Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến thương mại hàng hóa của Việt Nam (Trang 53 - 54)

4. Kết cấu của đề tài

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Chính sách của Trung Quốc trong việc cải cách thị trường, bắt đầu từ năm 1979, đã đưa quốc gia này trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về thương mại. Trong hai thập niên trở lại đây, Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh, trung bình 10%/năm. Nếu tốc độ tăng trưởng đó cứ tiếp diễn, Trung Quốc sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong nửa đầu thế kỷ XXI.

Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu kinh tế của Trung Quốc

Chỉ tiêu kinh tế 1997 2000 2003 2006 2009 2011

Tăng trưởng GDP (%) 9,3 8,4 10,1 12,7 9,1 9,6

GDP (Tỷ USD) 952,6 1198,5 1641,0 2712,9 4984,7 6422,3

Lạm phát (%) 2,8 0,4 1,2 1,5 -0,7 2,7

Xuất khẩu (Tỷ USD) 182,9 249,2 438,2 968,9 1201,6 1898,4

Nhập khẩu (Tỷ USD) 142,2 225,2 412,8 791,5 1005,6 1743,4

Tài khoản vãng lai/GDP 3,9 1,7 2,8 9,3 6,0 5,1

Qua bảng ta thấy tổng thu nhập quốc nội GDP của Trung Quốc tăng nhanh qua các năm, trong khi năm 1997 chỉ đạt 952,6 tỷ USD thì vào năm 2011 đã đạt 6.422,3 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng GDP 9,6%. Tốc độ tăng trưởng nhanh, cao nhất vào năm 2006, đạt 12,7%. Lạm phát ở mức thấp, dao động từ 0,4 – 2,8%. Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cũng tăng nhanh qua các năm, đạt 1898,4 tỷ USD và 1743,4 tỷ USD vào năm 2011.

Sau khi Trung Quốc ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, gia nhập WTO và đã có những nỗ lực mới nhằm cải thiện hệ thống doanh nghiệp và ngân hàng thì việc cạnh tranh để thu hút vốn FDI và thúc đẩy xuất khẩu đã trở thành một vấn đề rất quan trọng. Giống như trường hợp của bốn con rồng châu Á và Nhật Bản, đối với Trung Quốc xuất khẩu có nghĩa là xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến chứ không phải là khoáng sản và nông sản. Trung Quốc đã tập trung chỉ đạo một số chính sách sau:

- Tự do hoá chính sách thương mại bằng nhiều biện pháp đơn phương, đa phương hoặc thông qua các tổ chức khu vụ như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hay Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

- Để có thể gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết tuân thủ các nguyên tắc thương mại quốc tế đã được quy định trong WTO và mở của thị trường trong một số ngành mà cho đến nay vẫn đóng của một phần hoặc hoàn toàn.

- Sử dụng chính sách trợ cấp xuất khẩu, miễn hoặc hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu,… nhằm giảm bớt những khuynh hướng bất lợi đối với xuất khẩu do việc bảo hộ nhập khẩu gây ra.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến thương mại hàng hóa của Việt Nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)