Đặc điểm đề kháng KS của một số chủng VK được phân lập

Một phần của tài liệu căn nguyên gây nhiễm trùng huyết và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện bạch mai (Trang 91 - 92)

Trong nhiều năm qua, các thuốc KS đã được nghiên cứu và sản xuất trong cuộc chiến chống lại bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, bệnh gây ra bởi các VK kháng thuốc KS đang ngày càng gia tăng. Một phần của vấn đề là các VK gây nhiễm trùng đã phát triển các cách thức khác nhau để có thể chống lại thuốc KS. Một phần khác là do việc sử dụng ngày càng tăng và lạm dụng thuốc KS hiện có (của người dân và kể cả của cán bộ y tế).

4.3.1 E. coli:

với nhiều loại KS khác nhau. Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy, mức độ đề kháng nhóm cephalosporins (cefuroxime, ceftazidime) giảm dần theo các thế hệ 2 và 3. Đối với aminoglycosides (gentamicin, amikacin), E.coli thường đề kháng aminosid bằng cách sản xuất ra một số men như acetyltransferase hay nucleotidyl transferase. Trong nghiên cứu này, E.coli đã đề kháng tương đối cao với gentamicin 40%, tuy nhiên với amikacin còn nhạy cảm tốt, tỷ lệ đề kháng rất thấp có 1,2%. Với nhóm fluoroquinolones (ciprofloxacin) ít nhạy cảm hơn, tỷ lệ đề kháng là 47,1%. Riêng đối với nhóm carbapenem (ertapenem), E. coli còn nhạy cảm hoàn toàn với tỷ lệ 100%.

Phân tích từ bảng kết quả chúng tôi thấy rằng, KS nhóm A là KS hàng đầu, được dùng chủ yếu để điều trị và phải báo cáo kết quả cho lâm sàng lại có tỷ lệ đề kháng tương đối cao. Các cephalosporins hay ciprofloxacin thuộc nhóm B và nhóm C được dùng để thay thế các KS nhóm A và thường được sử dụng để điều trị NTH trên lâm sàng cũng có tác dụng không lớn. Chỉ còn amoxicillin + acid clavulanic hay amikacin là có tác dụng tốt, có thể lựa chọn để thay thế nhóm A khi đề kháng. Như vậy, vấn đề đáng lưu ý ở đây là phải có biện pháp ngăn ngừa chiều hướng gia tăng sự kháng thuốc KS của VK và cách tốt nhất để thực hiện điều này là nên điều trị nhiễm khuẩn theo kết quả của kháng sinh đồ.

Một phần của tài liệu căn nguyên gây nhiễm trùng huyết và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện bạch mai (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)