillium

Cryptococcus là hai loại gây nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch (AIDS) nhiều hơn. Điều này được thể hiện rõ hơn ở viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia, nơi tập trung tuyến cuối trong việc điều trị bệnh nhân AIDS, tỷ lệ NTH do nấm còn cao hơn so với VK. Thống kê tại viện trong năm 2007 cho thấy, NTH do Penicillium marneffei

Cryptococcus neoformans là cao nhất 20,6% [29]. Chúng tôi cũng so sánh kết quả của mình với nghiên cứu của tác giả Đoàn Mai Phương tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2008, trong cả hai nghiên cứu của chúng tôi và của tác giả này, tỷ lệ Candida albicans là gặp nhiều nhất. Tỷ lệ Penicillium marneffei của tác giả này ít hơn chúng tôi (2 chủng) và tỷ lệ Cryptococcus neoformans cũng giống như kết quả của chúng tôi (2 chủng). Tác nhân nấm trong nghiên cứu của tác giả này cũng chủ yếu gặp ở những người mắc các hội chứng suy giảm miễn dịch, đặc biệt là những người nhiễm HIV/AIDS [25].

Một phần của tài liệu căn nguyên gây nhiễm trùng huyết và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện bạch mai (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)