Vai trò của xuất nhập khẩu hàng hoá

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến thương mại hàng hóa của Việt Nam (Trang 39 - 45)

4. Kết cấu của đề tài

1.1.4.4. Vai trò của xuất nhập khẩu hàng hoá

Xuất nhập khẩu hàng hoá có một vị trí và vai trò vô cùng to lớn đối với nền kinh tế thế giới và đối với trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với nền kinh tế thế giới, xuất nhập khẩu là nội dung chính của hoạt động thương mại quốc tế. Xuất nhập khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như toàn thế giới. Do những lý do khác nhau nên mỗi quốc gia đều có thế mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu ở lĩnh vực khác. Để có thể khai thác được lợi thế, giảm bất lợi, tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phát triển phải tiến hành trao đổi với nhau, mua những sản phẩm mà mình sản xuất khó khăn, bán những sản phẩm mà việc sản xuất nó là có lợi thế. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu nhất thiết phải được diễn ra giữa những nước có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Một quốc gia thua thiệt về tất cả các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, nhân công tiềm năng kinh tế... thông qua hoạt động

xuất khẩu cũng có điều kiện phát triển kinh tế nội địa. Nói một cách khác, một quốc gia dù trong tình huống bất lợi vẫn tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sản xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối và nhập khẩu các mặt hàng không có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hoá trong sản xuất này đã làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế tương đối cuả mình một cách tốt nhất để tiết kiệm nguồn nhân lực như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên... trong quátrình sản xuất hàng hoá. Và vì vậy trên quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ được gia tăng.

Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, xuất nhập khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh sẵn có về lao động, đất đai và các tài nguyên khác của nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và qui trình công nghệ sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước, đáp ứng các yêu cầu cơ bản và cấp bách về sản xuất và đời sống, đồng thời góp phần hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng và điều hoà cung cầu để ổn định thị truờng trong nước.

- Đối với nhập khẩu: Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống. Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá cho tiêu dùng mà sản xuất trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng xuất khẩu, làm được như vậy sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa học kĩ thuật. Chính vì vậy mà nhập khẩu có vai trò như sau:

+ Thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu kinh tế cao theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối ổn định, khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế.

+ Đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm ổn định cho người lao động góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.

+ Thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế đặc biệt là nước nhập khẩu.

+ Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước: Nền sản xuất hiện đại của nhiều nước trên thế giới đầy ắp những kho tồn trữ hàng hoá dư thừavà những nguyên nhiên vật liệu. Trong hoàn cảnh đó, việc nhập khẩu dễ hơn là tự sản xuất trong nước.Trong điều kiện ngành công nghiệp còn non kém của Việt Nam, giá hàng nhập khẩu thường rẻ hơn, phẩm chất tốt hơn. Nhưng nếu chỉ nhập khẩu không chú ý tới sản xuất sẽ “bóp chết” sản xuất trong nước. Vì vậy, cần tính toán và tranh thủ các lợi thế của nước ta trong từng thời kì để bảo hộ và mở mang sản xuất trong nước vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa vừa tạo ra được nguồn hàng xuất khẩu mở rộng thị trường ngoài nước.

- Đối với xuất khẩu: Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh

doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ. Như vậy xuất khẩu có vai trò hết sức to lớn thể hiện qua việc:

+ Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước: Công nghiệp hoá đất nước đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến. Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu. Qua công tác xuất khẩu hàng hoá đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn và quan trọng cho đất nước đặc biệt có ý nghĩa quan trọng cho một quốc gia đang phát triển như nước ta. Thúc đẩy xuất khẩu góp phần đáng kể vào việc làm cân bằng cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán, tăng mức dự trữ hối đoái, tăng cường khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị, hiện đại hoá hàng công nghiệp xuất khẩu trên thế giới. Trong thương mại quốc tế xuất khẩu không chỉ để thu ngoại tệ về mà còn là với mục đích bảo đảm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tăng trưởng nền kinh tế và tiến tới xuất siêu, tích luỹ ngoại tệ. Xuất khẩu với nhập khẩu trong thương mại quốc tế vừa là tiền đề của nhau, xuất khẩu để nhập khẩu và nhập khẩu để phát triển xuất khẩu. Đặc biệt ở các nước kém phát triển , một trong những vật cản chính đối với sự phát triển kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn. Vì vậy nguồn huy động cho nước ngoài được coi là nguồn chủ yếu cho quá trình phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ nước ngoài chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư hoặc người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của quốc gia đó. Vì đây là nguồn bảo đảm chính cho nước đó có thể trả nợ được.

+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại. Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất định hướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu với sản xuất và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Cách nhìn nhận thứ nhất coi

thị trường là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu, quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cách nhìn nhận thứ hai cho rằng: chỉ xuất khẩu những hàng hoá thừa trong tiêu dùng nội địa, khi nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng. Nên chỉ chủ động chờ sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một phạm vi hẹp và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.

+ Xuất khẩu là một trong những nhân tố cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia. Một là, xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất, tạo ra lợi thế nhờ quy mô. Hai là, xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Ba là, xuất khẩu là một phương diện quan trọng để tạo vốn và thu hút công nghệ từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực cho sản xuất mới. Bốn là, xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Năm là, cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu thì tất yếu dẫn đến nền kinh tế phát triển mạnh trong lĩnh vục chế tạo và sản xuất hàng xuất khẩu. Điều này dẫn đến việc thu hút được lực lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất và giảm nhẹ cho xã hội. Mặt khác, do yêu cầu khắt khe của việc làm hàng xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường quốc tế, chất lượng mẫu mã chủng loại hình thức của hàng hoá, do vậy mà tay nghề người lao động không ngừng được nâng cao tạo ra một đội ngũ lành nghề cho đất nước và sự chuyển biến về chất cho từng công dân.

+ Giúp phát huy được các lợi thế của đất nước, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú có sẵn và nguồn lao động, đem lại lợi nhuận cao. Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên khi đưa chúngvào phân công lao động xã hội cho phép giảm bớt lãng phí do xuất khẩu nguyên liệu thô và bán sản phẩm. Để xuất

khẩu được các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải lựa chọn các mặt hàng có tổng chi phí nhỏ hơn giá trị trung bình trên thị trường thế giới. Họ sẽ phải dựa vào những ngành hàng , những mặt hàng có lợi thế của đất nướccả về tương đối và tuyệt đối. Hoạt động xuất khẩu thúc đẩy khai thác có hiệuquả hơn vì khi xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có ngoại tệ để nhậpmáy móc, thiết bị tiên tiến đưa năng xuất lao động lên cao.

+ Tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi.

+ Tăng cường khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước.

+ Tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến thế giới từ bên ngoài.

+ Thông qua xuất khẩu, hàng hoá sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

+ Xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Về ngắn hạn, để tập trung phát triển các ngành hàng xuất khẩu thì cần phải thêm lao động, cần để xuất khẩu có hiệu quả thì cần tận dụng lợi thế lao động nhiều, giá rẻ ở nước ta. Xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân đáp. Tác động của xuất ảnh hưởng rất nhiều đến các lĩnh vực của cuộc sống như tạo ra công việc ổn định, tăng thu nhập...

+ Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế gắn chặt với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm

hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Như vậy, thúc đẩy xuất khẩu tạo ra vai trò quyết định trong việc tăng cường hợp tác phân công và chuyên môn hoá quốc tế, đưa nền kinh tế của mình hoà nhập vào nền kinh tế thế giơí.

+ Đối với doanh nghiệp, thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu phù hợp với thị trường. Sản xuất hàng hoá đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới vàhoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. Đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quátrình sản xuất không những cả về chiều rộng mà cả về chiều sâu. Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều việc làm, tạo thu nhập ổn định , tạo ra nhiều ngoại tệ để nhập khẩu vật khẩu tiêudùng, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu hút được lợi nhuận. Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở lợi ích của hai bên.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến thương mại hàng hóa của Việt Nam (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)