Thực trạng quá trình dạyhọc các môn chuyên ngành theo học

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học các môn chuyên ngành theo học chế tín chỉ tạo trường Cao đẳng Công nghệ VIETTRONICS (Trang 66 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Thực trạng quá trình dạyhọc các môn chuyên ngành theo học

tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics

Quản lí QTDH là quản lí việc chấp hành những quy định, quy chế về hoạt động giảng dạy (HĐGD) của GV và hoạt động học tập (HĐHT) của SV nhằm đảm bảo cho các hoạt động đó được thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác, có chất lượng và hiệu quả. Quản lí QTDH theo HCTC bao gồm quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình môn học, hình thức tổ chức dạy học, đăng ký môn học, hồ sơ môn học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá phù hợp với HCTC. Quản lí QTDH các môn chuyên ngành

theo HCTC tại Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics cũng không nằm ngoài những nội dung quản lí trên mà còn phải đảm bảo quản lí HĐGD trên lớp của GV và hoạt động tự học của SV.

2.2.1.1. Công tác đổi mới nội dung chương trình đào tạo

Để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã tổ chức nghiên cứu tiến hành cải tiến nội dung chương trình đào tạo. Quy trình xây dựng chương trình đào tạo phải căn cứ vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở phần cứng bắt buộc, Hội đồng khoa học ngành (bao gồm Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, đại diện các bộ phận liên quan, các chuyên gia về ngành đào tạo) sẽ nghiên cứu bổ sung các môn học cho phù hợp với yêu cầu thực tế của nhà trường và xã hội.

Cụ thể: Cải tiến 14 chương trình đào tạo cao đẳng với mục đích nhằm phân biệt tương đối rõ các phần: kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành và kiến thức chuyên sâu của các ngành. Đảm bảo thống nhất về môn học, số tín chỉ của phần kiến thức đại cương trong tất cả các chuyên ngành của Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics.

Nhận xét chung: *Những điểm mạnh:

+ Về chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo đã bám sát vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhất là các học phần thuộc kiến thức giáo dục đại cương, tổng lượng kiến thức (số tín chỉ) đã đủ theo quy định. Những cải tiến nội dung chương trình trên đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, làm cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, giảm bớt những lúng túng khi bắt tay vào công việc khi tốt nghiệp. Đồng thời là tiền đề cho nhà trường xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn. Những ưu điểm cơ bản của cải tiến nội dung chương trình đào tạo là:

Chương trình cải tiến theo hướng đào tạo diện rộng, đảm bảo được tỷ lệ tương đối hợp lý giữa các lĩnh vực khoa học, giữa khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức chuyên nghiệp

Sinh viên được đào tạo kiến thức cơ bản, toàn diện, tạo được nền tảng kiến thức vững chắc, đáp ứng yêu cầu xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

+ Về kế hoạch đào tạo: Đã xây dựng được kế hoạch hàng năm tương đối khoa học và chặt chẽ.

* Nhược điểm và nguyên nhân:

+ Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, nhà trường chưa huy động được nhiều sự tham gia, đóng góp trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và người học.

+ Những kiến thức tổng hợp còn hạn chế, một số sinh viên ra trường còn lúng túng khi làm việc ở các doanh nghiệp.

+ Chưa có nhiều các học phần tự chọn cho nên chưa tạo được độ rộng về kiến thức.

+ Chương trình đào tạo chưa gắn học tập và nghiên cứu khoa học, chưa đòi hỏi sinh viên phải nâng cao năng lực tự học, tự đào tạo.

2.2.1.2. Thực trạng hoạt động dạy học tại Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics

Bảng 2.1.Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên T T Nội dung Đánh giá Thường xuyên (%) Không thường xuyên (%) Chưa bao giờ (%) G V S V G V S V G V S V

1. Thực hiện đúng thời gian giảng dạy theo thời khóa

biểu (không đến muộn về sớm) 84 62 13 32 3 6 2. Soạn bài, giáo án đầy đủ trước khi lên lớp 62 45 33 36 5 19 3. Thực hiện đúng lịch trình giảng dạy và đề cương

môn học 46 32 35 42 19 26

4. Cung cấp cho SV đề cương môn học, lịch trình

giảng dạy, tài liệu học tập trước khi giảng dạy 32 12 42 35 26 53 5. Cung cấp mục tiêu của học phần và mục tiêu của từng

bài giảng cụ thể trong quá trình giảng dạy học phần 23 6 37 32 40 62 6. Thiết kế và trình bày bài giảng phù hợp với trình độ

kiến thức của SV cho mỗi học phần. Cung cấp cho SV kiến thức mới, cập nhật thông tin

42 25 32 34 26 41

7. Thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với SV 16 18 62 52 22 30 8. Sử dụng phương pháp tích cực trong quá trình

giảng bài 30 20 46 39 24 41

9. Trao đổi với SV về phương pháp học tập 10 5 35 32 55 63

10. Hướng dẫn SV đọc tài liệu tham khảo 17 12 41 37 42 51

11. Yêu cầu SV tự học và Kiểm tra việc tự học của SV 82 79 15 13 3 8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Hướng dẫn SV làm việc theo nhóm 79 72 17 15 4 13

13. Đưa ra chủ đề thảo luận và hướng dẫn SV thuyết

T T Nội dung Đánh giá Thường xuyên (%) Không thường xuyên (%) Chưa bao giờ (%)

14. Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong

quá trình giảng 32 20 46 36 22 44

15. GV thường xuyên kiểm tra đánh giá SV theo đúng

tiến độ 41 30 42 32 17 38

16. Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá phù

hợp với học phần và trình độ của SV 64 51 32 30 4 19 17. Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện công khai,

GV có công bố điểm các bài kiểm tra trước lớp học 72 53 22 35 6 12 18. GV tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

SV đảm bảo tính trung thực, công bằng, phản ánh đúng năng lực của người học

57 42 32 39 11 19

* Ưu điểm:

Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics được thành lập từ năm 2003 đến nay đã được hơn 8 năm với đội ngũ giảng viên tuy tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nhưng họ thật sụ yêu nghề, tận tâm với nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình giảng dạy, sẵn sàng hướng dẫn và giúp đỡ sinh viên khi sinh viên có nhu cầu.

Đa số các giảng viên trong trường đều có trình độ từ đại học trở lên, có trình độ lý thuyết, trình độ thực hành cũng như kinh nghiệm thực tế về môn chuyên ngành mà mình giảng dạy cao, được sinh viên cũng như đồng nghiệp và cán bộ quản lí nhà trường thừa nhận.

Nội dung giảng dạy của giảng viên luôn bám sát chương trình môn học và kế hoạch giảng dạy điều chỉnh, cập nhật nội dung kiến thức mới cho phù hợp thực tế và đáp ứng mục tiêu đào tạo của bài học, môn học, ngành học.

Thực hiện tích cực các hoạt động tự bồi dưỡng dưới nhiều hình thức như sinh hoạt chuyên môn, tự nghiên cứu tài liệu liên quan đến môn giảng dạy, tự học để nâng cao trình độ.

Phong trào đổi mới phương pháp dạy - học tích cực hoá quá trình học tập của SV được nhiều giảng viên quan tâm và hăng hái tham gia.

Nhà trường luôn khuyến khích, động viên giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học, viết sách, giáo trình, bài giảng cho các môn học đặc biệt là các môn chuyên ngành.

Phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt” được phát huy có hiệu quả, nhiều môn học sử dụng đồ dùng dạy - học hiện đại nên giờ giảng đạt hiệu quả cao. * Hạn chế:

Trách nhiệm chính của giảng viên là giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học. Để phát huy được vai trò của đội ngũ giảng viên nhà trường phải tuyển chọn, phát triển, duy trì và liên tục nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giảng viên, coi đây là việc làm thường xuyên, là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường.

Tuy nhiên theo số lượng thống kê tình hình giảng dạy của Ban thanh tra đào tạo cho thấy vẫn còn tình trạng giảng viên đến muộn về sớm, không đảm bảo thời khoá biểu lên lớp, thường xuyên có tình trạng đổi giờ giữa các giảng viên không có báo cho Phòng Đào tạo và Ban thanh tra đào tạo.

Do khối lượng giảng dạy còn quá lớn, để giảng dạy hết khối lượng nội dung bài giảng một số giảng viên phải tận dụng dạy bù cả vào thứ 7 và chủ nhật thậm chí xâm phạm cả vào quỹ thời gian ôn thi học kỳ. Chính vì vậy nhiều giảng viên bị quá tải cả về chuyên môn và thời gian nên không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, tính khả thi của các đề tài nghiên cứu khoa học, các ý kiến tham gia cải tiến, đổi mới nội dung chương trình của một số giảng viên chưa đạt chất lượng cao.

Một số giảng viên chưa thực hiện nghiêm chỉnh việc xây dựng đề cương bài giảng hoặc có đề cương nhưng không tuân thủ đề cương, biểu mẫu chung và không công bố cho SV dẫn đến tình trạng SV không thể chủ động trong việc tự học tập của mình. Tình trạng nộp đề cương muộn, đề cương không tuân thủ theo biểu mẫu quy định, nội dung giữa các học phần bài giảng chồng chéo, thiếu tính khoa học, vẫn còn các đề cương chưa thông qua Hội đồng khoa học của Khoa, điều này đã gây không ít khó khăn, đặc biệt là khó thống nhất chương trình và nội dung giảng dạy khi mời giảng viên thỉnh giảng.

Một số GV không thực hiện nghiêm túc quy định ghi sổ lên lớp. Tình trạng bỉ trống sổ, không ghi nội dung bài giảng, không ghi số lượng sinh viên vắng mặt một cách thường xuyên, nên khi kết thúc học phần giảng viên cũng không thể ghi nhận xét, không thống kê được số SV đủ điều kiện dự thi.

Giảng viên còn hạn chế trong việc giao bài tập về nhà và hướng dẫn SV tự học, từ làm các bài tập lớn và đứng trước lớp để thuyết trình theo nhóm.

Một số GV vẫn có hiện tượng vừa dạy, vừa ra đề thi, vừa tổ chức chấm thi nên thường có xu hướng tuỳ tiện dạy gì thi nấy.

2. Đặc điểm trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên

Hơn 8 năm qua, cùng với sự phát triển của nhà trường, đội ngũ cán bộ giảng viên đã được tăng cường về số lượng và chất lượng. đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Năm 2003 - 2004 khi trường mới thành lập, số lượng cán bộ giảng viên còn yếu và thiếu. Nhưng những năm gần đây, thực hiện chiến lược phát triển nhà trường, trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên được nâng lên đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hằng năm, các cán bộ, giảng viên được cử đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học... Vì vậy chất lượng giảng dạy, hiệu quả làm việc cũng được nâng lên cao. Số cán bộ giảng viên có học vị ngày một tăng nhanh. Đây là kết quả của sự đầu tư có chiều sâu đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường. Chất lượng đội ngũ giảng viên

luôn được nhà trường quan tâm, coi đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo. Học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên được nhà trường và các giảng viên xác định là nhiệm vụ thường xuyên và là nghĩa vụ của mỗi giảng viên. Nhà trường đã chủ động phối hợp với các trường Đại học sư phạm Hà Nội, Viện Khoa học giáo dục... mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, trang bị những kiến thức về phương pháp đánh giá kết quả học tập, lớp phương pháp giảng dạy tích cực. Nhờ vậy 100% giảng viên đã qua lớp giáo dục đại học. Dưới đây là bảng khảo sát thực trạng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên:

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên

T T Nội dung Đánh giá Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu, kém(%) GV SV GV SV GV SV GV SV 1. Đánh giá về trình độ chuyên môn 59 50.5 41 45 0 4.5 0 0 2. Đánh giá về trình độ sư phạm 51 46 49 45 0 9 0 0 3. Đánh giá về kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại

29 22 58 45 12 29 1 4

4. Sử dụng các phương pháp

Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên

0 10 20 30 40 50 60 GV SV GV SV GV SV GV SV Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu, kém(%) Đánh giá 1. Đánh giá về trình độ chuyên môn 2. Đánh giá về trình độ sư phạm 3. Đánh giá về kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại

4. Sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại

- Đánh giá về trình độ chuyên môn

Qua kết quả khảo sát của GV và SV đánh giá về trình độ chuyên môn của giảng viên nhìn chung các kết quả khảo sát cho thấy hầu hết GV và SV đều đánh giá tốt (GV đánh giá tốt là 59%, SV đánh giá tốt là 50.5%), chỉ có 4.5% SV đánh giá trung bình không ai đánh giá kém. Như vậy về trình độ chuyên môn của GV được đánh giá là khá tốt.

- Đánh giá về trình độ sư phạm

Kết quả khảo sát của GV và SV tuy có kết quả khác nhau nhưng nhìn chung về cơ bản là cả hai chủ thể đều đánh giá về trình độ sư phạm của giảng viên đều là khá và tốt (GV đánh giá 51% tốt, 49% khá; SV đánh giá 46% tốt, 45% khá), chỉ có 9% SV đánh giá là trung bình.

- Đánh giá về kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại

Khi khảo sát về kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, nhìn chung cả GV và SV đều đánh giá ở mức khá về kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại của GV (GV đánh giá 29% tốt, 58% khá; SV đánh giá 22% tốt, 45% khá) tỉ lệ TB và kém là ít nhưng cũng thể hiện một bộ

phận GV chưa quen, chưa thành thạo với các phương tiện dạy học hiện đại nên ngại sử dụng trong quá trình giảng bài.

- Đánh giá về việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại

Kết quả khảo sát của GV cho thấy 20% GV đánh giá tốt, 32% đánh giá là khá, tỉ lệ Trung bình là 40% và kém là 8%.

Kết quả khảo sát của SV cho thấy 14% SV đánh giá tốt, 31% đánh giá là khá, tỉ lệ trung bình là 45% và kém là 10%.

Qua kết quả khảo sát trên cả GV và SV đều cho rằng tỉ lệ GV sử dụng các phương pháp hiện đại ở mức khá và trung bình, một số GV vẫn sử dụng các phương pháp dạy học cũ chưa đổi mới để đáp ứng yêu cầu đào tạo

Một số hạn chế:

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên không thể không kể đến những mặt hạn chế còn tồn tại cần khắc phục là:

- Tuy trình độ của đội ngũ giảng viên đã được nâng lên, nhưng số giảng viên có học hàm, học vị cao đúng chuyên ngành còn ít. Một số giảng viên các môn chuyên ngành còn ít thời gian đi nghiên cứu thực tế cơ sở.

- Tỷ trọng giảng viên giữa các Khoa, Bộ môn và giữa các lĩnh vực kiến thức còn chưa cân đối, làm nảy sinh tình trạng khối lượng giờ giảng trên mỗi giảng viên ở một số môn còn chênh lệch quá lớn.

- Quy mô nhà trường có tăng nhưng biên chế lại không tăng dẫn tới tình trạng nhiều giảng viên quá tải về giờ giảng.

- Thiếu đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn sâu

2.2.1.3 Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên

Hiện nay sinh viên không chỉ biết lĩnh hội những kiến thức của thầy cô

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học các môn chuyên ngành theo học chế tín chỉ tạo trường Cao đẳng Công nghệ VIETTRONICS (Trang 66 - 80)