Khái quát những cam kết gia nhập WTO của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến thương mại hàng hóa của Việt Nam (Trang 73 - 76)

4. Kết cấu của đề tài

3.2.2.Khái quát những cam kết gia nhập WTO của Việt Nam

ủa Việt Nam khi gia nhậ

, Việt Nam đã cam kết mức thuế suất bình quân cho hàng hoá nhập khẩu (tính chung cho

trên 10.600 dòng thuế) là 17,4% (bao gồm cả hàng nông sản và hàng phi nông sản). Mức thuế suất này sẽ được giảm dần xuống còn 13,4% sau từ 5 - 7 năm kể từ ngày chính thức được công nhận là thành viên WTO. Đây là mức cam kết mà theo nhiều chuyên gia thì không phải là cao ở thời điểm gia nhập WTO của Việt Nam.

Mức thuế suất bình quân được cam kết cho nông sản là 23,5% và sẽ được giảm xuống còn 20,9% trong vòng 5 năm từ ngày gia nhập, nghĩa là vào năm 2011. Với hàng phi nông sản mức thuế bình quân cam kết là 16,8% và sẽ giảm xuống còn 12,6% trong vòng 5 - 7 năm.

Nếu xét chung trong tổng số khoảng 10.600 dòng thuế hiện hành của Việt Nam dựa theo Danh mục HS (thuộc Hệ thống Hài hoà) thì sẽ có khoảng 1/3 trong số đó (khoảng 3.500 dòng thuế) sẽ phải cắt giảm, mà chủ yếu là các dòng thuế có thuế suất trên 20%. Tuy nhiên, với các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế Việt Nam như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô, xe máy… ta đã đàm phán để vẫn duy trì được mức độ bảo hộ nhất định. Điều này sẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam có được sự ổn định nhất định trong giai đoạn đầu khi gia nhập WTO. Những ngành hàng có mức giảm thuế nhiều nhất gồm: dệt may, cá và sản phẩm từ cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Thực tế thì những ngành hàng này là những ngành hàng mà hoặc Việt Nam đã có lợi thế cạnh tranh khá cao và đang xuất khẩu với kim ngạch khá lớn hoặc là những ngành hàng mà Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế quan từ năm 2003 theo cam kết trong ASEAN (cắt giảm còn 0 - 5% vào năm 2006).

Việt Nam cũng cam kết sẽ cho phép nhập khẩu xe máy phân khối lớn không muộn hơn ngày 31 tháng 5 năm 2007, mở cửa cho thị trường thuốc lá điếu và xì gà (dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu ngay từ thời điểm gia nhập, tuy nhiên Việt Nam cũng

khống chế chỉ một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam được quyền nhập khẩu). Với ôtô cũ, Việt Nam cho phép được nhập khẩu xe đã qua sử dụng dưới 5 năm (đã được thực hiện từ ngày 01/5/2006). Cho phép các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hoá kể từ khi gia nhập WTO (ngoại trừ việc nhập khẩu các mặt hàng như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình,… gạo và dược phẩm). Như vậy là Việt Nam đã cam kết mở khá nhiều cho các thương nhân nước ngoài được thực hiện hành vi thương mại tại Việt Nam.

ác cam kết về dịch vụ, Việt Nam đã cam kết mở cửa cho 11 ngành dịch vụ với khoảng 140 phân ngành. Như vậy, so với Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thì cam kết của Việt Nam trong WTO đã rộng hơn nhiều, mở cửa

cho hầu hết các ngành dịch vụ – ).

Trong lĩnh vực dịch vụ, ta cũng cam kết theo đầy đủ cả 4 phương thức cung cấp dịch vụ là: cung cấp dịch vụ qua biên giới; tiêu dùng dịch vụ tại nước ngoài; sự hiện diện của thể nhân và hiện diện thương mại. Tuy nhiên, mức độ cam kết theo từng phương thức có khác nhau, cụ thể như:

Phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới ta chưa cam kết, ngoại trừ dịch vụ phân phối sản phẩm cho nhu cầu cá nhân, phân phối phần mềm. Phương thức tiêu dùng dịch vụ tại nước ngoài ta mở hoàn toàn, không hạn chế. Phương thức hiện diện của thể nhân ta cũng chưa cam kết ngoại trừ những cam kết chung. Phương thức hiện diện thương mại ta không hạn chế (trừ liên doanh với mức vốn góp 49%, sau ngày 01/01/2008 việc hạn chế góp vốn với mức tối đa 49% sẽ bị loại bỏ và sau ngày 01/01/2009 sẽ không hạn chế). Như vậy, nghĩa là sau 01/01/2009, các nhà cung cấp dịch vụ của nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp với 100% vốn tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng Việt Nam.

Về mức độ cam kết, với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối hàng hoá, du lịch… ta vẫn giữ được mức cam kết gần như trong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA). Riêng viễn thông, ngân hàng và chứng khoán, để sớm kết thúc đàm phán, ta đã có một số bước tiến, nhưng nhìn chung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành này. Tương tự như trong BTA, ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón… ta chỉ mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài được thực hiện phân phối sau 3 năm, nghĩa là vào năm 2010.

Các cam kết về sở hữu trí tuệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ được nêu ra trong các cam kết chung. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cam kết cụ thể sẽ sử dụng phần mềm hợp pháp trong các cơ quan Chính phủ và thực thi nghiêm chỉnh quyền sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến thương mại hàng hóa của Việt Nam (Trang 73 - 76)