Những yếu tố tác động đến việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 28 - 36)

Trung học cơ sở

Sự phát triển của đối tượng quản lý là nguyên nhân cơ bản làm tăng vai trò của các quan hệ tổ chức nói chung. Nhìn chung, công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và đội ngũ CBQL các trường THCS nói riêng phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào trình độ của nền kinh tế, trình độ phát triển của xã hội v.v. đặt ra những yêu cầu mới cho ngành giáo dục. Từ sự tác động của các mặt của đời sống xã hội, đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những sản phẩm, những “nhân cách – sức lao động” đáp ứng được sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ và những vấn đề thực tiễn của cuộc sống hiện tại và tương lai. Từ sự ảnh hưởng đó, công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cũng chịu sự tác động của nhiều nhóm nhân tố. Có thể đề cập đến các nhóm nhân tố sau:

Nhóm nhân tố thứ nhất bao gồm những thay đổi của đối tượng quản lý:

Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ, của tiến bộ kỹ thuật, sự phát triển của phân công lao động xã hội làm cho công tác quản lý trong ngành giáo dục cũng có sự thay đổi đáng kể.

Trình độ phát triển của quan hệ sở hữu (sở hữu tài sản, trí tuệ v.v.) của đối tượng quản lý - đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường.

Tính chất và đặc điểm của giáo dục trong xã hội hiện đại, trang thiết bị của quá trình giảng dạy có tác động không nhỏ đến công tác quản lý ở các nhà trường THCS. Điều này đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý phải thay đổi các phương pháp quản lý, điều hành và triển khai các nhiệm vụ quản lý trong nhà trường.

Trình độ phát triển của thị trường lao động và mức độ hội nhập tham gia vào phân công lao động quốc tế.

Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm những biến đổi trong lĩnh vực hoạt động quản lý và hoàn thiện cơ chế quản lý, công cụ quản lý:

Cơ chế quản lý kinh tế -xã hội.

Quan hệ giữa tập trung thống nhất và phân cấp quản lý.

Dân chủ hóa công tác quản lý, các hoạt động trong các nhà trường. Quan hệ quản lý giữa các ngành, giữa các huyện trong tỉnh v.v..

Cơ sở kỹ thuật của hoạt động quản lý và trình độ của CBQL ở các nhà trường THCS, của đội ngũ làm công tác cán bộ ở huyện.

Nhóm nhân tố thứ ba gồm thiết chế, thể chế chính trị, xã hội và tổ chức Nhà nước, các chính sách phát triển kinh tế-xã hội của đất nước theo từng giai đoa ̣n. Trong đó, yếu tố rất quan tro ̣ng đó là chính sách phát triển GD-ĐT, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp đội ngũ, chính sách đầu tư và hàng loạt các chính sách khác. Chúng ta có thể đề cập đến một số chính sách cơ bản có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành giáo dục nói chung và của công tác phát triển đội ngũ CBQL cấp THCS như sau:

Thứ nhất là chính sách phát triển GD - ĐT của Quốc gia

Chính sách phát triển GD-ĐT thể hiện ở chủ trương, đường lối, của Đảng về công tác giáo dục và đào tạo, về chế đô ̣ chính sách đối với cán bô ̣, giáo viên, được ghi nhận trong các Nghị quyết của Đại hội Đảng, các Nghị quyết của các hội nghị BCH TW Đảng, Chỉ thị của Bộ chính trị, Ban Bí thư (Hội nghị Trung ương 4 khoá VII; Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW v.v.).

Xuất phát trên quan điểm, đường lối, chính sách và mục tiêu của Đảng và nhà nước để xây dựng chiến lược phát triển GD-ĐT mà trong đó nòng cốt là chiến lược

phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục cho từng giai đoạn như: “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010”,“Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoa ̣n 2005-2010” và những giai đoạn tiếp theo. Thông qua chiến lược này tạo cơ sở định hướng cho việc phát triển GD-ĐT nhằm đạt những mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt từ những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, GD&ĐT có vai trò quan trọng nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu cơ bản của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Để gánh vác vai trò to lớn đó của ngành GD-ĐT mà trong đó nòng cốt là đội ngũ CBQL các trường THCS có nhiệm vụ chỉ đạo, thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ giáo dục cấp THCS, tạo tiền đề quan trọng góp phần xây dựng nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ mới. Các nhà trường THCS muốn thực hiện những mục tiêu, nhiê ̣m vu ̣ giáo dục đề ra, đòi hỏi Nhà nước cần phải xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD thích ứng cho từng thời kỳ, đáp ứng được những yêu cầu về chất lươ ̣ng nguồn nhân lực đă ̣t ra của sự nghiệp CNH , HĐH , cũng như đáp ứng kịp với sự mở rộng của các cơ sở GD -ĐT, sự mở rộng của quy mô học sinh ở các cấp ho ̣c, bậc học. Do vậy việc phát triển đội ngũ CBQLGD ở mỗi thời kỳ đều bị tác động bởi chính sách phát triển GD-ĐT của mỗi quốc gia như : Chính sách mở rộng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL cho ngành GD-ĐT, sự mở rộng về quy mô sinh viên các trường sư phạm, các trường đào ta ̣o bồi dưỡng CBQLGD, chính sách của nhà nước về tăng cường biên chế cho ngành GD-ĐT v.v. sẽ tác động đến việc tăng số lượng đội ngũ CBQL, giáo viên cho thời kỳ đó hoặc nếu Nhà nước có chính sách tinh giản biên chế, nâng cao mức chuẩn hoá nghề nghiệp hoặc những quy định khác sẽ tác động đến việc thu hẹp chỉ tiêu đào tạo ở các trường, khoa sư phạm, các trường đào tạo CBQL cũng ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL giáo dục ở các nhà trường phát triển nói chung và ở cấp THCS nói riêng.

Thứ hai là đầu tư cho phát triển Giáo dục và Đào tạo

Đầu tư cho GD-ĐT mà trong đó chủ yếu là việc đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đóng vai trò then chốt quyết định đến chất lươ ̣ng giáo dục và chất lươ ̣ng nguồn nhân lực của đất nước. Đầu tư cho phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục bao gồm:

Chi cho đào tạo bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, QLGD.

Chi cho việc nghiên cứu khoa học, khảo sát tham quan thực tế trong nước và ngoài nước v.v. là động lực thu hút phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD và lực lượng lao động khác tham gia, góp phần phát triển ngành GD-ĐT.

Đầu tư cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD cần nhiều lực lượng tham gia: Nhà nước, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nươ, hay các tổ chức quốc tế chính ́ c phủ và phi chính phủ. Nhưng trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ yếu quyết định. Việc tăng ngân sách nhà nước sẽ là nhân tố tác động lớn đến việc làm tăng về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Đặc biệt, việc tăng cho trả lương, phụ cấp ưu đãi, và tăng cho việc đào tạo bồi dưỡng sẽ có tác dụng kích thích lực lượng lao động trong ngành GD-ĐT nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và cả tình yêu nghề. Tuy nhiên, viê ̣c tăng cường cho đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD sẽ làm tăng tỷ lê ̣ đầu tư của ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục, trong điều kiê ̣n ngân sách ha ̣n he ̣p, nô ̣i lực của nền kinh tế còn nghèo như nước ta hiê ̣n nay cần phải thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường các nguồn đầu tư khác của các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và chất lượng của đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.

Kinh nghiệm ở một số nước phát triển cho thấy đầu tư cho GD-ĐT mà nòng cốt là đội ngũ nhà giáo và CBQLGD là một trong những giải pháp khôn ngoan nhất trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Ở Việt Namtrong quá trình đổi mới sự nghiê ̣p giáo dục, tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu công (tức là chi tiêu từ ngân sách) và GDP không ngừng tăng lên. Tính từ năm 1994 đến năm 2002, tỷ lệ phần trăm của giáo dục trong chi tiêu công đã tăng từ 14% đến 16,9%. Tính thu GDP tăng từ 3,5% đến 4,2%. Năm 2004 đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 17,1% (nguồn: Vụ kế hoạch và Tài chính, Bô ̣ GD-ĐT) [6]. Do vậy để đội ngũ CBQLGD nói chung và cấp THCS nói riêng đủ về số lượng, đa ̣t chuẩn về chất lươ ̣ng và đảm bảo về cơ cấu nhân lực ở các cấp bậc học giữa các vùng, miền của đất nước cũng như trong pha ̣m vi mô ̣t huyê ̣n đều bị ảnh hưởng của chính sách đầu tư cho giáo dục, cho nên nếu sử dụng chính sách đầu tư thích hợp có

hiệu quả sẽ là nhân tố làm tăng cả về số lượng, nâng cao chất lượng và đồng bô ̣ cơ cấu đội ngũ CBQLGD các cấp ở nước ta.

Ba là cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp đội ngũ CBQL

Phát triển đội ngũ CBQLGD cần phải có một cơ chế chính sách thích hợp bao gồm: chính sách sử dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL v.v. một cách hợp lý, tạo động lực cho đội ngũ này phát huy được tính năng động sáng tạo , nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, yêu nghề, thu hút được lực lượng lao động khác tham gia vào ngành GD-ĐT đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp phát triển GD-ĐT của đất nước.

Cơ chế chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp đội ngũ CBQL là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục nói chung ở mỗi một quốc gia trong mỗi thời kỳ nhất định. Xây dựng cơ chế chính sách trên cơ sở đặc điểm của mỗi vùng, mỗi địa phương phù hợp với thực tra ̣ng tình hình kinh tế - xã hội và chất lươ ̣ng giáo dục hiện có sẽ là động lực thúc đẩy sự nghiê ̣p giáo dục đi ̣a phương phát triển, khắc phục được những bất cập, thiếu hu ̣t của ngành giáo dục so với sự phát triển của xã hội (đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn). Chẳng hạn việc bố trí, luân chuyển sắp xếp đội ngũ CBQL không căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn và những phẩm chất khác của mỗi người; không căn cứ vào nhu cầu đòi hỏi của mỗi địa phương, khu vực, mỗi trường phổ thông về CBQL sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục củ a nơi đó, tạo tâm lý xã hội không tốt cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc biệt tâm lý của những người đang theo học ở các trường sư phạm, các trường QLGD.

Để phát huy hiệu quả hoa ̣t đô ̣ng của đội ngũ CBQLGD, ngành GD-ĐT cần ban hành những chính sách cần thiết nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển đội ngũ CBQL như: Chính sách tiền lương phù hợp, chính sách phụ cấp ưu đãi, chính sách sử dụng nhân tài; chính sách trợ cấp cho đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục ở những vùng, nơi khó khăn v.v. để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới và phát triển nền kinh tế - xã hội.

Ở Việt Nam hiện nay Đảng và Nhà nước đã ban hành hàng loạt những chính sách như: chính sách cải cách tiền lương, Quyết định số 973/1997/QĐ-TTg của Chính phủ về chế độ phụ cấp đối với giáo viên đứng lớp; Nghị định số 35/2001/NĐ-CP về chế độ

đãi ngộ đối với các nhà giáo công tác ở các địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và các trường chuyên biệt v.v. Ngoài ra nhà nước còn ban hành nhiều chính sách khác nhằm khuyến khích về tinh thần, đãi ngộ về vật chất đối với nhà giáo: phong các danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; tặng kỷ niê ̣m chương vì sự nghiệp giáo dục; sinh viên sư phạm được miễn học phí, được cấp học bổng; các trường sư phạm được ưu tiên đầu tư về tài chính, đội ngũ v.v.

Bộ GD&ĐT đã ban hành tiêu chuẩn giáo viên, CBQLGD ở ngành học, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và CBQLGD ở các cấp theo chu kỳ ngắn hạn, dài hạn nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ CBQLGD có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Cơ chế, chính sách sử dụng đội ngũ CBQLGD phải linh hoạt, hợp lý, đủ mạnh phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường, tạo được động lực khuyến khích đội ngũ này nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Việc bố trí sắp xếp đội ngũ CBQLGD phải căn cứ vào năng lực, trình độ, phẩm chất khác phù hợp với đặc điểm từng vùng, địa phương ở trong mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội nhất định. Do vậy những vấn đề cần tập trung giải quyết cho công tác phát triển đội ngũ CBQLGD là phải có cơ chế chính sách thích hợp để đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và phù hợp về cơ cấu đội ngũ sẽ là nhân tố tác động đến tình hình phát triển giáo dục của từng vùng, từ ng đi ̣a phương cũng như trên cả nước.

Công tác phát triển đội ngũ CBQLGD trường THCS có tính chất quyết định đối với sự ổn định, phát triển của mỗi nhà trường THCS. Vì đây là công tác đối với con người nên trong quá trình sử dụng cán bộ, dù dưới hình thức nào, các cán bộ, tổ chức bộ phận hay người lãnh đạo đều ít nhiều chịu sự tác động của hàng loạt những yếu tố tâm lý–xã hội và những “áp lực” khác nhau thường dẫn đến kết quả là xa rời nguyên tắc cơ bản của công tác tổ chức cán bộ: Mục tiêu–Tổ chức–Con người.

Sự ảnh hưởng trước tiên đến công tác lựa chọn cán bộ là ảnh hưởng của giá trị “thân quen”. Trong truyền thống, giá trị thân quen có ảnh hướng không nhỏ đến con người Việt Nam.

Trong xã hội phong kiến đã diễn ra hiện tượng “một người làm quan, cả họ được nhờ”. Những mối liên hệ về dòng tộc, làng xã, đồng hương hay “cùng hội, cùng

thuyền” là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của con người khi lựa chọn cán bộ.

Gắn liền với “thân quen” là “chủ quan duy tình”, “yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Trên thực tế, khi giải quyết vấn đề gì người ta thường nhấn mạnh đến sự kết hợp hài hòa, đúng đắn giữa lý và tình; song không phải lúc nào cũng đảm bảo được nguyên tắc ấy. Dân tộc ta vốn có truyền thống tốt đẹp là coi trọng tình nghĩa; yêu thương con người. Tâm lý cộng đồng làng xã cũng là một đặc trưng tâm lý nổi bật ở con người Việt Nam truyền thống. Tuy nhiên, trong những tình huống cụ thể, đôi khi vì tình cảm thân quen, vì “địa phương chủ nghĩa” mà dẫn đến hiện tượng tình cảm lấn át lý trí, “phép vua thua lệ làng” hay con thường luật pháp. Vì vậy, không hiếm trường hợp thân quen mà người ta bầu nhau, bổ nhiệm nhau chứ không dựa trên tiêu chuẩn đứctài của người được lựa chọn [25].

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố tâm lý này. Người nhắc nhở cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo cần tránh:

(1) Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)