Thực hiê ̣ncông tác kiểm tra giám sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động quản lý của cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 88 - 93)

hoạt động quản lý của cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

a- Ý nghĩa của công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ:

Hệ thống giáo dục và thực tiễn quản lý đã khẳng định: đã lãnh đạo là phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo. Phòng Giáo dục và Đào tạo thanh tra, kiểm tra hoạt động của các nhà trường nhằm kiểm tra các quyết định của các cấp quản lý được thực hiện như thế nào, phát hiện kịp thời những khuyết điểm yếu kém và nguyên nhân để kịp thời đưa ra những biện pháp giúp các nhà trường và đội ngũ CBQL khắc phục nhằm thực hiện kế hoạch đề ra.

Phòng Giáo dục và Đào tạo cần chú ý hoạt động thanh tra, kiểm tra phải đi liền với đánh giá. Thanh tra, kiểm tra nhằm chỉ ra những ưu khuyết điểm trong hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học, từ đó đưa ra những kinh nghiệm giúp cho CBQL có những quyết định đúng đắn, khách quan đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành đúng mục tiêu.

Thông qua thanh tra, kiểm tra, Phòng Giáo dục và Đào tạo có thể đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ CBQL trường THCS để từ đó giúp cho quy trình bổ nhiệm lại CBQL được chính xác và khách quan hơn.

Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ góp phần xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS ngày càng tốt hơn.

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ ba BCH TW Đảng khoá VIII, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nêu: " Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ hiện nay là rất quan trọng, là cơ sở để xác định mục tiêu, phương hướng cho thời gian tới" [3].

Thường xuyên khảo sát, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng là một công việc rất quan trọng của UBND huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo để xây dựng đội ngũ CBQL.

UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có thường xuyên khảo sát, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ mới phát hiện được ai là người cán bộ tốt, ai là người có tài, thông qua đó mới động viên khuyến khích, kích thích được mặt tích cực và hạn chế được mặt tiêu cực trong mỗi con người cán bộ. Từ đó mới có thể bố trí, sử dụng đúng cán bộ, việc bổ nhiệm đề bạt CBQL mới tránh được những thiếu sót sai lầm.

b- Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Thanh tra kiểm tra có vai trò rất quan trọng trong QLGD, có thể có các hình thức:

- Thanh tra, kiểm tra thường xuyên:

Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra thể hiện tư tưởng chủ động nhất, nó gắn liền với các hoạt động của nhà trường THCS. Phòng Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch thanh tra thường xuyên các trường THCS mỗi năm ít nhất 1 lần. Mỗi khi thanh tra phải thực hiện đúng qui trình: Quyết định thành lập đoàn thanh tra, nội dung thanh tra, thời gian thanh tra, các yêu cầu chuẩn bị của nhà trường cho đoàn thanh tra.

CBQL các trường THCS phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên các hoạt động của nhà trường.

-Thanh tra, kiểm tra định kỳ:

Đây là hình thức thanh tra được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo xác định. Thanh tra, kiểm tra định kỳ thường được tiến hành theo các mốc của năm học như kết thúc mỗi học kỳ, kết thức năm học.

- Thanh tra, kiểm tra bất thường:

Bên cạnh hai hình thức trên, UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo cần phải có thanh tra, kiểm tra đột xuất, đây là hình thức rất cơ bản, quan trọng do yêu cầu đột xuất để đảm bảo tính khách quan hoặc do thực tế đòi hỏi.

Đánh giá cán bộ là một công việc quan trọng để xây dựng đội ngũ CBQL. Phòng Giáo dục và Đào tạo và CBQL các nhà trường THCS cần phải chú ý vận dụng linh hoạt hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên theo định kỳ, đồng thời phải biết kết hợp đánh giá một cách đột xuất theo các yêu cầu cụ thể.

Để xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng được tốt hơn, Phòng Giáo dục và Đào tạo cần phải đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra. Cụ thể:

Xây dựng tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong ngành.

Củng cố kiện toàn bộ phận thanh tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo và đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm.

Nội dung thanh tra, kiểm tra phải thiết thực, phải gắn bó công tác này với việc đánh giá đơn vị, từ đó tạo cơ sở để làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật và bổ nhiệm CBQL. Tiến hành thanh tra, kiểm tra phải có bài bản, đồng thời phải bảo đảm tính trung thực, chính xác và hiệu quả.

Kết quả đánh giá phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ và làm cơ sở bố trí, sử dụng, bổ nhiệm CBQL. Bởi vậy, phải có hệ thống hồ sơ thanh tra, kiểm tra đầy đủ và làm tốt công tác lưu trữ các hồ sơ này

Để có thể phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cần có thông tin phản hồi chính xác, khách quan về đội ngũ CBQL và từng cá nhân hiệu trưởng nhà trường. Để có thông tin chính xác khách quan cần cải tiến công tác đánh giá cán bộ trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí khoa học và đánh giá phải có quy trình, tránh bệnh thành tích và chủ quan.

Đánh giá cán bộ là quá trình hình thành nhận định, những phán đoán về phẩm chất, nhân cách cán bộ, về kết quả công việc dựa trên sự phân tích các thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề xuất những thay đổi, điều chỉnh cán bộ tạo ra chất lượng hiệu quả cao. Sau khi đánh giá cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo cần thiết phải có kế hoạch, hướng sử dụng, hướng đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, đồng thời cũng phải có biện pháp tác động với cả người đạt hiệu quả cao và người chưa đạt hiệu quả trong công tác.

Để đánh giá cán bộ, trước tiên phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ. Trong công tác cán bộ, vấn đề nổi lên hàng đầu là phải đánh giá đúng và bố trí, sử dụng đúng cán bộ. Đánh giá và bố trí, sử dụng cán bộ là hai vế của một nội dung hết sức quan trọng trong công tác cán bộ, hai vế đó tạo nên một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ biện chứng với nhau, mặt này bổ sung cho mặt kia và ngược lại.

Đánh giá đúng cán bộ là biện pháp quan trọng của Phòng Giáo dục và Đào tạo để đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ CBQL trường THCS huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của sự nghiệp GD - ĐT. Quá trình đánh giá cán bộ cần thực hiện theo quy trình sau:

+ Xác định mục đích đánh giá:

Đánh giá theo triết lí vì sự tiến bộ của cá nhân và sự phát triển của tổ chức. Các chủ thể đánh giá phải cổ vũ các thuộc cấp (đội ngũ CBQL trường THCS) tham gia toàn diện vào những công việc đánh giá, mở rộng tự định hướng, tự kiểm tra cho các đối tượng được đánh giá. Việc chia sẻ thông tin với những người được đánh giá và lôi cuốn họ tham gia những quyết định về đánh giá sẽ làm họ thoả mãn những nhu cầu cơ bản về sự công nhận và về tầm quan trọng của tính khách quan của công tác đánh giá.

+ Nội dung đánh giá :

Bám sát chức năng nhiệm vụ của một người CBQL trường THCS và việc thực hiện các vai trò của mình đối với hoạt động của một nhà trường. Nội dung đánh giá thông qua 2 mặt: Phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL trường THCS bao gồm 13 tiêu chí về phẩm chất và 15 tiêu chí về năng lực, cụ thể là:

Phẩm chất: Tác giả chia thành 2 nhóm: Nhóm phẩm chính trị và nhóm phẩm chất đạo đức.

Về nhóm phẩm chất chính trị gồm các tiêu chí sau:

(1) Hiểu biết đường lối, chủ trương của Đảng, các chính sách và pháp luật của Nhà nước. (2) Có giác ngộ chính trị, biết phân tích đúng sai, bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước.

(3). Có ý thức chấp hành kỷ luật lao động.

(4). Giáo dục thuyết phục cán bộ, giáo viên chấp hành mọi Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên.

(5). Thái độ tích cực, nhạy bén đối với những vấn đề mới, kiên quyết đấu tranh chống bảo thủ, trì trệ và những hiện tượng tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải.

(6). Đánh giá, nhận xét các vấn đề theo nguyên tắc toàn diện, nắm bắt và xử lý các thông tin chính xác, kịp thời.

Về nhóm phẩm chất đạo đức gồm các tiêu chí sau:

(7). Mẫu mực về sư phạm, phát huy vai trò của mình trong tập thể sư phạm nhà trường. (8). Có uy tín đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị và sự tín nhiệm của cấp trên.

(10). Phong cách lãnh đạo dân chủ, dễ gần.

(11). Trung thực trong báo cáo đối với cấp trên, đánh giá cấp dưới. (12). Có ý thức tiết kiệm, chống tham ô lãng phí.

(13). Tận tuỵ với công việc, gương mẫu trong lối sống, sinh hoạt.

Năng lực

(1). Trình độ hiểu biết chuyên môn và khả năng giảng dạy môn học được đào tạo. (2). Nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy đặc trưng các môn học. (3). Khả năng quản lý, chỉ đạo chuyên môn.

(4). Am hiểu tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. (5). Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt.

(6). Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, quan tâm các điều kiện phục vụ để nâng cao chất lượng dạy và học.

(7). Nắm vững các nguyên tắc, điều lệ quy định về quản lý của nhà trường, quản lý giáo dục ở bậc THCS.

(8). Khả năng tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao tay nghề giáo viên. (9). Năng lực dự báo, thiết kế và tổ chức thực hiện các giải pháp. (10). Năng lực quản lý hành chính, quản lý tài chính.

(11). Năng lực quản lý đội ngũ, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết.

(12). Năng lực sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, thực tiễn để không ngừng nâng cao chất lượng quản lý.

(13). Năng lực phân tích các hoạt động giáo dục, thể hiện tính sư phạm trong việc tổ chức các hoạt động.

(14). Năng lực vận động, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia sự nghiệp giáo dục.

(15). Quyết đoán trong công việc, dám chịu trách nhiệm.

+ Quy trình đánh giá : Thông thường nên thông qua các bước sau: Thống nhất chuẩn đánh giá.

Người được đánh giá tự đánh giá theo chuẩn.

Dựa vào các nguồn thông tin trên Phòng GD&ĐT đưa ra quyết định đánh giá và thông báo kết quả đánh giá công khai.

Khi đánh giá cần tạo điều kiện cho người được đánh giá phản biện và phải “tâm phục, khẩu phục”.

Trong quá trình đánh giá phải xác định những nhiệm vụ chính liên quan đến công việc của một người hiệu trưởng, phó hiệu trưởng một trường THCS cụ thể. Những đặc tính cơ bản để thực hiện công việc. Những đặc điểm cá nhân nào cần phải có vào từng vị trí đó. Đó là những khả năng phân tích sáng tạo, phong cách ra quyết định, kỹ năng tương tác cá nhân, động cơ làm việc, thái độ cũng như mối quan tâm của mỗi cá nhân, trình độ học vấn và kinh nghiệm.

Một vấn đề tưởng như giản đơn nhưng vô cùng quan trọng trong quá trình xem xét các khía cạnh của vấn đề. Đó là làm thế nào để luôn giữ được thế cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc luôn là vấn đề quan trọng bởi hàng ngày áp lực công việc, áp lực tâm lý làm cho mỗi thành viên đã khá mệt mỏi, nếu người quản lý biết điều chỉnh không những sẽ giảm bớt căng thẳng mà còn tạo nên hiệu quả. Hãy quan tâm đến hiệu quả hơn là cách thức và địa điểm, thời gian thực hiện. Khuyến khích mọi người tìm ra cách thức mới để hoàn thành công việc tốt hơn.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)