Đội ngũ CBQL trường THCS được trang bị tương đối đầy đủ về hệ thống văn bản của Đảng, Nhà nước, của Ngành về chế đội chính sách nói chung và quản lý giáo dục nói riêng.
Việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL trường THCS được Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện khá tốt, đặc biệt là đối với các trường THCS ở miền núi, thuộc diện đặc biệt khó khăn.
Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn huyện Lập Thạch trong thời gian qua có những ưu điểm và hạn chế sau:
- Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, cứ 5 năm một lần, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phòng Nội vụ huyện tổ chức lấy ý kiến trực tiếp từng cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các trường THCS để giới thiệu nguồn CBQL cho các trường THCS trên cơ sở kế hoạch phát triển giáo dục THCS 5 năm và 10 năm, từ đó để có căn cứ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL trường THCS.
Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo, là căn cứ quan trọng để phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục trên cơ sở các điều kiện thực tế của địa phương.
- Về quy trình bổ nhiệm: Chỉ bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong số cán bộ nguồn đã quy hoạch, được bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý trường THCS, được tập thể cán bộ, giáo viên giới thiệu, đồng thời đều thực hiện đúng theo các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác bổ nhiệm cán bộ.
- Về sử dụng đội ngũ CBQL hiện có nhìn chung khá hợp lý, bố trí đúng nơi, đúng chỗ. Vì vậy đa số CBQL đã phát huy tốt năng lực của mình.
Đã phát hiện, lựa chọn được những giáo viên có năng lực, phẩm chất để đưa vào diện quy hoạch, tuyển chọn.
Có chế độ kiểm tra, quản lý, hiểu được hoàn cảnh, phẩm chất, năng lực của từng người.
- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Đã có sự quan tâm động viên, tạo điều kiện cho CBQL học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục, đồng thời sắp xếp, bố trí cho CBQL và đội ngũ kế cận lần lượt theo học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD.
- Về xây dựng môi trường tạo động lực phát triển: Khi bổ nhiệm hoặc điều động hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng công tác sắp xếp, kiện toàn đội ngũ CBQL trường THCS ở địa bàn quản lý dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, cố gắng đảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực, sở trường nhằm phát huy tài năng, sức cống hiến của mỗi CBQL, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc xây dựng Chi bộ đảng trường học trong sạch vững mạnh, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để CBQL hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với nhà trường.
* Về hạn chế
- Tuy có một phần do khách quan, nhưng Phòng Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa thực sự mạnh dạn trong việc đổi mới công tác cán bộ. Một số CBQL còn hạn chế về phẩm chất, năng lực quản lý chưa được thay thế.
- Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục, nhiều trường hợp đào tạo chưa gắn với sử dụng. Chưa đẩy mạnh việc cử CBQL đi học để nâng cao trình độ về lý luận chính trị cũng như về nghiệp vụ quản lý trường THCS.
- Trong quy trình bổ nhiệm vẫn có trường hợp chưa thực hiện một cách triệt để, kịp thời theo nhiệm kỳ như quy định của Điều lệ trường THCS.
Theo chúng tôi, trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS ở huyện Lập Thạch nổi lên một số thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu sau đây:
* Điểm mạnh
- Phòng Giáo dục và Đào tạo luôn luôn mong muốn có một đội ngũ CBQL trường THCS có uy tín, có phẩm chất, năng lực để lãnh đạo các nhà trường hoàn hành tốt nhiệm vụ.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo đã và đang từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL bằng nhiều biện pháp như khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng, tổ chức thi CBQL giỏi…tạo điều kiện để cho CBQL đi học nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý trường THCS.
- Bản thân mỗi CBQL cũng đã ý thức được vai trò, vị trí của mình, có nhiều cố gắng trong việc học tập để nâng cao trình độ.
* Điểm yếu
Các biện pháp mà Phòng Giáo dục và Đào tạo đã làm trong công tác phát triển đội ngũ CBQL những năm qua còn bộc lộc một số điểm yếu sau:
- Công tác PT đội ngũ CBQL trường THCS tuy đã có sự chủ động mang tính đón đầu, song còn lúng túng trong quá trình thực hiện.
- Chưa có những kế hoạch, quy hoạch dài hơi, chưa thực hiện một cách đồng bộ, hợp lý, cho nên dù đã quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, nhưng thực tế trình độ chuyên môn và năng lực của đội ngũ chưa đồng đều ở các trường THCS. Việc bổ nhiệm CBQL còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đặt ra trong tình hình mới.
* Những thuận lợi
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng ra đời trong đó đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta coi: “Giáo dục - đào tạo và khoa học- công nghệ là quốc sách hàng đầu”, “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như CBQL giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”.
Bản thân đội ngũ CBQL trường THCS đều nhiệt tình, tâm huyết xây dựng nhà trường, phát huy năng lực quản lý cùng với đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng dạy và học.
100% CBQL trường THCS đạt chuẩn đào tạo, trong đó 64 CBQL đạt trên chuẩn (chiếm 57,7%).
* Những khó khăn
- Việc bổ nhiệm đội ngũ CBQL các trường THCS hiện nay do UBND huyện quyết định, làm cho Phòng Giáo dục và Đào tạo không chủ động trong công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS.
- Kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng còn quá hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trong tình hình mới.
- Là một huyện miền núi, kinh tế chậm phát triển, cách xa trung tâm tỉnh lỵ nên việc cử CBQL đi học tập để nâng cao trình độ là không dễ.
Những thuận lợi và khó khăn trên đây có ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc.
* Nguyên nhân
Những mặt hạn chế trên là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Một số ít CBQL trường THCS còn lệ thuộc vào sự điều hành của cấp trên, thiếu năng động, sáng tạo trong công tác quản lý. Phương pháp quản lý của một số CBQL còn máy móc, cứng nhắc, chưa động viên khích lệ người tốt, việc tốt, còn có hiện tượng trù úm cá nhân, hoặc nể nang, tránh né.
- Chưa tranh thủ được sự quan tâm lãnh đạo của cấp trên trong công tác phát triển đội ngũ CBQL, để việc bổ nhiệm CBQL chậm trễ, kéo dài.
- Khả năng vận dụng các kiến thức về quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL vào công tác điều hành, chỉ đạo chưa sáng tạo, linh hoạt.
- Phương tiện kỹ thuật quản lý còn thiếu. - Chính sách đãi ngộ chưa thoả đáng.
- Một bộ phận CBQL thiếu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng.
Tóm lại, trong những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lập Thạch đã có một số biện pháp tích cực để phát triển đội ngũ CBQL nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới. Song bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế đội ngũ CBQL vẫn còn có một số bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Tiểu kết chƣơng 2
Kết quả nghiên cứu, khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS ở huyện Lập Thạch cho thấy:
Đội ngũ CBQL trường THCS ở huyện Lập Thạch đã có phẩm chất và năng lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà trường. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục THCS góp phần đưa sự nghiệp giáo dục huyện Lập Thạch phát triển.
Trong những năm gần đây, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lập Thạch đã có nhiều biện pháp thiết thực trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS: đã cải tiến công tác quy hoạch đô ̣i ngũ CBQL , đẩy ma ̣nh công tác đào tạo, bồi dưỡng đô ̣i ngũ , đổi mới công tác t hanh tra, kiểm tra các hoa ̣t đô ̣ng quản lý của đội ngũ CBQL trường THCS v.v. Tuy nhiên công tác đào ta ̣o, bồi dưỡng chưa gắn với công tác quy hoa ̣ch , chưa có kế hoa ̣ch dài ha ̣n , công tác thanh tra còn chậm đổi mới v.v. đến nay vẫn còn có một số hạn chế, tồn tại thể hiê ̣n ở:
- Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL. - Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm CBQL. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL. - Hoạt động thanh tra, kiểm tra và đánh giá CBQL.
Những hạn chế, tồn tại trên đây đặt ra vấn đề cần thiết phải đưa ra những biện pháp có tính khả thi để phát triển đội ngũ CBQL trường THCS ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc.
CHƢƠNG 3