4. Kết cấu của đề tài
3.3.1. Về xuất khẩu hàng hoá
80, xuất khẩu đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới của đất nước. Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế, xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.
Kể từ năm 1985 cho đến nay kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20,94% một năm.
160 . Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên GDP tăng từ 46% năm 2001 lên 121% năm 2012. Những thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam được trình bày tại bảng 3.4.
Bảng 3.4: Top 10 thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam, 1985-2012
ĐVT: Triệu USD Thị trƣờng 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2012 Tổng số 692,7 2.524,6 5.621,4 14.483,3 32.447,1 72.236,7 114.631 Hoa Kỳ 0,0 0,0 169,7 733,0 5.924,0 14.250,9 19,668 Nhật Bản 32,3 340,3 1,461,0 2.575,2 4.340,3 7.727,7 13,060 Trung Quốc 0,0 7,8 361,9 1.536,4 3.228,1 7.742,9 12,388 Hàn Quốc 15,5 26,7 235,3 352,6 663,6 3.092,2 5,580 Malaysia 0,0 5,0 110,6 413,9 1.028,3 2.093,1 4,496 Đức 2,0 41,2 218,0 730,3 1.085,5 2.372,7 4,095 Hong Kong 47,6 243,2 256,7 315,9 353,1 1.464,2 3,706 Australia 2,4 7,7 55,4 1.272,5 2.722,8 2.704,0 3,241 Anh 1,2 1,9 74,7 479,4 1.015,8 1.681,9 3,034 Thái Lan 0,4 52,3 101,3 372,3 863,0 1.182,8 2,832
Nguồn: IMF-Direction of Trade Statistics , 2013
Qua bảng 3.4 ta thấy, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Nếu như năm 1985 hai nước chưa có quan hệ thương mại thì năm 2012 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt . Đứng thứ hai là , tiếp đến là
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang một số khu vực được trình bày tại Bảng 3.5. Rõ ràng NAFTA là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang NAFTA chỉ chiếm 5,91% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2000, nhưng tỷ trọng này tăng lên 21,53% năm 2006 và 21,51% năm 2010. Đứng thứ hai là thị trường EU. Tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này có xu hướng giảm xuống. Cụ thể là năm 2000 xuất khẩu sang thị trường này chiếm 20.62%, nhưng đến năm 2010 tỷ trọng này giảm xuống còn 15,77%. Tương tự như vậy, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN cũng có xu hướng giảm dần, từ 18,07% năm 2000 xuống còn 14,35% năm 2010.
Bảng 3.5: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số khu vực (ĐVT: Triệu USD) 2000 2003 2006 2007 2008 2009 2010 T 14.482,7 20.149,3 39.826,2 48.561,3 62.685,1 57.096,3 72.236,7 NAFTA 855,9 4.189,1 8.576,5 11.011,0 12.995,7 12.413,2 15.541,7 EU 2.986,2 4.035,5 7.137,9 9.101,4 10.895,8 9.412,7 11.391,7 ASEAN 2.617,4 2.953,3 6.409,7 8.110,3 10.337,7 8.761,3 10.364,7 MERCOSUR 23,6 29,0 98,4 161,8 273,4 268,0 607,8 COMESA 31,1 26,6 129,1 151,3 260,0 277,9 338,5 CARICOM 2,9 3,0 13,7 18,1 16,3 18,0 65,0
Phần còn lại của thế giới 2.229,0 2.208,0 4.446,2 5.225,9 8.443,3 9.742,7 33.927,3
Tỷ trọng (%) NAFTA 5,91 20,79 21,53 22,67 20,73 21,74 21,51 EU 20,62 20,03 17,92 18,74 17,38 16,49 15,77 ASEAN 18,07 14,66 16,09 16,70 16,49 15,34 14,35 MERCOSUR 0,16 0,14 0,25 0,33 0,44 0,47 0,84 COMESA 0,22 0,13 0,32 0,31 0,41 0,49 0,47 CARICOM 0,02 0,02 0,03 0,04 0,03 0,03 0,09
Phần còn lại của thế giới 84,61 89,04 88,84 89,24 86,53 82,94 46,97
Nguồn: UNSD
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được trình bày tại bảng 3.6.
Bảng 3.6: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
Nhóm hàng 2000 2003 2006 2009 2010 1. Hàng thô hoặc mới sơ chế 54,00 46,29 48,23 38,85 34,76
Lương thực, thực phẩm và động vật sống 24,42 21,76 18,82 20,08 18,59
Đồ uống và thuốc lá 0,12 0,70 0,36 0,42 0,42
NVL thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu 2,62 3,11 4,62 3,31 4,56
Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn & vật liệu liên quan 26,41 20,60 24,38 14,90 11,05
Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật 0,43 0,11 0,05 0,14 0,15
2. Hàng chế biến hoặc đã tinh chế 42,76 52,86 51,38 59,07 64,60
Hoá chất và sản phẩm liên quan 0,96 1,68 1,98 2,22 2,60
Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu 5,38 6,66 7,33 9,05 11,62
Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng 8,65 8,68 10,51 12,96 15,89
Hàng chế biến khác 27,77 35,85 31,55 34,84 34,50
3. Hàng hóa không thuộc các nhóm trên 3,25 0,84 0,40 2,09 0,64
Nguồn: Dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê
Số liệu của bảng 3.6 cho thấy có sự chuyển biến rõ rệt về cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Cụ thể, năm 2000, hàng thô hoặc mới sơ chế chiếm 54,00% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đó hàng chế biến hoặc đã tinh chế chỉ chiếm 42,76% và hàng hoá không thuộc các nhóm trên chiếm 3,25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong giai đoạn 2000-2010, cơ cấu này có sự thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã tinh chế, giảm tỷ trọng hàng thô hoặc mới sơ chế và hàng hoá không thuộc các nhóm trên. Cụ thể, năm 2010 hàng thô hoặc mới sơ chế và hàng hóa không thuộc các nhóm trên giảm xuống lần lượt chỉ còn chiếm 34,76% và 0,64% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong khi hàng chế biến hoặc đã tinh chế đã tăng lên chiếm 64,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với hàng thô hoặc mới sơ chế thì lương thực, thực phẩm và động vật sống chiếm tỷ trọng cao nhất, mặc dù tỷ trọng này có xu hướng giảm dần. Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan chiếm tỷ trọng lớn thứ hai. Cũng giống như lương thực, thực phẩm và động vật sống, tỷ trọng của nhiên liệu, dầu mỡ và nhiên vật liệu liên quan có xu hướng giảm dần qua các năm. Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật là nhóm hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất. Tỷ trọng của nhóm hàng này có sự biến động không rõ rệt, giảm dần trong giai đoạn 2000-2006 và tăng dần trong giai đoạn sau.
Đối với hàng chế biến hoặc đã tinh chế thì hàng chế biến khác chiếm tỷ trọng cao nhất và tỷ trọng của nhóm hàng này tăng vọt lên vào năm 2003 chiếm 35,85% và ở mức 34,5% năm 2010.
Bảng 3.7: Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá phân theo BEC (%)
Nhóm hàng xuất khẩu 2000 2003 2006 2009 2010 1. Hàng sơ chế 32,66 26,15 31,33 20,66 16,85 2. Sản phẩm trung gian 13,75 13,66 15,87 19,50 21,61 - Bán thành phẩm 7,69 9,81 11,56 15,16 16,77 - Linh kiện, phụ tùng 6,06 3,85 4,31 4,34 4,84 3. Thành phẩm 53,59 60,19 52,80 59,84 61,54 - Hàng tư bản 1,39 2,55 4,40 8,21 9,47 - Hàng tiêu dùng 52,19 57,64 48,40 51,63 52,06
Nguồn: Dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê
Số liệu ở bảng 3.7 cho thấy Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thành phẩm. Đứng thứ hai là sản phẩm trung gian. Hai nhóm hàng này có tỷ trọng tăng dần qua các năm. Cụ thể tỷ trọng của hai nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 53,59% và 13,75% năm 2000 nhưng đã tăng lên 61,54% và 21,61% vào năm
2010. Hàng sơ chế là nhóm hàng có tỷ trọng thấp nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm tỷ trọng 16,85% năm 2010. Đối với thành phẩm, hàng tiêu dùng là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, và thấp nhất là hàng tư bản.