So sánh kết quả cấy máu dương tính theo các phương pháp lấy máu

Một phần của tài liệu căn nguyên gây nhiễm trùng huyết và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện bạch mai (Trang 84 - 86)

khác nhau:

Trước đây, các trường hợp nghi ngờ NTH thường cấy máu 1 lần, trong trường hợp bệnh nhân tim mạch có thể cấy máu từ 2 - 3 lần cách giờ [13] . Gần đây, theo khuyến cáo của CLSI (2009), mỗi bệnh nhân cần được chỉ định cấy từ 2 - 3 lần cấy máu trong vòng một giờ đầu. Mỗi lần cấy máu gồm 2 mẫu cấy máu tại 2 vị trí khác nhau, lấy đồng thời hoặc chỉ cách nhau một khoảng

thời gian rất ngắn, trong vòng 5 phút. Mỗi bệnh nhân cần được chỉ định cấy ít nhất 1 lần (gồm 2 mẫu máu), không bao giờ chỉ định cấy 1 mẫu máu [42]. Nhưng nhìn chung, phương pháp lấy máu hai vị trí khác nhau cùng giờ chưa được áp dụng phổ biến rộng rãi tại tất cả các khoa của Bệnh viện Bạch Mai.

Một số khoa như cấp cứu, chống độc, điều trị tích cực và hô hấp đã áp dụng phương pháp này một cách triệt để. Khoa tim mạch thì chỉ định cấy máu 3 lần cách giờ. Rất ít trường hợp cấy máu 2 lần cách giờ (63 trường hợp). Các khoa lâm sàng còn lại chủ yếu cho chỉ định cấy máu 1 lần.

Với các phương pháp lấy máu khác nhau, kết quả thu được trong nghiên cứu của chúng tôi như sau (bảng 3.4):

- Phương pháp lấy máu một lần: Trong tổng số 3264 bệnh nhân cấy máu 1 lần, tỷ lệ cấy máu dương tính là 7,8%.

- Phương pháp lấy máu hai vị trí (cùng giờ): Trong tổng số 980 bệnh nhân cấy máu hai vị trí (cùng giờ), tỷ lệ cấy máu dương tính là 11%.

- Phương pháp lấy máu hai lần (cách giờ): Trong tổng số 63 bệnh nhân cấy máu hai lần (cách giờ), tỷ lệ cấy máu dương tính là 6,3%.

- Phương pháp lấy máu ba lần (cách giờ): Trong tổng số 248 bệnh nhân cấy máu ba lần (cách giờ), tỷ lệ cấy máu dương tính là 11,7%.

Bằng cách so sánh χ2 chúng tôi thấy rằng:

- Tỷ lệ cấy máu dương tính của phương pháp lấy máu hai vị trí là 11% cao hơn so với tỷ lệ 7,8% của phương pháp lấy máu một lần. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

- Tỷ lệ cấy máu dương tính của phương pháp lấy máu hai lần (cách giờ) là 6,3% thấp hơn so với kết quả của phương pháp cấy máu hai vị trí (cùng giờ). Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

- Tỷ lệ cấy máu dương tính của phương pháp lấy máu hai vị trí (cùng giờ) là 11% thấp hơn tỷ lệ cấy máu dương tính của phương pháp lấy máu ba

lần (cách giờ) là 11,7%. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về tỷ lệ cấy máu dương tính giữa 2 phương pháp này (p < 0,05).

Qua kết quả trên chúng tôi thấy, phương pháp cấy máu hai vị trí (cùng giờ) có xu hướng làm tăng khả năng dương tính cấy máu hơn những phương pháp lấy máu một lần hoặc hai lần có cách giờ. Đối với những trường hợp lấy máu một lần, khi phân lập ra tác nhân vi sinh vật, sẽ rất khó cho việc nhận định liệu rằng, kết quả cấy máu đó là dương tính thật hay dương tính giả, đặc biệt là đối với những VK được coi là nhiễm bẩn như tụ cầu coagulase âm tính, trực khuẩn Gram - dương, Micrococcus spp…. Vì vậy, tất cả nấm hay VK chỉ được xem là tác nhân gây bệnh khi được phân lập từ ít nhất 2 chai cấy máu trở lên hoặc nếu được phân lập từ một vị trí nhiễm trùng khác ngoài máu trên cùng một bệnh nhân [42], [54]. Như vậy có thể thấy ở phương pháp cấy máu hai vị trí (cùng giờ), ngoài ưu điểm là tăng khả năng bắt gặp được VK trong máu, tăng tỷ lệ dương tính cấy máu, còn giúp cho việc nhận định kết quả cấy máu được chính xác hơn.

Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, trong nghiên cứu này các bệnh nhân được lấy mẫu bằng phương pháp lấy máu ba lần cách giờ đều là những bệnh nhân tim mạch. Đối với những trường hợp nhiễm trùng tim mạch, vì VK sẽ có mặt ở trong máu liên tục hơn nên không cần thiết phải cấy máu cùng giờ mà có thể cấy máu cách giờ (mỗi lần có thể cách nhau từ 30 phút - 1 giờ hoặc có thể cách nhau từ 2 - 4 giờ) [42]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy rõ điều này khi mà tỷ lệ cấy máu dương tính của hai phương pháp là tương đương nhau, không có sự khác biệt (p < 0,05).

Một phần của tài liệu căn nguyên gây nhiễm trùng huyết và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện bạch mai (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)