trên địa bàn huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay
Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Lập Thạch
Tiêu chuẩn là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng , bố trí và sử dụng đúng cán bộ. Đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi cán bộ phấn
đấu, rèn luyện theo yêu cầu tiêu chuẩn đó. Thông qua các tiêu chuẩn phải lựa chọn được đúng CBQL có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Như vậy, để xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trước hết chúng ta phải xây dựng được tiêu chuẩn của đội ngũ này.
Tiêu chuẩn CBQL trường THCS phải bảo đảm được các yêu cầu:
Trước hết tiêu chuẩn đó phải được biểu hịên cụ thể ở những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của CBQL.
Thứ hai: tiêu chuẩn đó phải được thể hiện ở lao động của người quản lý, bao gồm: + Khả năng lập kế hoạch.
+ Việc tổ chức thực hiện.
+ Sự phối hợp trong quản lý, chỉ đạo. + Công tác kiểm tra.
Thứ ba: tiêu chuẩn đó phải được thể hiện ở hiệu quả công tác của người CBQL, đó là khối lượng, chất lượng công việc đạt được và tác dụng của nó trong thực tiễn.
Trên cơ sở đó, chúng tôi xin đề xuất tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của CBQL trường THCS như sau:
Tiêu chuẩn chung
Tiêu chuẩn chung của CBQL trường THCS trước hết phải căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ trong thời kỳ mới theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VIII. Đó là :
Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu và thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao [3].
Tiêu chuẩn riêng * Về phẩm chất:
Bao gồm 13 tiêu chí về phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để làm cơ sở nhìn nhận, đánh giá phẩm chất của CBQL trường THCS.
Nhóm phẩm chất chính trị gồm các tiêu chí:
(1). Hiểu biết đường lối, chủ trương của Đảng, các chính sách và pháp luật của Nhà nước.
(2). Có giác ngộ chính trị, biết phân tích đúng sai, bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước.
(3). Có ý thức chấp hành kỷ luật lao động.
(4). Giáo dục thuyết phục cán bộ, giáo viên chấp hành mọi Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên.
(5). Thái độ tích cực, nhạy bén đối với những vấn đề mới, kiên quyết đấu tranh chống bảo thủ, trì trệ và những hiện tượng tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải.
(6). Đánh giá, nhận xét các vấn đề theo nguyên tắc toàn diện, nắm bắt và xử lý các thông tin chính xác, kịp thời.
Nhóm phẩm chất đạo đức gồm các tiêu chí:
(7). Mẫu mực về sư phạm, phát huy vai trò của mình trong tập thể sư phạm nhà trường. (8). Có uy tín đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị và sự tín nhiệm của cấp trên.
(9). Biết quý trọng con người, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của mọi người. (10). Phong cách lãnh đạo dân chủ, dễ gần.
(11). Trung thực trong báo cáo đối với cấp trên, đánh giá cấp dưới. (12). Có ý thức tiết kiệm, chống tham ô lãng phí.
(13). Tận tuỵ với công việc, gương mẫu trong lối sống, sinh hoạt.
Ngoài ra, CBQL phải chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật. Cán bộ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất một năm kể từ khi có quyết định kỷ luật. Phải là Đảng viên.
* Về năng lực :
CBQL các trường THCS phải có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, phải thấm nhuần và vận dụng tốt đường lối giáo dục của Đảng vào bậc học THCS.
Xây dựng 15 tiêu chí để khảo sát về năng lực của đội ngũ CBQL trường THCS, bao gồm: (1). Trình độ hiểu biết chuyên môn và khả năng giảng dạy môn học được đào tạo. (2). Hiểu sâu nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy đặc trưng các môn học.
(3). Khả năng quản lý, chỉ đạo chuyên môn.
(4). Am hiểu tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. (5). Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt.
(6). Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, quan tâm các điều kiện phục vụ để nâng cao chất lượng dạy và học.
(7). Nắm vững các nguyên tắc, điều lệ quy định về quản lý của nhà trường, quản lý giáo dục ở bậc THCS.
(8). Khả năng tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao tay nghề giáo viên. (9). Năng lực dự báo, thiết kế và tổ chức thực hiện các giải pháp. (10). Năng lực quản lý hành chính, quản lý tài chính.
(11). Năng lực quản lý đội ngũ, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết.
(12). Năng lực sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, thực tiễn để không ngừng nâng cao chất lượng quản lý.
(13). Năng lực phân tích các hoạt động giáo dục, thể hiện tính sư phạm trong việc tổ chức các hoạt động.
(14). Năng lực vận động, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia sự nghiệp giáo dục.
(15). Quyết đoán trong công việc, dám chịu trách nhiệm.
* Về trình độ:
Có trình độ chuyên môn từ CĐSP trở lên. Khuyến khích, ưu tiên quy hoạch, bổ nhiệm những người có trình độ ĐHSP.
Có trình độ chính trị từ sơ cấp trở lên.
Phải qua lớp bồi dưỡng CBQL theo chương trình của Bộ GD&ĐT.
* Về sức khoẻ: Có sức khoẻ tốt để có thể đảm đương nhiệm vụ được giao.
* Về độ tuổi:
Phải có thâm niên giảng dạy từ 5 năm trở lên.
Ngoài các tiêu chuẩn trên, cần có tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh, ở từng loại hình trường đặc thù, thậm chí có thể phải cụ thể đối với từng địa bàn.