Tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 93 - 99)

Trung học cơ sở

a- Ý nghĩa của biện pháp

Theo lí thuyết tạo động lực thì người quản lý phải tạo ra môi trường để mỗi thành viên cống hiến tận lực khả năng của họ. Phải biết cổ vũ các thuộc cấp tham gia toàn diện vào những công việc quan trọng, không ngừng mở rộng ngưỡng tự định hướng, tự chủ tự chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng và đội ngũ CBQL các trường cho dù là trường THCS. Để thực hiện được ý tưởng đó phải tạo được môi trường “hứng khởi” cho việc phát triển đội ngũ.

b- Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho đội ngũ CBQL trường THCS phát triển là việc làm thực hiện chính sách đãi ngộ theo đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước cũng như của các cấp QLGD. Để CBQL trường THCS có thêm động lực, mang hết tâm

lực, trí lực, nghị lực, tâm huyết phục vụ cho mục tiêu của sự nghiệp chung thì việc thực hiện kịp thời các chính sách đãi ngộ theo quy định của nhà nước là rất quan trọng, cần thiết và phù hợp trong điều kiện hiện nay. Việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với CBQL trường THCS phải được thực hiện thường xuyên, diễn ra đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ và được sự đồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành thì mới phát huy được tác dụng thực sự.

Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tham mưu với UBND huyện, Sở GD&ĐT hoàn thiện định mức lao động, chế độ làm việc, chế độ chính sách đối với CBQL giáo dục nói chung, hiệu trưởng trường THCS nói riêng. Từng bước xây dựng chế độ trả lương theo số lượng và chất lượng công việc và quy mô nhà trường. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ QLGD ở các vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, giáo dục các đối tượng đặc biệt. Trong quản lý nhân sự của một tổ chức, điều tác động đến hiệu quả và tinh thần làm việc của mỗi thành viên trong tổ chức đó là sự tin tưởng và giao phó. Giao phó cũng chính là giảm bớt lượng công việc và mức độ căng thẳng của người lãnh đạo quản lý. Chính điều này giúp cho các nhà lãnh đạo có thời gian để tập trung vào các công việc mang tính kế hoạch, chiến lược, kiểm soát được các hoạt động, thu hút nguồn lực và giải quyết được những vấn đề quan trọng về con người. Đây cũng chính là thể hiện sự tin tưởng giữa nhà lãnh đạo với cấp dưới của mình.

Phòng GD&ĐT cần quan tâm thực hiện các chính sách đãi ngộ, bảo đảm chế độ chính sách đối với đội ngũ hiệu trưởng trường THCS, đặc biệt đối với các trường ở vùng có nhiều khó khăn. Vận dụng linh hoạt các chính sách của nhà nước, của ngành, của địa phương để cải thiện điều kiện làm việc cũng như hỗ trợ kịp thời những khó khăn cho đội ngũ CBQL đang công tác ở địa phương này.

Hiệu trưởng là người phải thường xuyên tiếp xúc với đồng nghiệp, là đầu mối quan hệ bên trong và với bên ngoài. Vì vậy hiệu trưởng phải giữ được sự cân đối, hài hoà giữa tình cảm với lý trí để có thể có đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các cấp quản lý phải căn cứ vào đặc điểm lao động của đội ngũ CBQL để đánh giá chính xác, khách quan, từ đó có chính sách chăm lo đến đời sống tinh thần và vật chất cho họ. Tạo điều kiện môi trường tối ưu nhất trong điều kiện có thể để động viên, kích lệ họ vươn lên. Bầu không khí làm việc ngày càng được cải thiện, mọi thành

viên đoàn kết, gắn bó thực sự tin yêu lẫn nhau, mọi người gắn bó với tập thể, yên tâm công tác . Mọi người đều được phát huy tối đa năng lực, sở trường và có vị trí vai trò nhất định trong tập thể, được khen thưởng biểu dương kịp thời, được tập thể và xã hội tin cậy, yêu mến và kính trọng, được học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ. Cùng với đó là việc không ngừng cải thiện đời sống vật chất để mọi người lao động phấn khởi, hăng say làm việc. Chú trọng giải toả mọi xung đột thấu tình đạt lý, tạo môi trường làm việc thoải mái, gắn kết với môi trường bên ngoài, với xã hội, với các đơn vị trong và ngoài nhà trường.

Phải tôn trọng những con người có quyết định cách tân. Người lãnh đạo phải luôn cởi mở, không ngại đổi mới, phải có sự công khai dân chủ. Trọng tâm quản lý hướng vào kích thích động lực bên trong, thành công của tập thể là trong đó có sự thành công của mình. Bởi vậy trong quản lý cần sự mềm dẻo nhằm nâng cao hiệu quả công việc và mục tiêu của nó. Hãy quan tâm đến hiệu quả hơn là cách thức và địa điểm, thời gian thực hiện. Khuyến khích mọi người tìm ra cách thức mới để hoàn thành công việc tốt hơn.

Sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc luôn là vấn đề quan trọng bởi hàng ngày áp lực công việc, áp lực tâm lý làm cho mỗi thành viên khá mệt mỏi, vì vậy tạo điều kiện cho việc điều chỉnh môi trường tâm lí công sở, phát triển văn hoá quản lý không những sẽ giảm bớt căng thẳng mà còn tạo nên hiệu quả.

Xây dựng môi trường chính sách tạo động lực trong quản lý là điều kiện thuận lợi giúp cho CBQL hoàn thành nhiệm vụ.

Để phát huy năng lực, đồng thời tạo điều kiện cho CBQL hoàn thành được các mục tiêu đề ra, trong công tác quản lý giáo dục, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cần tạo mọi điều kiện và cơ hội tốt, đặt họ vào môi trường thuận lợi, chế độ chính sách rõ ràng, khuyến khích động viên kịp thời, đặc biệt làm tốt một số vấn đề sau:

* Đầu tư đủ đội ngũ giáo viên, nhân viên trường học

Để tăng cường hiệu quả quản lý trường học một mặt xây dựng đội ngũ CBQL đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu nhưng mặt khác UBND huyện, Phòng GD&ĐT cũng phải tăng cường đầu tư đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về định biên theo tỷ lệ, chuẩn hoá về đào tạo, vững vàng về chính trị và chuyên môn.

Phòng GD&ĐT cần thực hiện một số biện pháp trong việc bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên, đảm bảo sự đồng bộ giữa các trường trong huyện

Tiếp tục duy trì chính sách điều động, bố trí cân đối giáo viên giữa các trường, tăng cường đủ giáo viên, nhân viên cho các trường khó khăn, tạo điều kiện cho giáo viên ở nơi này yên tâm công tác gắn bó với trường học.

* Động viên và có chế độ thoả đáng để khuyến khích cán bộ giáo viên tự học nâng cao trình độ chuyên môn, quan tâm đội ngũ giáo viên có nhiều cống hiến, giáo viên trẻ, giáo viên có triển vọng giảng dạy tốt.

Phòng GD&ĐT cần tham mưu với UBND huyê ̣n, Sở Nội vụ giải quyết đủ số lượng giáo viên, đặc biệt là các môn chuyên biệt: Âm nhạc, Mỹ thuật, ngoại ngữ, tin học đảm bảo tỷ lệ giáo viên. Đồng thời có kế hoạch gửi đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với nhân viên chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.

Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy nâng cao trình độ tay nghề cho giáo viên.

* Đầu tư CSVC, thiết bị giáo dục

CSVC, thiết bị trường học của huyện hiện nay nhiều trường THCS chưa đáp ứng với sự phát triển giáo dục, do đó UBND huyện, Phòng GD&ĐT cần tập trung:

+ Tăng cường xây dựng CSVC, phòng học, phòng chức năng theo hướng kiên cố hoá, cao tầng hoá để chống lụt, bão, xây dựng phòng học để tiến tới trường nào cũng có đủ số phòng học 1ca/ngày.

+ Từng bước hiện đại hóa, đồng bộ hoá, các phương tiện quản lý, thiết bị phục vụ, giảng dạy và học tập. Một số trường có điều kiện thuận lợi như các trường trọng điểm cần tăng thêm trang thiết bị dạy học như máy vi tính, phòng dạy âm nhạc, mỹ thuật.

+ Huyện cần có chính sách quy hoạch diện tích đất trường học, đảm bảo chuẩn quy định diện tích bình quân tối thiểu/1 học sinh của Bộ GD&ĐT.

+ Mở rộng, nâng cấp nhà công vụ giáo viên ở các trường THCS.

* Đổi mới hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với CBQL

Để tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL trường THCS của huyện phát huy năng lực, giúp họ toàn tâm, toàn lực với sự nghiệp GD - ĐT cần đảm bảo cho họ những điều kiện về vật chất, tinh thần.

Trong điều kiện hiện nay chế độ đãi ngộ đối với CBQL chưa tương xứng, chế độ tiền lương còn hưởng theo ngạch, bậc của bảng lương giáo viên và hưởng chế độ phụ cấp chức vụ còn thấp.

Để động viên CBQL các trường làm tốt chức năng của mình, UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm đổi mới, hoàn thiện chính sách đãi ngộ:

+ Chính sách đào tạo, bồi dưỡng:

Có chế độ, chính sách thoả đáng đối với CBQL trong việc học tập, nghiên cứu. Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí đào tạo trong CBQL và số giáo viên nằm trong quy hoạch. Nên giải quyết 100% tiền tài liệu và học phí. Đồng thời nên dành một phần trong quỹ khuyến học hỗ trợ cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên.

Tăng cường công tác quản lý thông tin, trang bị các phương tiện phục vụ công tác quản lý thông tin.

Ngành GD-ĐT và địa phương nên tạo mọi điều kiện nhất là kinh phí tổ chức cho đội ngũ CBQL được tham quan học tập các điển hình tiên tiến ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là ở nước ngoài.

+ Chính sách sử dụng:

Thường xuyên xem xét cơ cấu đội ngũ CBQL để đảm bảo sự cân đối giữa các loại cán bộ (về giới, độ tuổi v.v.) xây dựng các chính sách ưu tiên đối với CBQL nữ, CBQL các trường khó khăn, tăng cường cán bộ trẻ để đảm bảo tính năng động, nhưng đồng thời phải đảm bảo sự kế thừa liên tục trong đội ngũ CBQL.

Bố trí, sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu với sở trường, nguyện vọng của đội ngũ CBQL.

+ Chính sách bảo vệ lợi ích vật chất, tinh thần:

Huyện nên có chế độ thi đua khen thưởng đối với CBQL có thành tích xuất sắc. Theo quy định của quỹ khuyến học của huyện chỉ có khen thưởng giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc, chưa có quy định khen thưởng CBQL. Đề nghị Hội khuyến học bổ sung việc khen thưởng CBQL đồng thời khen thưởng giáo viên, học sinh.

* Xây dựng, nhân rộng điển hình người CBQL giỏi

Điển hình là biểu hiện có tính tiêu biểu nhất, bộc lộ rõ bản chất của một nhóm hiện tượng, đối tượng. Điển hình CBQL giỏi xuất hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động thực tiễn, trong các phong trào thi đua ở các trường học.

Xây dựng và nhân rộng điển hình trong quản lý trường học nhằm giúp cho đội ngũ CBQL quan tâm đúc rút kinh nghiệm để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

Xây dựng và nhân rộng các điển hình người CBQL giỏi là việc làm thường xuyên của Phòng Giáo dục và Đào tạo nhằm cung cấp thêm những thông tin về quản lý, sự vận dụng sáng tạo trong việc thực hiện các mục tiêu. Muốn đạt được hiệu qủa cao không chỉ có sự nỗ lực của đội ngũ CBQL các trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo mà cần có sự hỗ trợ tích cực của Sở GD&ĐT.

* Xã hội hoá công tác giáo dục

Xã hội hoá công tác giáo dục như là một nhân tố phát huy sức mạnh cho GD- ĐT. Huy động các lực lượng trong xã hội, mọi người dân cùng làm giáo dục, đó là con đường phát triển giáo dục của dân, do dân, vì dân.

Để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc tôi xin nêu một số vấn đề:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND huyện củng cố hoạt động của Hội đồng giáo dục huyện để triển khai hoạt động có hiệu quả, đồng thời đề nghị UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn, các tổ chức đoàn thể tiếp tục phát động tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi, huy động mọi lực lượng tham gia sự nghiệp giáo dục.

- Phải có cam kết trách nhiệm giữa các trường học với các tổ chức đoàn thể, trước hết là Hội khuyến học, Hội cha mẹ học sinh trong việc giáo dục con em ở tuổi học đường.

- Thu quỹ khuyến học trong nhà trường và chi quỹ đúng mục đích khuyến học, khuyến tài theo quy định quỹ khuyến học của Hội khuyến học.

* Thực hiện dân chủ hoá

Dân chủ hoá được thể hiện trên các mặt: dân chủ hoá giáo dục, dân chủ hoá nhà trường, dân chủ hoá quản lý giáo dục. Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến một vấn đề dân chủ hoá trong công tác đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm đào tạo và sử dụng đội ngũ CBQL các trường THCS.

- Cần phải xây dựng chuẩn để đánh giá theo từng tiêu chí cụ thể, lấy hiệu quả làm thước đo.

- Nhận xét cần được tiến hành công khai, tổng hợp ý kiến của đơn vị kết hợp với sự đánh giá của địa phương và Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Phải dân chủ công bằng trong tuyển chọn, bổ nhiệm.

- Trước khi bổ nhiệm, điều động CBQL, Phòng Giáo dục và Đào tạo cần gặp gỡ cán bộ đó nói rõ nhiệm vụ được giao, xem xét ý kiến đề đạt của họ, rồi mới làm các thủ tục hành chính.

- Hàng năm, trước khi kết thúc năm học Phòng GD&ĐT tiến hành đánh giá, nhận xét đội ngũ CBQL. Đánh giá, nhận xét phải được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh, không theo một chiều.

- Lắng nghe ý kiến của giáo viên, nhân viên, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên nhân viên đóng góp ý kiến xây dựng đội ngũ CBQL.

- Dân chủ hoá còn thể hiện ở chỗ công khai trong việc xếp loại, khen thưởng hàng năm, công bằng trong chính sách, tránh tình trạng hình thức, áp đặt.

Trong quá trình thực hiện các biện pháp phải tiến hành một cách đồng bộ, xem xét đến hoàn cảnh, điều kiện để lựa chọn các biện pháp phù hợp, có tính khoa học, khách quan đồng thời đảm bảo tính khả thi. Thực hiện những biện pháp nêu trên không chỉ là công việc của đội ngũ CBQL, của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, mà phải có sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức, đoàn thể có liên quan (Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ v.v.).

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)