4. Kết cấu của đề tài
1.1.3.1. Khái niệm về tự do hoá thương mại
Tự do hoá thương mại là sự thay đổi chính sách của chính phủ mà nới lỏng các can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực quốc tế. Xu hướng này bắt nguồn từ quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới với những cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá, lực lượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới của mỗi quốc gia, sự phân công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu, vai trò của các công ty đa quốc gia được tăng cường, hầu hết các quốc gia chuyển sang xây dựng mô hình kinh tế mở với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh của mỗi nước. Tự do hoá thương mại đều đưa lại lợi ích cho mỗi quốc gia cho dù trình độ phát triển có khác nhau và nó phù hợp với xu thế phát triển chung của nền văn minh nhân loại.
Nội dung của tự do hoá thương mại là Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển các hoạt động thương mại quốc tế cả về bề rộn lẫn bề sâu. Đương nhiên, tự do hoá thương mại trước hết nhằm thực hiện việc mở rộng quy mô xuất khẩu của mỗi nước cũng như đạt tới điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu. Kết quả của tự do hoá thương mại là tạo điều kiện mở cửa thị trường nội địa để hàng hoá, công nghệ nước ngoài cũng như những hoạt động dịch vụ quốc tế được xâm nhập dễ dàng vào thị trường nội địa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài. Điều đó cũng có nghĩa là cần phải đạt tới một sự hài hoà giữa tăng cường xuất khẩu với nới lỏng nhập khẩu.
Các biện pháp để thực hiện tự do hoá thương mại bao gồm việc điều chỉnh theo hướng nới lỏng dần nhập khẩu với bước đi phù hợp trên cơ sở các thoả thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia đối với các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ thương mại quốc tế. Quá trình tự do hoá thương mại gắn liền với những biện pháp có đi có lại trong khuôn khổ pháp lý giữa các quốc gia.