Phát triển khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến thương mại hàng hóa của Việt Nam (Trang 100 - 103)

4. Kết cấu của đề tài

4.3.4.Phát triển khoa học và công nghệ

Ưu tiên nhập khẩu công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn, nhập khẩu bằng sáng chế phát minh để ứng dụng, tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và phối hợp nghiên cứu triển khai. Xây dựng trung tâm công nghệ cao thu hút đầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia để từng bước rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước trong khu vực. Phát triển thị trường khoa học, công nghệ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và tăng tính thanh khoản các nguồn vốn đầu tư cho R&D, đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ. Thực hiện cơ chế khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển khoa học, công nghệ.

4.3.5. Chính sách

Đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao tính chủ động, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Các giải pháp lớn là cổ phần hóa, sáp nhập, bán, cho thuê. Khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải được coi là nhiệm vụ lâu dài và then chốt để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh lâu dài và hiệu quả ở nước ta. Tăng cường khả năng liên kết ngành kinh tế, xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh cũng là một giải pháp để nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu.

Để phát triển và hội nhập thành công, phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, có khả năng tham gia và nâng cấp vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, xây dựng thương hiệu hàng hoá và doanh nghiệp trên thương trường quốc tế.

Về phía Nhà nước, cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, phương pháp marketing sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính công, hỗ trợ xúc tiến thương mại, thông tin dự báo thị trường...

ại để tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp. Đàm phán thương mại bao gồm: đàm phán mở cửa thị trường mới; đàm phán để tiến tới thương mại cân bằng với những thị trường mà ta thường xuyên nhập siêu; đàm phán để thống nhất hóa các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật và đàm phán để nới lỏng các hàng rào phi thuế quan.

Về phía doanh nghiệ ực triển khai việc áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong tổ chức sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm xuất khẩ , chủ động xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh vững bền và hiệu quả và phải luôn giữ gìn uy tín doanh nghiệp như là tài sản vô giá. Chú trọng phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mặt hàng xuất khẩu mới và có các chương trình cụ thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu chính yếu, tiềm năng nhằm tạo dựng thương hiệu và danh tiếng doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế , mở rộng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm hợp lý hóa, chuyên môn hóa sản xuất trên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh nghiệp để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Tích cực tham gia các Hiệp hội ngành hàng nhằm tranh thủ hỗ trợ về tài chính, kỹ năng chuyên môn, công nghệ và kinh nghiệm hoạt độ , tăng cường tiếp cận, phân tích thông tin. Phải nhanh nhạy nắm bắt mọi thông tin trong và ngoài nước, phân tích và xử lý thông tin kịp thời, tránh tình trạng loạn thông tin hoặc nhiễu kênh, nhiễu sóng. , tăng cường tiếp xúc với thị trường nước ngoài thông qua các chương trình đào tạo, hội thảo, thăm quan, triển lãm, hợp tác quốc tế,… , tiếp cận và nắm bắt các phương thức

kinh doanh mới như: Thương mại điện tử, các nghiệp vụ tự bảo hiểm tại các cơ sở giao dịch kỳ hạn, thị trường giao sau, thị trường chứng khoán,….

4.3.6. Phát triể , nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ

Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn và đào tạo lại. Có chính sách trọng dụng nhân tài, đãi ngộ hợp lý đối với người lao động, nhất là những người có nhiều cống hiến cho đất nước. Cải cách hệ thống tiền lương theo tiêu chí công bằng và theo năng lực, chất lượng và hiệu quả làm việc; đồng thời, thiết lập một hệ thống bảo hiểm xã hội.

- Đào tạo công nhân lành nghề ở từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, bởi thực trạng trong nhiều đơn vị cơ sở thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, thợ bậc cao, được đào tạo bài bản. Coi trọng việc đào tạo tay nghề cho người đi xuất khẩu lao động và thông qua xuất khẩu lao động để đào tạo tay nghề cao ở nước ngoài.

Đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ doanh nhân giỏi buôn bán quốc tế, am hiểu sản xuất và năng động trong thương trường.

Đào tạo cán bộ pháp lý, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và thương mại quốc tế, đủ trình độ tư vấn, trợ giúp giám đốc trong kinh doanh và hợp tác quốc tế.

Trong công tác cán bộ cần có chiến lược đào tạo, bố trí và sử dụng đúng cán bộ, thu hút cán bộ giỏi, thuê chuyên gia làm tư vấn trong việc môi giới tìm kiếm thị trường, cung cấp thông tin để mở rộng thị trường xuất khẩu;

Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ tư vấn, hoạch định và điều hành chính sách kinh tế đối ngoại, phát triển đội ngũ doanh nhân, giám đốc, quản lý doanh nghiệp và các nhân viên kỹ thuật có kiến thức rộng, bản lĩnh, kỷ luật và tay nghề cao trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, sản xuất - kinh doanh hàng hoá - dịch vụ hướng về xuất khẩu.

Ưu tiên thu hút đầu tư trong và ngoài nước để cải thiện cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ: giao thông, cung cấp điện, bến cảng, kho tàng, văn phòng...

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến thương mại hàng hóa của Việt Nam (Trang 100 - 103)