Đánh giá chung về đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 59 - 63)

Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

Qua các kết quả khảo sát và phân tích thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS huyện Lập Thạch cho thấy những mặt mạnh, mặt yếu như sau:

2.3.4.1. Mặt mạnh

Phần lớn đội ngũ CBQL có phẩm chất chính trị tốt, giác ngộ lý tưởng cách mạng, tận tuỵ với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nếp sống, sinh hoạt lành mạnh. Nhiều cán bộ đã tham gia công tác quản lý lâu năm có bản lĩnh và kinh nghiệm trong công tác điều hành các hoạt động trong nhà trường, có ý thức gương mẫu và dìu dắt lớp trẻ khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

100% CBQL có đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó đại học có 64 người chiếm tỷ lệ 52,7%, cao đẳng có 47 người chiếm tỷ lệ 42,3%. Phần lớn số

CBQL hàng năm được xếp loại công chức loại xuất sắc, có uy tín đối với đội ngũ giáo viên.

Đại đa số CBQL phát huy được phẩm chất, năng lực, thể hiện tốt về tác phong quản lý và lãnh đạo, biết hợp tác với đồng nghiệp trong công việc, biết tạo ra bầu không khí tâm lý lành mạnh, làm cho cộng sự nhiệt tình, tận tâm với công việc, tranh thủ được sự ủng hộ chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, sự hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể ở địa phương, góp phần tích cực đưa các hoạt động của nhà trường đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục.

Nguyên nhân của mặt mạnh:

Do quan điểm đúng đắn về sự nghiệp GD-ĐT của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, của ngành GD-ĐT từ Sở Giáo dục và Đào tạo đến Phòng GD&ĐT trong việc phát triển đội ngũ CBQL.

Công tác quy hoạch, tuyển chọn của Phòng GD&ĐT huyện trong những năm gần đây đã đi vào nền nếp, đúng hướng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khoá VII, Nghị quyết trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 7 khóa VIII về công tác tổ chức cán bộ.

Đại đa số CBQL có ý thức trách nhiệm, tâm huyết và gắn bó với nghề.

2.3.4.2. Mặt yếu

Trước những yêu cầu phát triển sự nghiệp GD-ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước nói chung và những đòi hỏi về nâng cao chất lượng GD-ĐT ở bậc THCS nói riêng, công tác quản lý trường THCS của một bộ phận đội ngũ CBQL còn có những bất cập, hạn chế. Công tác dự báo, quy hoạch chưa phù hợp với thực tiễn, vận dụng các chủ trương, chính sách, các quy định của ngành vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị còn thiếu linh hoạt, điều đó phù hợp với kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS huyện Lập Thạch có độ tuổi trung bình cao.

Đội ngũ CBQL trường THCS huyện Lập Thạch có trình độ chuyên môn tương đối cao, nhưng trong đó có 47 CBQL có trình độ cao đẳng, số này hầu hết là các đồng chí có tuổi cao nên khó tham gia học hoàn thiện chương trình đại học. Điều này làm cản trở rất nhiều trong việc chỉ đạo công tác chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy v.v. trong tình hình hiện nay. Một số CBQL nghiệp vụ sư phạm chưa vững vàng, chưa đủ

uy tín về chuyên môn, để nâng cao tay nghề cho giáo viên, đã hạn chế không ít trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy và học.

Bên cạnh đó, số lượng CBQL có trình độ ngoại ngữ là rất ít, CBQL không có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong việc đọc và dịch tài liệu nước ngoài. Đồng thời, chỉ có 35 CBQL có trình độ B tin học, biết sử dụng và khai thác Internet và các thiết bị hỗ trợ trong công tác giảng dạy. Đây là một điểm còn rất hạn chế của đội ngũ CBQL trường THCS của huyện Lập Thạch.

Trong số 111 CBQL còn có 74 cán bộ chưa được bồi dưỡng cơ bản và hệ thống về lý luận nghiệp vụ quản lý giáo dục bậc THCS, 37 người trong số đó đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục nhưng đa số là các hiệu trưởng được đào tạo cách đây hơn 10 năm, một số coi nhẹ công tác thông tin, thiếu cập nhật những thông tin quản lý mới, ít nghiên cứu và ứng dụng khoa học, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, không vững vàng về lý luận và nghiệp vụ quản lý trường học.

Cơ cấu bố trí chưa thật hợp lý ở các vùng trong huyện. Có trường còn tồn tại một số CBQL thiếu phẩm chất, năng lực. Cơ cấu về giới cũng chưa được chú trọng, chỉ có 28 người nữ trong đội ngũ CBQL ở bậc THCS, đây là một tỷ lệ thấp trên địa bàn một huyện với 38 trường THCS.

Nguyên nhân của mặt yếu:

Việc chuẩn bị đội ngũ CBQL trường THCS có chất lượng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới được quan tâm, chú trọng trong những năm gần đây cho thấy việc dự báo, quy hoạch đã được đề cập song còn chậm, chưa bắt kịp nhịp độ phát triển kinh tế-xã hội nói chung.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL đã có kế hoạch, thực hiện liên tục, song chưa theo kịp những yêu cầu trong giai đoạn mới. Mặt khác, việc đào tạo đội ngũ kế cận còn có trường hợp ngoài diện quy hoạch, thiếu chọn lọc, chưa thể hiện tư duy đổi mới công tác cán bộ, quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm chưa chặt chẽ, dân chủ v.v. chưa thực sự góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

Các điều kiện về thời gian, kinh phí dành cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ còn hạn chế. Cán bộ đi học đều phải tự lo kinh phí và tận dụng thời gian học vào cuối tuần. Do đó, nhiều người đang được đào tạo đã

không khắc phục được thời gian và khó khăn của gia đình để đi học ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao trình độ của đội ngũ CBQL.

Hầu hết đội ngũ CBQL trường THCS đều cho rằng, không có chế độ cho CBQL đi học hoàn thiện đại học nâng cao trình độ là chưa thoả đáng, chưa tạo được động lực cho họ phấn đấu để chuẩn hoá.

Công tác thanh tra, kiểm tra và các biện pháp xử lý khắc phục những hạn chế của đội ngũ CBQL chưa kịp thời. Chế độ khen thưởng động viên CBQL chưa được coi trọng, chưa tương xứng với đội ngũ giáo viên.

Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS có đầy đủ phẩm chất, năng lực là một nhu cầu cấp thiết. Đào tạo, bồi dưỡng phải đi đôi với quy hoạch, phân bổ hợp lý, nhằm tạo bước đột phá, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục huyện Lập Thạch ngày càng đi lên, đáp ứng với yêu cầu nguồn nhân lực của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.3.4.3. Cơ hội

Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa đề phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong tình hình mới. Song song với đó, các nhà trường ngày càng được trang bị đầy đủ các điều kiện hỗ trợ cho công tác giảng dạy và quản lý.

Ngành giáo dục ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước ta ngày càng nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên, CBQL ở tất cả các ngành học, bậc học yên tâm công tác, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.

2.3.4.4. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội, quá trình phát triển ngành giáo dục huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay còn phải đối mặt với những thách thức sau:

Xu thế toàn cầu hóa đặt ra yêu cầu giáo viên phải đáp ứng được cả năng lực, phẩm chất, cơ hội học tập của học sinh. Điều này đòi hỏi các nhà trường phải xây dựng thương hiệu cho mình, gánh nặng này đặt lên vai đội ngũ CBQL ở các nhà trường phổ thông, trong đó có các trường THCS.

Mâu thuẫn giữa nhu cầu thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của đội ngũ và khả năng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của hệ thống, cơ chế chính sách.

Công tác tuyên truyền, xã hội hóa giáo dục của huyện bấy lâu nay làm vẫn chưa thật sự được tốt, công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL chưa được chặt chẽ và chưa được coi trọng.

Nếu giải quyết được những mâu thuẫn chủ yếu này sẽ khắc phục được những vấn đề gay cấn về phát triển đội ngũ CBQL giáo dục hiện nay, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 cũng như thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng về giáo dục và đào tạo đề ra trong Đại hội lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam, Chỉ thị 40- CT/TW của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

Từ thực trạng đó cần phải có những biện pháp cấp thiết để phát triển giáo dục-đào tạo một cách bền vững, trong đó then chốt là phát triển đội ngũ CBQL – đó là những vấn đề cần phải được Ngành Giáo dục đặc biệt chú trọng.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)