4. Kết cấu của đề tài
1.2.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan
Quá trình phục hồi kinh tế của Thái Lan bắt đầu từ năm 2000 với tốc độ 4,8% nhờ vào xuất khẩu và ba chương trình kích thích tài khoá của chính phủ. Tăng
trưởng GDP tiếp tục tăng vào năm 2003, sau đó giảm xuống và phục hồi vào năm 2011. Hiện tại, Thái Lan đang phát triển một nền nông nghiệp hoàn chỉnh với sự đa dạng hoá và chuyên môn hoá nhiều loại vật nuôi cây trồng ở mỗi vùng miền trong cả nước và hướng vào mục tiêu xuất khẩu.
Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu kinh tế của Thái Lan
Chỉ tiêu kinh tế 1997 2000 2003 2006 2009 2011
Tăng trưởng GDP (%) -1,4 4,8 7,1 5,1 -2,2 4,0
GDP (Tỷ USD) 150,9 122,7 142,6 207,2 264,0 334,0
Lạm phát (%) 5,6 1,5 1,8 4,6 -0,8 2,8
Xuất khẩu (Tỷ USD) 59,3 69,0 80,3 130,6 152,5 228,8
Nhập khẩu (Tỷ USD) 64,1 61,9 75,8 128,6 133,8 228,5
Tài khoản vãng lai/GDP -2,1 7,6 3,4 1,1 7,7 2,5
Nguồn: IMF
Tổng GDP đạt 10,9 tỷ USD vào năm 1997, giảm xuống còn 122,7 tỷ USD vào năm 2000, sau đó tăng dần trong các năm sau và đến năm 2011, con số này là 334 tỷ USD. Lạm phát ở mức thấp 2,8% năm 2011. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng dần qua các năm nhưng tăng rất nhẹ, đạt 228,8 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu và 288,5 tỷ USD tổng kim ngạch nhập khẩu.
Những thành tựu trên là do chính phủ đã xác định một chiến lược đúng đắn, đưa ra các chính sách và kế hoạch rất cụ thể cho từng thời kỳ, cho tổng thể cả nền kinh tế và mang tính công khai rõ rệt. Chính sách của Thái Lan có thể được tóm tắt như sau:
- Một là, chuyển từ chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu sang ưu tiên xuất khẩu dựa trên nguồn vốn và công nghệ của nước ngoài và nguồn nhân lực rẻ trong nước. Chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu chủ yếu dựa vào
nguồn vốn nước ngoài đã bước đầu làm thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo đà cho sư tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần. Để đưa nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, từ đầu thập kỷ 80 chính phủ Thái Lan đã tiến hành định hướng lại các chính sách và mục tiêu phát triển của mình, tranh thủ các khuyến nghị của Ngân hàng thế giới, thực hiện chính sách ưu tiên vay vốn và giảm thuế cho những ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, cải cách lại hệ thống xuất nhập khẩu, giảm bớt thủ tục hành chính, giảm bớt hàng rào thuế quan, thực hiện tự do cạnh tranh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
- Hai là, lấy xuất khẩu và dịch vụ làm đầu tầu tăng trưởng kinh tế. Từ giữa những năm 1990, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng đạt 20-25%. Hàng công nghiệp từ chỗ chỉ chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 1966) đã lên tới 80-85% năm 2000. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt, tôm tươi và đông lạnh, gạo, bột, cao su. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, ASEAN và các quốc gia châu Á khác. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Thái Lan là máy móc thiết bị và hoá chất. Sự bùng nổ về xuất khẩu của Thái Lan đã mang lại cho quốc gia này một nguồn ngoại tệ khổng lồ. Cùng với xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ luôn thể hiện là một khu vực kinh tế năng động nhất. Từ năm 1960 cho đến nay, khu vực du lịch luôn góp phần quan trọng trong tổng thu nhập nội địa và thu hút nguồn lao động lớn của cả nước.
- Ba là, chuyển từ chính sách khai hoang, phục hoá sang đa dạng hoá cây trồng vật nuôi phục vụ cho xuất khẩu. Với các chính sách di dân khai hoang, tổ chức xây dựng từng khu vực kinh tế mới ở vùng sâu, vùng xa và tăng cường đầu tư hỗ trợ ban đầu thông qua chính sách tài chính – tiền tệ chính phủ Thái Lan đã tận dụng được những điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển một nền nông
nghiệp hoàn chỉnh với đủ các ngành nghề, các chủng loại cây trồng và vật nuôi, vừa đủ đảm bảo nhu cầu trong nước, vừa có nông phẩm để xuất khẩu.