Đánh giá chung về đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 58 - 59)

2.3.3.4. Trình độ đào tạo, bồi dưỡng về lý luận và nghiệp vụ quản lý

2.3.3.5. Năng lực lãnh đạo và quản lý

2.3.3.6. Năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông tin2.3.3.7. Năng lực sử dụng ngoại ngữ 2.3.3.7. Năng lực sử dụng ngoại ngữ

2.3.4. Đánh giá chung về đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.4.1. Mặt mạnh

Đội ngũ CBQL có phẩm chất chính trị tốt, giác ngộ lý tư ởng cách mạng, tận tuỵ với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác.

100% CBQL có đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó đại học có 64 người chiếm tỷ lệ 52,7%, cao đẳng có 47 người chiếm tỷ lệ 42,3%

Năng lực sử dụng ngoại ngữ

Qua bảng thống kê ta thấy: toàn huyện chỉ có 19 người có trình độ tiếng anh, chiếm tỷ lệ 17,1%. Trong đó đội ngũ hiệu trưởng có 4 người chiếm tỷ lệ 9,5% đội ngũ hiệu trưởng. Số phó hiệu trưởng có trình độ tiếng anh là 15 người (trong đó có 2 người có trình độ đại học, 2 người có trình độ C, 3 người có trình độ B) chiếm tỷ lệ 20,5%. Hơn nữa qua điều tra, khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng đội ngũ CBQL này đều có vốn tiếng anh rất thấp, không có khả năng đọc và dịch các văn bản, tài liệu tiếng anh, đồng thời cũng không có khả năng giao tiếp bằng tiếng anh.

Bảng 2.9: Trình độ ngoại ngữ (tiếng anh) của đội ngũ CBQL trường THCS huyện Lập Thạch năm học 2008-2009. Đội ngũ CBQL Số lƣợng Trình độ ngoại ngữ (tiếng anh) Tổng cộng Tỷ lệ % A B C CĐ ĐH Hiệu trưởng 38 1 3 4 9,5

Phó hiệu trưởng 73 8 3 2 2 15 20,5

Toàn huyện 111 9 6 2 2 19 17,1

(nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lập Thạch)

Có thể khẳng định rằng, số đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện Lập Thạch có trình độ tiếng anh là rất thấp. Đây là một thách thức rất lớn trong quá trình phát triển của ngành giáo dục huyện Lập Thạch trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Nguyên nhân sâu xa của thực trạng trên đó là do sự phát triển chưa đồng bộ, không có tính kế thừa của môn học tiếng anh ở các bậc học, cấp học. Do có một thời gian quá dài chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng môn học ngoại ngữ ở các trường phổ thông, dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng về số lượng đội ngũ giáo viên môn học này ở tất cả các bậc học. Cùng với đó là một số lượng lớn các hiệu trưởng và phó hiệu trưởng có tuổi cao, tinh thần tự học, tự bồi dưỡng kiến thức tiếng anh không thường xuyên, không tích cực dấn đến sự “lãnh cảm” đối với ngoại ngữ ở đội ngũ CBQL của các nhà trường phổ thông. Đây cũng là nguyên nhân làm cho công tác chỉ đạo, điều hành nâng cao chất lượng của môn học tiếng anh ở tất cả các trường THCS trên địa bàn toàn huyện Lập Thạch là rất khó khăn.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)