Bàn luận về kết quả xác định căn nguyên gây NT Hở bệnh nhân

Một phần của tài liệu căn nguyên gây nhiễm trùng huyết và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện bạch mai (Trang 86 - 90)

điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai

Chúng tôi đã phân lập được hai nhóm căn nguyên gây NTH trong nghiên cứu đó là VK và nấm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 90,1% nguyên nhân gây NTH là do VK, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 9,9% do căn nguyên nấm (bảng 3.5). Mặc dù có sự khác biệt rõ rệt như vậy nhưng có thể thấy, nấm tuy

gây bệnh với tỷ lệ thấp nhưng cần phải được chú ý tránh bỏ sót, đặc biệt trong những trường hợp cấy máu âm tính về VK.

4.2.1 V căn nguyên VK gây NTH:

Trong số các căn nguyên VK, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có đến 63,4% là các VK Gram - âm, VK Gram - dương chiếm tỷ lệ là 36,6% (bảng 3.6). Kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới và Việt Nam. Trên thế giới, theo nghiên cứu của các tác giả tại Bệnh viện Kano (Nigeria) từ năm 2006 - 2008, tỷ lệ NTH do VK Gram - âm là 69,3%, tỷ lệ VK Gram - dương là 30,7% [68]. Cũng một nghiên cứu về NTH tại một bệnh viện khác ở Nigeria cho thấy, tỷ lệ phân lập VK Gram - âm là 51,3% cao hơn so với các VK Gram - dương (2006) [69]. Ở Ấn Độ, một nhóm các tác giả đã nghiên cứu (2007) và cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ VK Gram - âm gây NTH chiếm chủ yếu 67,5% [35]. Nghiên cứu gần đây của tác giả Tsering và cộng sự tại Sikkim (Ấn Độ), trong số những trường hợp NTH ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì NTH Gram - âm chiếm 61% trong tổng số các ca dương tính [75]. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu có kết quả khác với chúng tôi và các nghiên cứu khác. Các tác giả Mỹ Riedel, Bourbeau, Swartz và cộng sự trong một nghiên cứu năm 2008 lại thấy rằng, VK Gram - dương chiếm tỷ lệ 54,1% cao hơn VK Gram - âm 38,2% và VK Gram - dương hay gặp nhất là tụ cầu vàng (382 chủng) [72].

Tại Việt Nam, kết quả của một số nghiên cứu đều cho thấy NTH Gram - âm là hay gặp hơn cả. Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hương và cộng sự tại Bệnh viện Nhi đồng I (2004) cho thấy, tỷ lệ NTH Gram - âm chiếm 67,7% trên tổng số NTH sơ sinh có cấy máu dương tính [17]. Tỷ lệ này ở viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia năm 2007 là 46% [29]. Còn theo nghiên cứu của tác giả Đoàn Mai Phương tại Bệnh viện Bạch Mai, VK Gram - âm là 71,9% trong tổng số các

tác nhân gây NTH phân lập được năm 2008 [25].

Điều đó cho thấy NTH do VK Gram - âm trong nhiều nghiên cứu đều chiếm tỷ lệ cao và đang có xu hướng gia tăng. Đây là một hội chứng lâm sàng nặng, thường có biến chứng sốc và có tỷ lệ tử vong cao. Song song với việc dùng KS rộng rãi và bừa bãi, những VK này đã phát triển đề kháng KS ngày càng tăng, làm khó khăn cho công việc điều trị.

4.2.1.1 Kết quả phân lập các loại VK Gram - âm:

Trong số các VK Gram - âm phân lập được trong nghiên cứu, có tới 77,5% là các VK đường ruột. Tỷ lệ này cao hơn so với P. aeruginosa và các

Pseudomonas khác, Acinetobacter và các VK Gram - âm khác. Trong số đó,

E. coli chiếm tỷ lệ cao nhất 37,4%, tiếp đến là Klebsiellaspp 14,1%. Trực khuẩn mủ xanh chỉ chiếm tỷ lệ 2,7% còn A. baumannii có tỷ lệ 5,3%. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (bảng 3.7). Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Nwaclioha và Nwokedi ở Nigeria với tỷ lệ VK E. coli là cao nhất 44,3% [68], của Riedel và cộng sự (Mỹ) năm 2008 với số chủng E. coli thu được là lớn nhất (196 chủng) [72]; còn trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu Thảo (Trung tâm bệnh Nhiệt đới, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995 - 2000), tỷ lệ E.coli gây bệnh là 49,5% [26].

4.2.1.2 Kết quả phân lập các loại VK Gram - dương:

Giống như các VK Gram - âm, các loại VK Gram - dương cũng được phân lập trong nghiên cứu này. Chúng tôi thấy rằng, Staphylococci đứng đầu trong số các VK Gram - dương gây bệnh (51,2%) cao hơn các loại VK khác. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (bảng 3.8). S. aureus là căn nguyên gây bệnh hàng đầu trong nhóm các VK Gram - dương (44,3%). Các tác giả như Samuel So (Nigeria), Prabhu (Ấn Độ), Tsering (Ấn Độ), Đoàn Mai Phương (Việt Nam) cùng các cộng sự cũng có kết quả tương tự như chúng tôi về tụ cầu vàng với tỷ lệ lần lượt theo các tác giả là: 35,8%, 50%, 97% và 11,9% [25], [53], [69], [75].

Một điều đáng lưu ý trong nghiên cứu này là trong số các NTH do VK Gram - dương, chúng tôi đã phân lập được ở hai bệnh nhân tim mạch: Kết quả cấy máu dương tính với Corynebacterium sp. (chiếm tỷ lệ 1,5%). Như đã được biết, bình thường Corynebacterium sp. được coi là tác nhân gây nhiễm bẩn. Tuy nhiên, nó vẫn được coi là VK gây bệnh nếu được phân lập từ ít nhất 2 mẫu bệnh phẩm máu trở lên. Cả hai bệnh nhân trong nghiên cứu này đều được chỉ định cấy máu 3 lần và cả 3 lần cấy máu đều dương tính với

Corynebacterium sp. Căn nguyên này rất ít khi gây bệnh. Tuy nhiên, khi đã là tác nhân gây bệnh thực sự thì việc điều trị KS lại gặp nhiều khó khăn do VK này thường hay cư trú ở sâu bên trong các tổ chức sùi van tim, nơi mà KS khó tác động. Chính vì vậy, việc điều trị nhiễm khuẩn cho những bệnh nhân này thường rất khó và kéo dài.

4.2.1.3 Kết quả phân lập một số VK ở một số khoa phòng:

Chúng tôi cũng tổng kết số lượng một số loại VK hay gặp ở một số khoa lâm sàng có tỷ lệ cấy máu dương tính cao trong nghiên cứu và nhận thấy hầu hết các khoa đều hay gặp hai loại E. coliS. aureus. Tuy nhiên, như ở khoa điều trị tích cực, sự khác biệt nổi trội của một loại VK nào đó là không có và thường là các VK gây bệnh với tần suất đều như nhau. Ở khoa tim mạch, VK được phân lập chủ yếu là Streptococcus nhóm viridans (16 chủng). Điều này là phù hợp với nhiều tài liệu trước đây chỉ ra rằng Streptococcus nhóm

viridans là căn nguyên gây NTH hàng đầu trong các bệnh tim mạch. Riêng ở khoa nhi, có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các trường hợp cấy máu dương tính đều do Serratia với 27 chủng. Serratia hiện nay đang nổi lên như là một trong số những VK gây nhiễm trùng bệnh viện hay gặp và ngày càng tăng. Vì vậy mà chúng tôi cho rằng, một tỷ lệ cấy máu dương tính cao với tác nhân chủ yếu là

Serratia tại một khoa có thể là do tình trạng NTH bệnh viện đang tồn tại ở khoa nhi (bảng 3.9). Trong trường hợp này, việc thông báo sớm kết quả cấy máu là

hết sức quan trọng và cần có sự hợp tác giữa bác sỹ lâm sàng và xét nghiệm vi sinh để việc điều trị cho bệnh nhân được tốt hơn. Bên cạnh đó, công tác chống nhiễm khuẩn cần phải được triển khai và chú trọng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện (đặc biệt là NTH bệnh viện).

Một phần của tài liệu căn nguyên gây nhiễm trùng huyết và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện bạch mai (Trang 86 - 90)