Cải tiến công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 85 - 88)

chuyển cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

a- Ý nghĩa của biện pháp

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL trường THCS phải gắn liền với quy hoạch. Tuyển chọn, bổ nhiệm không dựa vào quy hoạch thì công tác tuyển chọn, bổ nhiệm sẽ không mang lại kết quả tốt. Ngược lại, có quy hoạch nhưng không có kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm kịp thời thì công tác quy hoạch không còn ý nghĩa, khó phát huy được sự phấn đấu của đội ngũ. Mặt khác, từ đánh giá cho đến tuyển chọn phải chú ý cân nhắc về động cơ, mục đích phấn đấu của mỗi người, tránh sự nhầm lẫn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đội ngũ CBQL.

b- Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Để làm tốt công tác tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ CBQL các trường THCS ở huyện Lập Thạch hiện nay, cần quan tâm những vấn đề sau:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tuyển chọn những giáo viên có phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn cao để sớm bổ nhiệm đủ số lượng CBQL hiện nay còn

thiếu ở một số trường THCS, đặc biệt các trường có số lớp nhiều, số học sinh đông, địa bàn học sinh cư trú rộng hoặc trường còn thiếu phó hiệu trưởng. Bổ nhiệm CBQL mới tốt nhất là lựa chọn, bố trí người tại đơn vị đó, hoặc có thể điều động từ nơi khác đến. Phải đảm bảo quy trình dân chủ. Trước khi bổ nhiệm cần tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của tập thể cán bộ giáo viên, xem xét hồ sơ và quá trình công tác, tham khảo ý kiến của chính quyền địa phương nơi trường đóng.

- Bổ nhiệm CBQL theo nhiệm kỳ như quy định của Điều lệ trường trung học, mạnh dạn thay thế những CBQL không hội tụ đủ các điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ.

- Quan tâm đến đội ngũ trẻ, đảm bảo tính kế thừa, phát triển.

- Bố trí CBQL phải hài hoà về cơ cấu (nam, nữ, già, trẻ…), chú ý đến nguyện vọng hoàn cảnh từng người.

Việc bố trí, sử dụng đội ngũ CBQL phù hợp với năng lực sở trường của từng cán bộ sẽ phát huy được năng lực cá nhân, năng lực cộng đồng và sức mạnh của tập thể, của tổ chức. Do đó, cần chú ý:

* Sử dụng phát huy năng lực quản lý

Năng lực quản lý là điều kiện bắt buộc cần phải có đối với mỗi CBQL. Năng lực quản lý đối với đội ngũ CBQL trường THCS phải được thể hiện:

+ Có tầm nhìn chiến lược, có năng lực dự báo được sự phát triển của đơn vị mình phụ trách. Hiểu biết chủ trương của Đảng, các chính sách và pháp luật của Nhà nước, Điều lệ trường trung học và những quy định của ngành, đặc biệt là những quy định về bậc THCS.

+ Giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn công tác một cách khoa học, biết cách điều hoà tốt các mối quan hệ trong nhà trường, bố trí đội ngũ một cách hợp lý, giúp cho việc quản lý nhà trường đạt hiệu quả, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.

Hàng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức hội thảo khoa học về nghiệp vụ quản lý trường THCS, xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác quản lý nhà trường.

* Sử dụng phát huy năng lực chuyên môn.

Năng lực chuyên môn là điều kiện thiết yếu không thể thiếu của người quản lý trường THCS. Để phát huy năng lực chuyên môn của đội ngũ CBQL trường THCS ở huyện Lập Thạch, cần làm tốt một số việc sau:

+ Tuyển chọn CBQL từ những giáo viên có khả năng giảng dạy loại khá, giỏi, những người am hiểu về chương trình, phương pháp đặc trưng ở bậc THCS.

+ Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các buổi tọa đàm các chuyên đề về chuyên môn giúp đội ngũ CBQL nắm vững chương trình, phương pháp đặc trưng, phát huy khả năng giảng dạy, chỉ đạo tốt các môn học ở bậc THCS.

+ Bố trí cho CBQL các trường THCS tham gia giảng dạy và dự giờ, thăm lớp đủ số tiết theo quy định, dành thời gian cho việc chỉ đạo chuyên môn, kiểm tra các hoạt động giảng dạy sâu sát hơn.

+ Tổ chức thi CBQL giỏi các trường THCS.

* Sử dụng phát huy năng lực với cộng đồng.

Để phát huy năng lực của đội ngũ CBQL với cộng đồng cần thực hiện những công việc sau:

+ Mạnh dạn điều chuyển hoặc miễn nhiệm đối với CBQL không có uy tín đối với địa phương.

+ Chỉ đạo triển khai, kiểm tra quyết định số 04/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 03 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế dân chủ trong trường học.

- Trước khi Phòng giáo dục quyết định điều động CBQL, tham mưu cho UBND huyện quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm CBQL, cần thống nhất với cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương (xã, thị trấn) về nhân sự mới.

Bố trí, sử dụng đội ngũ CBQL trường THCS ngoài các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ cần chú ý đến các mặt:

- Quan điểm tư tưởng đối với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt những quan điểm về phát triển giáo dục THCS.

- Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết nội bộ.

- Ý thức tu dưỡng về phẩm chất, đạo đức, lối sống, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình.

- Trình độ hiểu biết về đặc điểm tình hình và sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương.

- Năng lực tổ chức, vận động cán bộ giáo viên và mọi người tham gia phát triển sự nghiệp GD - ĐT.

- Những CBQL không phát huy được năng lực, chuyên môn, không phát huy được vai trò lãnh đạo của người quản lý cần được thay thế. Đây là vấn đề khó trong công tác cán bộ song đứng trước những yêu cầu nhiệm vụ nặng nề của ngành giáo dục và đào tạo không thể để kéo dài.

- Điều động, thuyên chuyển đối với CBQL, cần thể hiện chính sách cán bộ, ưu tiên đối với CBQL có nhiều cống hiến ở các địa bàn khó khăn như các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa v.v.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)