Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ tiên tiến, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến thương mại hàng hóa của Việt Nam (Trang 96 - 98)

4. Kết cấu của đề tài

4.1.4. Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ tiên tiến, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng

hàng trong nước sản xuất được, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nguy hại đối với môi trường và sức khỏe, cân đối xuất, nhập khẩu theo hướng hạn chế nhập siêu,

tiến tới cân bằng cán cân thương mại

Chính sách quản lý nhập khẩu trong giai đoạn 2013-2020 cần tập trung vào việc xử lý những vấn đề như: cân bằng cán cân thương mại, khuyến khích nhập khẩu cạnh tranh, trước hết là công nghệ nguồn; hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được; quản lý nhập khẩu hàng hóa không đảm bảo các quy định về sức khỏe và môi trường. Trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát gia tăng, cán cân thanh toán thâm hụt, hạn chế nhập khẩu hợp lý có vai trò quan trọng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Để giảm nhập siêu, biện pháp dài hạn là phát triển các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu, trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam, quản lý nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh tự do hóa thương mại.

2013 - 2020

Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn đến 2020 cũng đề ra mục tiêu là: “Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ; mở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh; hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới”. Trên cơ sở mục tiêu định hướng chung nêu trên, một số định hướng cụ thể phát triển xuất khẩu trong giai đoạn là:

- Xác định phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường thế giới và lợi thế của Việt Nam là khâu đột phá trong phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2013-2020. Các mặt hàng mới là các mặt hàng chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao.

- Giai đoạn 2013-2015 tập trung phát triển xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động rẻ như thuỷ sản, nông sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm chế tác công nghệ trung bình... Tuy nhiên cần chuẩn bị điều kiện để gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến.

- Giai đoạn 2016-2020 tập trung phát triển các mặt hàng công nghiệp mới có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ và chất xám cao, trên cơ sở thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, những ngành chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao.

- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm xuất khẩu hàng thô, nông sản, thuỷ sản, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng công nghiệp chế tạo như điện tử, viễn thông, vật liệu xây dựng, đồ gỗ…

- Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thu hút nhiều lao động rẻ, ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng thấp. Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng năng lượng và tài nguyên.

- Tập trung phát triển thị trường cho các sản phẩm có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn. Trước hết là khai thác cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu và các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN… Khai thác các thị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu, Châu Phi và châu Mỹ La Tinh…

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến thương mại hàng hóa của Việt Nam (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)