4. Kết cấu của đề tài
3.8: n 1995-2010
1995 2000 2005 2007 2009 2011 2012 Growth rate 1995-2012 (%) 8155 15637 36761 62765 69949 106750 114347 16,80 330 1401 5900 12710 16673 24866 28786 30,07 1254 1754 3594 5340 6976 13176 15536 15,96 916 2301 4074 6189 7468 10401 11603 16,11 901 1880 4304 6947 6113 8557 8534 14,14 Singapore 1425 2694 4482 7614 4248 6391 6690 9,52 Thailand 440 811 2374 3744 4514 6384 5792 16,37 130 364 865 1700 3019 4555 4827 23,67 Malaysia 191 389 1256 2290 2505 3920 3412 18,50 176 295 662 1308 1587 2199 2377 16,57 Indonesia 190 345 700 1354 1546 2248 2248 15,64 , 2013
Bảng 3.9: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
Nhóm hàng 2000 2003 2006 2009 2010 1. Hàng thô hoặc mới sơ chế 22,47 20,87 25,52 23,07 23,32
Lương thực, thực phẩm và động vật sống 3,99 4,97 5,10 6,55 7,28
Đồ uống và thuốc lá 0,65 0,60 0,32 0,49 0,35
NVL thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu 3,76 3,95 4,62 4,61 5,28
Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn & vật liệu liên quan 13,51 10,75 14,92 10,72 9,60
Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật 0,55 0,60 0,56 0,70 0,82
2. Hàng chế biến hoặc đã tinh chế 74,23 78,00 69,89 76,03 75,20
Hoá chất và sản phẩm liên quan 15,30 14,22 14,00 14,60 14,70
Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu 21,67 26,27 26,96 25,40 26,39
Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng 30,01 31,36 23,95 31,35 29,19
Hàng chế biến khác 7,25 6,15 4,97 4,68 4,92
3. Hàng hóa không thuộc các nhóm trên 3,30 1,13 4,59 0,90 1,48
Qua bảng 3.9 cho thấy, có sự khác nhau rõ rệt giữa cơ cấu xuất khẩu hàng hoá và cơ cấu nhập khẩu hàng hoá. Số liệu thống kê cho thấy những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là hàng chế biến hoặc đã tinh chế, chiếm 75,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010. Trong số này, máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng là những mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao, đạt 29,19% năm 2010. Hàng thô hoặc mới sơ chế là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, đạt 23,32% năm 2010. Tỷ trọng này có xu hướng tăng nhẹ. Trong số đó, nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn & vật liệu liên quan là nhóm hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 9,6% năm 2010. Hàng hoá không thuộc các nhóm trên chiếm là nhóm hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất, và tỷ trọng này có xu hướng giảm dần xuống còn 1,48% năm 2010.
Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa phân theo giai đoạn sản xuất được trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10: Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá tính theo BEC
Nhóm hàng xuất khẩu 2000 2003 2006 2009 2010 1. Hàng sơ chế 3,98 3,48 4,43 5,16 6,32 2. Sản phẩm trung gian 61,53 63,70 69,08 62,49 65,45 - Bán thành phẩm 49,05 52,63 59,08 51,82 53,70 - Linh kiện, phụ tùng 12,48 11,07 10,00 10,67 11,75 3. Thành phẩm 34,49 32,82 26,49 32,36 28,23 - Hàng tư bản 15,88 20,23 17,75 22,39 18,42 - Hàng tiêu dùng 18,61 12,59 8,74 9,97 9,81
Nguồn: Dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê
Số liệu ở bảng 3.10 cho thấy Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sản phẩm trung gian, chiếm tỷ trọng 65,45% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa. Đứng thứ hai là thành phẩm. Nhóm hàng này có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, tỷ
trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này năm 2000 là 34,49%, giảm xuống còn 32,82% năm 2003 và 28,23% năm 2010. Hàng sơ chế là nhóm hàng có tỷ trọng thấp nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu, chiếm tỷ trọng 6,32% năm 2010. Đối với sản phẩm trung gian, bán thành phẩm là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, và thấp nhất là linh kiện, phụ tùng.
3.4. của Việt Nam
Bảng 3.11: Kết quả của mô hình hồi quy
Biến độc lập Hệ số hồi quy Kiểm định t Giá trị p
Hệ số chặn 2.875 9.532*** 9E-21 Ln (GDPit*GDPjt) 0.862 30.567*** 7E-150 Ln (PGDPit*PGDPjt) 0.091 2.692** 7E-03 Ln DISTij -0.335 -4.834*** 2E-06 LnOPENjt 0.359 7.333*** 4E-13 WTOit 0.195 5.278*** 2E-07 COLONYij 0.603 7.042*** 3E-12 AFTAijt 0.685 8.527*** 5E-17 Số quan sát 1133 Hệ số xác định bội hiệu chỉnh (R2 ) 0.73
Ghi chú: ** mức ý nghĩa nhỏ hơn hoặc bằng 0.05; ***mức ý nghĩa nhỏ hơn hoặc bằng 0.01.
Qua kết quả hồi quy cho thấy mô hình xây dựng đã giải thích đến 73% sự biến động của xuất nhập khẩu của Việt Nam. Các hệ số hồi quy đều đạt kết quả như mong muốn và có mức ý nghĩa rất cao.
Theo kết quả từ bảng 3.11, khi GDP giữa hai nước tăng lên 10% thì sẽ làm cho thương mại trung bình giữa hai nước tăng lên 8,62% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Trong khi đó, khi GDP trên đầu người giữa hai nước tăng lên 10%,
thì sẽ làm cho thương mại trung bình giữa hai nước tăng lên 0,91% với điều kiện các yếu tố khác không đổi với mức ý nghĩa 5%.
Khi độ mở nền kinh tế của nước đối tác với Việt Nam tăng lên 10% thì sẽ làm cho giá trị thương mại trung bình tăng lên 3,59% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Ngược lại, khi khoảng cách giữa 2 nước tăng lên 10%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì sẽ làm cho thương mại hàng hóa bình quân giữa hai nước giảm 3,35%, với mức ý nghĩa 1%.
ối quan hệ thuộc địa vớ , trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì sẽ làm cho thương mại trung bình tăng lên 82,8% với mức ý nghĩa 1%. Như vậy, các quốc gia đã từng có quan hệ thuộc địa thường có sự tương đồng về văn hóa, tiêu dùng. Điều đó sẽ kích thích thương mại giữa hai nước phát triển.
Khi hai nước cùng tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN thì sẽ làm cho thương mại giữa hai nước tăng lên trung bình là 98,4% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Như vậy, có sự khác biệt khi các nước tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
Cuối cùng, k
21,5
. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam lớn hơn so với tác động của việc gia nhập WTO. Điều này được cho là phù hợp vì AFTA đã được thực hiện trong khối ASEAN từ năm 1992 và quá trình thương mại hóa giữa các nước trong khối ASEAN đã diễn ra tương đối mạnh mẽ, đặc biệt là đối với thương mại hàng hóa.
Kết quả mô hình hồi quy cho thấy các yếu tố tổng sản phẩm quốc nội, GDP trên đầu người, độ mở của nền kinh tế, sự hình thành khu vực mậu dịch tự do cũng như các yếu tố tự nhiên như khoảng cách, thuộc địa có vai trò quan trọng trong việc tăng cường xuất nhập khẩu giữa các nước.
ạt động thƣơng mại hàng hóa trong sau khi gia nhập WTO của Việt Nam
3.5.1. Những kết quả đạt được
- Xuất nhập khẩu tăng nhanh khiến vị trí thương mại quốc tế của VN trên trường quốc tế thay đổi theo hướng tích cực: Nếu năm 2006 VN xuất khẩu đứng thứ 57; nhập khẩu đứng thứ 49 (trong tổng số trên 260 nước và vùng lãnh thổ). Thì bất chấp suy thoái kinh tế giai đoạn (2007-2011), đến năm 2011 đứng thứ 39 thế giới về KNXK; đứng thứ 32 về KNNK. Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu; đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu các mặt hàng: gạo, điều nhân, cà phê; đứng trong tốp 10 nước xuất khẩu nhiều hàng dệt may, giày dép, thủy sản…
- Bất chấp kinh tế thế giới bị suy thoái và đặc biệt nghiêm trọng tại các thị trường chủ lực của Việt Nam và thế giới như: Mỹ, EU, Nhật Bản… nhưng thương mại hàng hóa của Việt Nam sau khi gia nhập WTO vẫn gia tăng, và đặc biệt nhanh trong năm 2011: Dệt may 15,6 tỉ USD, tăng 33,6% so với năm 2010; dầu thô 7,2 tỉ
USD, tăng 45,9%; điện thoại các loại và linh kiện 6,9 tỉ USD, tăng 197,3%; giày dép 6,5 tỉ USD, tăng 27,3%; thủy sản 6,1 tỉ USD, tăng 21,7%; hàng điện tử ,máy tính 4,2 tỉ USD, tăng 16,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 4,1 tỉ USD, tăng 34,5%; gỗ và sản phẩm gỗ 3,9 tỉ USD, tăng 13,7%; gạo 3,6 tỉ USD, tăng 12,2%; cao su 3,2 tỉ USD, tăng 35%; cà phê 2,7 tỉ USD, tăng 48,1%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm gần 2,7 tỉ USD, giảm 5,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng 2,4 tỉ USD, tăng 51,3%; xăng dầu 2,1 tỉ USD, tăng 53,6% (Võ Thanh Thu, 2012).
- Xuất hiện nhiều mặt hàng XK có KNXK lớn, chiếm thị phần cao và có tác động đến thị trường thương mại thế giới: Nếu như trước năm 2007 là năm trước khi gia nhập WTO có chưa đầy 10 nhóm ngành hàng có kim ngạch XK trên 1 tỉ USD/ mỗi mặt hàng ,thì năm 2011 có 22 nhóm hàng, trong đó có 14 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỉ USD (Bảng 3.12).
Bảng 3.12: Các Nhóm hàng của Việt Nam có KNXK trên 1 tỷ USD, năm 2011 STT Kim ngạch đạt ở mỗi
ngành hàng Tên nhóm hàng
1 Trên 10 tỷ USD Dệt may
2 Trên 4 tỷ USD
Dầu thô; điện thoại và các linh kiện điện thoại ; giầy dép; thủy sản; sản phẩm điện tử; máy tính; máy móc thiết bị phương tiện, phụ tùng;
3 Trên 3 tỷ USD Gạo; gỗ; Kim loại, sản phẩm từ kim loại quý; cao su
4 Trên 2 tỷ USD Cà- phê; xăng dầu, thành phẩm từ công nghiệp lọc dầu
5 Trên 1 tỷ USD
Than đá; phẩm chất dẻo và đồ nhựa; túi sách vali, mũ ô dù; sắt thép; dây điện và cáp điện; phương tiện vận tải và phụ; hạt điều nhân…
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Tổng cục Thống kê, 2012
- Cơ cấu hàng XK có sự chuyển dịch tích cực: giảm XK nguyên, nhiên liệu thô từ 15,2% xuống 11%; tăng tỉ trọng nhóm ngành hàng công nghiệp chế tạo từ 62,8 % năm 2009 lên gần 70% năm 2011.
- Từ sau khi gia nhập WTO các thành phần kinh tế được hoạt động trong môi trường kinh doanh chung mang tính bình đẳng nhờ đó khu vực kinh tế ngoài nhà
nước ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương của VN– chiếm khoảng trên 70 % kim ngạch xuất nhập khẩu.
3.5.2. Một số tồn tại trong hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam
- Nhập siêu vẫn lớn nhất trong các nước Đông Nam Á: Mỗi năm sau khi gia nhập WTO bình quân Việt Nam nhập siêu 12 tỉ USD.
- Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập vì công nghiệp phụ trợ của Việt Nam phát triển yếu điều này làm tăng tính bị động của ngành sản xuất hàng xuất khẩu; chi phí tăng làm giảm khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu.
- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chậm thay đổi vẫn chủ yếu vẫn dựa vào xuất khẩu tài nguyên: dầu thô, tài nguyên đất, nước; xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp thâm dụng lao động cao: dệt may, giày dép, lắp ráp hàng điện, điện tử và rất chậm thay đổi. Các mặt hàng này chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
- Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam quá tập trung: mặc dù hàng xuất khẩu của nước ta đi 219 nước và khu vực, nhưng trên 82% trị giá hàng xuất khẩu của VN thực hiện với 6 nước và khu vực sau: Mỹ, EU(27), ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tính phụ thuộc cao vào những thị trường này khiến cho khi các thị trường này gặp khó khăn, trở ngại thì tác động rất mạnh vào hoạt động xuất khẩu của chúng ta.
- Hàng hóa XK của VN ngày càng gặp nhiều các biện pháp phòng vệ thương mại và các rào cản kỹ thuật:
+ Các DN Việt Nam chịu nhiều rào cản chống bán phá giá (39 vụ). + Rào cản chống trợ cấp XK (5 vụ).
+ Biện pháp tự vệ TM (6 vụ) (Võ Thành Thu, 2012).
- Tỷ trọng XK gia công vẫn còn cao trong XK ngành hàng công nghiệp như giày dép, hàng dệt may, hàng điện điện tử…ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động XK.
- Hàng xuất khẩu của VN có thương hiệu, thiết kế riêng, tính độc đáo còn ít, uy tín hàng VN chưa cao trên trường quốc tế.
Nhìn chung, sau khi gia nhập WTO xuất khẩu của VN không có sự mở rộng và tăng đột biến như Trung Quốc, nhưng ngành ngoại thương, trong đó có XK đang ngành càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước đưa VN hội nhập nhanh và có vị trí ngày càng quan trọng trên trường quốc tế.
Chƣơng 4
2013-2020
Mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế của Việ 2020 là phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững. Tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu. Phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo. Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển, không gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường. Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; ổn định chính trị - xã hội là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững.
Đây là quan điểm định hướng cho các ngành, các lĩnh vực xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển bền vững. Trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế 2020, quan điểm cụ thể để phát triển xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới là:
4.1.1. Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế
cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững
Trong những năm tới, xuất khẩu vẫn là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Vì vậy, cần phải kiên trì định hướng công nghiệp hóa hướng vào xuất
khẩu. Đây là chủ trương cần được quán triệt trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu làm sụt giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhiều quan điểm cho rằng, cần chuyển định hướng phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu sang thay thế nhập khẩu và phát triển thị trường nội địa. Thực tế cho thấy là nhiều nước trên thế giới đã làm như vậy thông qua các biện pháp như tăng cường bảo hộ thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng... Tuy nhiên, đối với Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, thị trường trong nước chưa phát triển, cần tranh thủ nguồn lực bên ngoài, nhất là FDI, để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển xuất khẩu là con đường để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu cần phải nhanh chóng thay đổi mô hình tăng trưởng. Trong những năm qua, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có về tài nguyên và lao động rẻ. Lợi thế nói trên hiện tại và một vài năm tới vẫn đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy rằng, nguồn lực tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Những hạn chế mang tính cơ cấu về lợi thế tự nhiên như khả năng khai thác, đánh bắt, nuôi trồng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn. Lợi thế lao động rẻ cũng ngày càng giảm dần trong bối cảnh chênh lệch tiền lương lao động ở nước ta