4. Kết cấu của đề tài
2.2.3.2. Phân tích các yếu tố tác động đến hàng hóa
Dòng chảy thương mại hàng hóa giữa các quốc gia được quyết định bởi nhiều yếu tố. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các mô hình giải thích luồng thương mại giữa hai quốc gia và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng. Mô hình này được xây dựng trên cơ sở định luật lực vạn vật hấp dẫn trong vật lý, theo đó các yếu tố ảnh hưởng đến luồng thương mại được bao gồm yếu tố đẩy, yếu tố kéo, nhóm các yếu tố thúc đẩy thương mại và các yếu tố làm hạn chế thương mại. Dựa trên cơ sở lý thuyết về mô hình hấp dẫn, tựu trung lại, các yếu tố ảnh hưởng đến các luồng thương mại quốc tế được xếp vào 3 nhóm chính: nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung, nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu và nhóm các yếu tố hấp dẫn/ cản trở (Hình 2.1.).
Theo mô hình gravity chuẩn tắc thì thương mại giữa hai quốc gia sẽ tỷ lệ thuận với quy mô nền kinh tế của hai quốc gia, đồng thời tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai quốc gia này.
Nhóm yếu tố đẩy ảnh hưởng đến cung bao gồm GDP và dân số của nước xuất khẩu. GDP của nước xuất khẩu bao gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong lãnh thổ nước xuất khẩu. Khi hàng hóa được tạo ra càng nhiều thì khả năng xuất khẩu càng lớn. Bên cạnh đó, dân số của nước xuất khẩu cũng sẽ tỷ lệ thuận với số lượng và kim ngạch xuất khẩu. Dân số của mỗi quốc gia chính là một trong những nguồn lực quan trọng trong việc sản xuất ra nhiều hàng hóa xuất khẩu.
Ngược lại, nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cầu bao gồm GDP và dân số nước nhập khẩu. GDP của nước nhập khẩu càng lớn thì khả năng sản xuất của quốc gia đó tăng, càng khó khăn cho việc xâm nhập của hàng nước ngoài. Dân số nước nhập khẩu sẽ tỷ lệ thuận với lượng xuất khẩu vì dân số càng lớn thì nhu cầu của quốc gia đó về hàng hóa càng nhiều. Cả nhóm yếu tố cung và cầu đều không có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tập trung thương mại. Chẳng hạn nếu GDP hay dân số của nước xuất khẩu tăng sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu sang tất cả các nước mà không gây ra tác động đặc biệt với bất kỳ thị trường nào cả.
Tuy nhiên, một cách gián tiếp thì sự tương đồng về cơ cấu kinh tế hay thị hiếu tiêu dùng sẽ làm cho tác động cung và cầu có thể ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại. Ví dụ như GDP của nước xuất khẩu tăng những nước đó là nước nông nghiệp. Điều này sẽ giúp cho lượng hàng hóa, ở đây chủ yếu là nông sản tăng lên. Rõ ràng, nó sẽ làm tăng khả năng xuất khẩu sang những nước có nhu cầu về nông sản (các nước công nghiệp phát triển mà khó có khả năng tăng xuất khẩu sang các nước có cơ cấu kinh tế tương tự (nước nông nghiệp).
Nhóm yếu tố hấp dẫn hay cản trở bao gồm chính sách của mỗi quốc gia trong việc khuyến khích/hay cản trở luồng hàng của nước đối tác và khoảng cách về mặt địa lý giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, yếu tố về khoảng cách địa lý, ảnh hưởng
đến cước phí vận chuyển giữa hai quốc gia thường khó thay đổi nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến mức độ tập trung thương mại. Khoảng cách gần, chi phí vận chuyển thấp sẽ tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng hóa. Đây chính là lý do dẫn đến việc mọi quốc gia đều rất quan tâm đến các nước láng giềng trong khu vực. Chính sách của mỗi chính phủ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại. Một số biện pháp khuyến khích xuất khẩu của chính phủ sẽ không chỉ đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu mà còn tác động đến mức độ tập trung thương mại.
Hình 2.1. Mô hình trọng lực trong thƣơng mại quốc tế
Nguồn: Đào Ngọc Tiến, 2010
các yếu tố tác động đến dòng chảy thương mại giữa
các quốc gia . Đây là
(1962), Poyhonen (1963) và Linnemann (1966) xây dựng. Trong mô hình này, thương mại giữa hai quốc gia được xác định bởi quy mô của nền kinh tế và khoảng cách về mặt địa lý của hai quốc gia đó (Porojan, 2001). Do đó, mô hình lực vạn vật hấp dẫn có thể được biểu diễn dưới như sau:
ijt ij jt it ijt GDP GDP DIST u T 0 1 2 5
Kể từ thời gian đó đến nay, mô hình lực vạn vật hấp dẫn ngày càng được sử dụng rộng rãi và ngày càng được bổ sung hoàn chỉnh. Theo đó, thương mại hai chiều giữa hai quốc gia phụ thuộc vào các đặc điểm của nước xuất khẩu, các điểm của nước nhập khẩu và một số yếu tố kích thích và hạn chế thương mại. Nhằm phục vụ mục đích ước tính, mô hình trọng lực sử dụng trong đề tài này được biểu diễn dưới dạng sau đây:
0 1 2 3 4 5 6 7 ln ln * ln * ln ln ln ln ln ijt it jt it jt ij it jt ij ijt ijt Trade GDP GDP PGDP PGDP DIST
WTO OPEN COLONY AFTA u
Trong đó:
Tradeijt là giá trị thương mại (xuất khẩu + nhập khẩu) giữa quốc gia i và quốc gia j tại thời điểm t.
GDPit là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia i tại thời điểm t. GDPjt là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia j tại thời điểm t.
PGDPit là thu nhập trên đầu người bình quân của quốc gia i tại thời điểm t. PGDPjt là thu nhập trên đầu người bình quân của quốc gia j tại thời điểm t. DISTij là khoảng cách giữa quốc gia i và quốc gia j.
WTOit là biến giả, bằng 1 nếu , và
ngược lại.
COLONYij là biến giả, bằng nếu quốc gia i đã từng là thuộc địa của quốc gia
j (hoặc quốc gia j đã từng là thuộc địa của quốc gia i) và ngược lại.
FTAijt là biến giả, bằng 1 khi quốc gia i và quốc gia j cùng là thành viên của một khối liên kết, và ngược lại. Hệ số của FTAijt mang giá trị dương trong trường hợp xảy ra tạo lập mậu dịch.
*) Biến phụ thuộc
Trong các nghiên cứu trước đây, xuất khẩu và thương mại hai chiều thường được sử dụng rộng rãi nhất. Trong đề tài này, biến Tradeijt là giá trị thương mại hai chiều giữa quốc gia i sang quốc gia j tại thời điểm t.
*) Biến độc lập
Tổng sản phẩm quốc nội (GDPjt và GDPjt): Trong đề tài này, GDPit là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia i tại thời điểm t. Việc đưa yếu tố cung của nước xuất khẩu (GDPit) và yếu tố cầu của nước nhập khẩu (GDPjt) là dựa trên cơ sở lý thuyết là mức GDP của nước xuất khẩu cao chứng tỏ khả năng sản xuất phục vụ xuất khẩu, còn mức GDP của nước nhập khẩu cao cho thấy mức cầu về nhập khẩu cao hơn. Chính vì vậy, theo dự đoán của mô hình, khi các yếu tố khác không đổi thì thương mại giữa các quốc gia có quy mô GDP cao thường là cao (Chionis và Liargovas, 2002; Frankel, 1993).
Dân số (POPit và POPjt): Trong mô hình này, POPit là dân số của quốc gia i
tại thời điểm t. POPjt là dân số của quốc gia j tại thời điểm t. Về thực chất, cơ sở lý thuyết của biến dân số không thực sự rõ ràng. Một mặt, dân số đông có thể khuyến khích phân công lao động và do đó cho phép các ngành công nghiệp đạt được lợi thế theo quy mô. Do đó, thương mại với các nước bạn hàng về nhiều loại hàng hóa sẽ tăng lên. Điều đó có nghĩa là dân số có tác động tích cực đối với thương mại hai chiều (Oguledo and Macphee, 1994). Mặt khác, quốc gia đông dân thường có diện tích tự nhiên lớn, và do đó sẵn có nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiệu ứng hấp thu của
thị trường trong nước làm cho quốc gia này ít phục thuộc vào thương mại quốc tế. Do đó, dân số có tác động làm giảm thương mại (Endoh, 2000; Nowak-Lehmann, 2003).
Khoảng cách về mặt địa lý (DISTij): Là khoảng cách về mặt địa lý giữa quốc gia i và quốc gia j. Về mặt thực nghiệm, khoảng cách giữa các quốc gia được sử dụng để thay thế cho các biến liên quan đến khoảng cách như chi phí vận chuyển, chi phí về thời gian, tiếp cận thông tin về thị trường. Tất cả các nhân tố này phản ánh chi phí về giao dịch quốc tế. Do đó, các quốc gia xa nhau thường trao đổi buôn bán với nhau ít hơn. Nói cách khác, khoảng cách về mặt địa lý có tác động hạn chế thương mại (Martinez-Zarzoso, 2003; Sohn, 2005).
Thuộc địa (COLONYij): là biến giả, bằng 1 nếu quốc gia i đã từng là thuộc địa của quốc gia j (hoặc quốc gia j đã từng là thuộc địa của quốc gia i) và ngược lại. Trên thực tế, các quốc gia đã từng có quan hệ thuộc địa thường có sự tương đồng về văn hóa. Điều đó thường làm giảm thiểu khoảng cách về văn hóa và kích thích thương mại phát triển. Do đó, theo dự đoán về mặt lý thuyết, hệ số của các biến này sẽ mang dấu dương (Clarete và các cộng sự, 2003; Peridy, 2005).
WTOit là biến giả, bằng 1 nế , và
ngược lại.
Độ mở của nền kinh tế (OPENjt): Là độ mở của nền kinh tế nước nhập khẩu, được tính bằng giá trị xuất khẩu/GDP.
Khối liên kết kinh tế (FTAijt): là biến giả, bằng 1 khi quốc gia i và j cùng là thành viên của một khối liên kết kinh tế, và ngược lại. Hệ số của biến này có thể mang giá trị dương hoặc giá trị âm tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể (see Brada and Mendez, 1983; Baier and Bergstrand, 2007; Cyrus, 2004; Ghosh and Yamarik, 2004; Yu and Zietlow, 1995). Hệ số của biến FTAijt mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê trong trường hợp xuất hiện hiệu ứng tạo lập mậu dịch.
Chƣơng 3
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐẾN THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
3.1. Sơ lƣợc về quá trình tự do hóa thƣơng mại ở Việt Nam
Từ những năm cuối của thập kỷ 80, Việt Nam đã thay đổi nhận thức và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Năm 1992, Việt Nam ký Hiệp định khung về thương mại với Liên minh Châu Âu (EU). Điểm mốc hội nhập khu vực có ý nghĩa lớn đó là tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) và thực hiện khu vực mậu dịch tự do AFTA của khu vực (1996). Tiếp đến trở thành thành viên của Khối hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998. Đến năm 2000, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Việt Nam cũng đã làm đơn xin gia nhập WTO từ năm 1995, và đã trải qua nhiều phiên đàm phán song phương với các đối tác thương mại và đàm phán đa phương, làm việc với Đoàn công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Đến ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã kết thúc các vòng đàm phán, đưa Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Qua một chặng đường dài hơn 20 năm, Việt Nam đã đưa nền kinh tế độc lập và tách biệt từng bước hội nhập vào khu vực và thế giới.
ăm 1987, Việt Nam ban hành
t đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việ
ệt Nam. Luật về thuế xuất nhập khẩu được ban hành lần đầu tiên vào tháng 1 năm 1988. Kể từ đó đến nay đã có một số điều chỉnh và đã có hiệu lực. Biểu thuế này bao gồm 97 chương và 6.247 mặt hàng ở cấp 8 chữ số theo hệ thống hàng hóa.
Biểu thuế quan của Việt Nam có thể được chia thành 3 nhóm sau đây:
- Mức thuế thông thường: được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia mà không có hiệp định MFN với Việt Nam. Theo quy định mức thuế này không vượt quá 170% so với mức thuế MFN.
- Mức thuế MFN áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia có hiệp định MFN với Việt Nam.
- Mức thuế ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia có hiệp định thuế quan ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (Ví dụ như hiệp định thương mại tự do ASEAN).
Bảng 3.1: Cơ cấu biểu thuế quan của Việt Nam
(ĐVT: %)
1994 1999 2005 2008 2010
Bình quân đơn giản 14,50 15,57 13,04 8,02 7,13
Bình quân gia quyền 21,09 18,95 13,20 5,18 5,66
Độ lệch chuẩn 17,87 17,82 19,75 11,63 11,14
Mức thuế tối đa 150,00 100,00 150,00 140,00 135
Phân phối dòng thuế 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
0 39,15 32,89 29,13 32,00 35,79 0<=5 19,70 18,70 22,35 28,08 26,05 5<=10 6,60 10,06 12,00 11,31 10,52 10<=20 11,90 10,07 12,65 15,31 17,37 20<=50 20,88 26,92 21,38 12,28 9,22 50<=100 1,34 1,37 2,39 1,02 1,04 >100 0,43 0,00 0,09 0,01 0,01
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới)
Như vậy, cơ sở để đánh thuế được dựa trên nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá và chủng loại hàng hoá. Cơ cấu và sự biến động về biểu thuế quan của Việt Nam được thể hiện tại bảng 3.1.
Qua bảng trên ta thấy mức thuế bình quân của Việt Nam tăng từ năm 1994 (14,50%) đến năm 1999 (15,57%) do quá trình thuế quan hóa hạn ngạch. Kể từ năm 1999 trở đi mức thuế này có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, mức thuế quan bình quân của Việt Nam năm 2005 là 13,04%. Mức thuế này giảm xuống 8,02% năm 2008 và 7,13% năm 2010.
Cơ cấu biểu thuế quan của Việt Nam là không đối xứng bởi lẽ số mặt hàng phải chịu mức thuế cao chiếm tỷ trọng thấp trong khi đó số mặt hàng được hưởng mức thuế 0% chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể, tỷ trọng số mặt hàng chịu mức thuế trên 100% là 0,43%. Tỷ trọng này giảm đi vào năm 2008 và giữ nguyên năm 2010 ở mức 0,01%. Đối với các mặt hàng được hưởng mức thuế 0%, tỷ trọng này dao động qua các năm tuy nhiên vẫn chiếm ở mức cao hơn nhiều so với các mặt hàng được hưởng mức thuế trên 100%.
Bảng 3.2: Thuế quan bình quân áp dụng đối với một số quốc gia và khu vực
ĐVT: %
1994 1999 2005 2008 2010 Phần còn lại của thế giới 14,45 16,48 17,02 10,75 10,80
ASEAN 15,15 16,43 17,37 10,80 9,82
APEC 14,56 16,46 16,95 10,70 9,73
Quốc gia không phải là thành viên WTO 14,45 16,49 17,02 10,74 9,73
Trung Quốc 14,19 15,66 15,99 10,12 9,24
Hoa Kỳ 12,67 12,95 14,72 10,24 9,10
(Nguồn: Ngân hàng thế giới)
Tiến trình tự do hoá thương mại ở Việt Nam được thực hiện phần lớn thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Theo hiệp định thương mại tự do ASEAN năm 1995, thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia thành viên của ASEAN giảm xuống 5% vào năm 2006. Theo hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam cam kết điều chỉnh theo hướng nới lỏng các rào cản thương
mại, bao gồm việc cắt giảm thuế quan và xoá bỏ hạn ngạch. Thêm vào đó, Việt Nam cam kết kết thực hiện các biện pháp nâng cao tính minh bạch về luật thương mại, đưa ra quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp, và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư. Biểu thuế quan của Việt Nam giai đoạn 1994-2010 được trình bày tại bảng 3.2.
Theo số liệu của bảng 3.2 chúng ta có thể thấy mức thuế áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia mà Việt Nam ký kết hiệp định thương mại thấp hơn so với mức thuế áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới. Chẳng hạn, mức thuế mà Việt Nam áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ ASEAN năm 1994 là 15,15%. Đây là mức cao hơn so với mức bình quân đối với hàng hoá nhập khẩu từ thị trường thế giới. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 thì mức thuế này giảm xuống thấp hơn so với mức thuế áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới. Tương tự như vậy, mức thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Trung Quốc và APEC cũng thấp hơn so với mức bình quân áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ thế giới.
Bảng 3.3: Biểu thuế quan của Việt Nam giai đoạn 1997-2010
Nhóm hàng 1997 2000 2003 2006 2010
Bình quân 21,09 18,95 13,55 10,57 5,66