Bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến thương mại hàng hóa của Việt Nam (Trang 57 - 60)

4. Kết cấu của đề tài

2.2.2.Bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới

Kinh nghiệm thành công của một số quốc gia trong khu vực cho thấy Việt Nam nên áp dụng một chính sách khuyến khích xuất khẩu chung hơn là chọn lọc, đầu tư nước ngoài để có thể giữ vai trò quan trọng hỗ trợ cho khu vực xuất khẩu, cung cấp được công nghệ. Theo Ngân hàng thế giới, những kinh nghiệm thành công của các quốc gia châu Á trong chính sách khuyến khích xuất khẩu là:

- Sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để hỗ trợ cho tự do hoá thương mại và hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu. Trong một số trường hợp, đặc biệt là Đài Loan (những năm 80), Indonesia (cuối những năm 70) và Hàn Quốc (cuối những năm 80), đồng tiền đã được cố ý đánh giá thấp để đẩy mạnh xuất khẩu.

- Các nhà xuất khẩu được quyền tiếp cận với các mặt hàng nhập khẩu theo giá quốc tế. Đó là yêu cầu tuyệt đối cần thiết cho sự thành công trên thị trường thế giới.

- Các công ty xuất khẩu nói chung thường được ưu đãi cấp khoản tín dụng, với lãi suất được trợ cấp.

- Các chính sách công đã được vạch ra để giúp các nhà xuất khẩu có triển vọng khắc phục các khoản chi phí lớn ban đầu có liên quan để tham gia vào các thị trường nước ngoài. Những chính sách này bao gồm rất nhiều biện pháp khác nhau như các biện pháp khuyến khích thuế thu nhập trực tiếp, các khoản trợ cấp cho việc thành lập các công ty thương mại quốc tế, các hiệp hội xuất khẩu và các thể chế khác, đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và giáo dục.

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đặc biệt coi trọng kinh nghiệm của các quốc gia đi trước nhằm rút ngắn quá trình phát triển kinh tế của mình và

tránh khỏi những thất bại mà các quốc gia đó đã trải qua. Kinh nghiệm của các quốc gia châu Á, đặc biệt là những quốc gia ASEAN có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì hầu hết các nước này đều có xuất phát điểm tương tự như nước ta ở thời kỳ đầu công nghiệp hoá, có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá về hoàn cảnh tự nhiên. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế và thúc đẩy xuất nhập khẩu của các quốc gia này có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là, nghiên cứu kỹ lưỡng và tham gia một cách tích cực vào các định chế đang vận hành trên thế giới nhằm mục tiêu hội nhập được nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, tranh thủ các điều kiện quốc tế, mở rộng thị trường và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu.

Hai là, tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, nền kinh tế hướng vào xuất khẩu thì hàng hoá phải có khả năng cạnh tranh cao. Muốn vậy, phải khai thác tốt các nhân tố làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất ở trong nước. Từ đó, đổi mới cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu.

Ba là, xác định các bước đi phù hợp với các chính sách để thực hiện bước đi đó. Thực tế cho thấy các quốc gia NICs thành công đều thực hiện một chiến lược là chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang xuất khẩu các sản phẩm chế biến, lúc đầu là sản phẩm có hàm lượng lao động cao với giá lao động rẻ; sau khi lao động tăng giá, các quốc gia này chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm sử dụng công nghệ tiên tiến, hàm lượng khoa học cao, sử dụng ít lao động. Đối với các quốc gia ASEAN, những năm 60 là thời kỳ đẩy mạnh các ngành công nghiệp may mặc, sản xuất các nông sản nhiệt đới; bắt đầu từ những năm 70, các quốc gia này chuyển dần sang sản xuất các

sản phẩm điện tử, ô tô, công nghệ tin học và các sản phẩm này đã cạnh tranh được trên thị trường thế giới và vào được các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Về cơ cấu xuất khẩu, các quốc gia này tập trung xuất khẩu sản phẩm thô, thực phẩm, nguyên liệu và nhập khẩu hàng công nghiệp, tư liệu sản xuất, công nghệ hiện đại trong thời kỳ đầu. Sau đó, học chuyển dần sang xuất khẩu hàng chế biến.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- ?

-

? -

?

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến thương mại hàng hóa của Việt Nam (Trang 57 - 60)